Bỏ túi thông tin về các loại virus cúm gây hại | Medlatec

Bỏ túi thông tin về các loại virus cúm gây hại

Các loại virus cúm luôn là mối lo lắng đối với con người do những tác động gây hại của chúng đối với sức khỏe. Hãy cùng chúng tôi điểm qua một số loại virus cúm phổ biến và đặc điểm cơ bản tương ứng với từng loại trong bài viết sau nhé.


16/06/2021 | Tại sao trẻ em cần tiêm vắc xin cúm và thời điểm tiêm khuyến cáo
12/05/2021 | Muốn phòng bệnh cúm ở trẻ nhất định cha mẹ cần ghi nhớ
11/05/2021 | Tuyệt chiêu chăm sóc trẻ bị bệnh cúm cha mẹ nên bỏ túi

1. Điểm danh các loại virus cúm thường gặp

Virus cúm thuộc họ Orthomyxoviridae, thường có hình cầu không đều, cấu trúc gồm vỏ bọc nhiều lớp được phủ hai loại gai polipeptit, lớp trong là một màng peptit. Lớp bao phủ cho phép virus gắn kết lên bề mặt niêm mạc đường hô hấp (Hemagglutinin). Sau đó, chúng tiết ra enzyme Noraminidaza để giải phóng các virus khỏi tế bào hiện tại và tiếp tục gây bệnh cho các tế bào lành khác.

Hemagglutinin và Noraminidaza viết tắt là H, N có thể liên tục biến đổi, khi sự biến đổi đủ lớn và đột biến sẽ làm xuất hiện một thể virus mới, trở thành mối đe dọa lớn đối với sức khỏe con người.

Các loại virus cúm rất dễ lây lan, gây hại cho sức khỏe

Các loại virus cúm rất dễ lây lan, gây hại cho sức khỏe

Cúm là một căn bệnh dễ lây truyền qua không khí (giọt bắn khi ho, hắt hơi,…) hoặc sau khi tiếp xúc với dụng cụ có nhiễm khuẩn, từ đó các loại virus xâm nhập qua cơ quan hô hấp và làm tổn thương niêm mạc tại đây, dẫn đến một loại triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Hiện nay, virus cúm được phát hiện bao gồm ba chủng được gọi là A, B và C. Trong đó:

Virus cúm A

Virus cúm A có đến 18 nhóm Hemagglutinin và 11 loại Neuraminidase, 131 loại đã được tìm thấy trong tự nhiên. Các đợt dịch lớn thường có sự góp mặt của những chủng loại như: Virus cúm H1N1 (đã từng bùng dịch ở nước ta năm 2009), H2N2, H3N2, H5N1 (đợt dịch cúm gia cầm tại Việt Nam năm 2006 - 2007),…

Chủng loại này còn có khả năng gây bệnh và lan truyền ở cả người và động vật. Nếu gặp điều kiện thuận lợi có thể bùng phát thành những đợt dịch lớn nhỏ khác nhau.

Virus cúm B

Virus này chỉ gây bệnh riêng ở người và tác hại có phần nhẹ hơn loại A. Chủng này có hai phân dòng chính là Victoria và Yamagata, không được chia thành các nhóm phụ. Các đột biến của virus cúm B thường xảy ra chậm và độ lưu hành tùy thuộc vào đặc tính môi trường và khu vực địa lý mỗi nơi.

Virus cúm C

Chủng loại này hiếm gặp và cũng nhẹ hơn các trường hợp do virus nhóm A, B. Bệnh có các triệu chứng lâm sàng không điển hình và cũng không gây thành dịch.

Các loại virus cúm có thể lây từ động vật sang người hoặc người sang người qua bầu không khí

Các loại virus cúm có thể lây từ động vật sang người hoặc người sang người qua bầu không khí

2. Biểu hiện chung khi mắc các loại virus cúm

Bệnh cảnh gặp trên thực tế tùy vào mỗi chủng loại, phân nhánh virus mắc phải cũng như cơ địa, thể trạng của bệnh nhân. Thông thường, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như sau:

  • Thời gian ủ bệnh: khá ngắn, có thể chỉ sau một ngày hoặc vài ngày

  • Sốt: sốt nóng hoặc rét run, thân nhiệt có thể lên đến khoảng 39 - 40 độ C trong này đầu phát bệnh, sau đó kéo dài thêm từ 3 - 5 ngày.

  • Những triệu chứng kèm theo: mệt mỏi, đau đầu, đau nhức toàn thân, tay chân yếu, mỏi, mặt đỏ, da khô nóng, chảy nước mắt và nước mũi, có thể chảy máu cam, miệng đắng, buồn nôn, táo bón hoặc tiêu chảy. Một số bệnh nhân có thể lên cơn ho, khạc đàm,…

  • Lui bệnh: các triệu chứng sẽ dịu dần sau 5 - 7 ngày. Nhưng đối với những người mang thể trạng yếu (người cao tuổi, trẻ nhỏ,…) sự bình phục có thể kéo dài và diễn ra rất chậm.

Virus cúm gây bệnh rất giống với cảm lạnh nên bệnh nhân cũng cần làm một số xét nghiệm

Virus cúm gây bệnh rất giống với cảm lạnh nên bệnh nhân cũng cần làm một số xét nghiệm để có thể tăng độ chính xác cho việc chẩn đoán

3. Những biến chứng chủ yếu thường gặp

Bệnh nhân chủ yếu gặp những biến chứng về đường hô hấp, đây cũng là biến chứng nặng nhất bao gồm:

Viêm phổi tiên phát

Do virus xâm nhập số lượng lớn và có tính chất đặc biệt, có thể gây ra những biểu hiện nghiêm trọng cho bệnh nhân như: 

  • Sốt liên tục: bệnh nhân sốt cao, kéo dài khoảng từ 3 - 5 ngày không giảm nhiệt, khó đáp ứng với thuốc hạ sốt

  • Hô hấp: khó thở, thở nhanh, gấp, có thể gây ra tình trạng suy hô hấp, ngừng tuần hoàn,...

  • Một số biểu hiện kèm theo: khạc đàm, có thể có lẫn máu; môi, tay chân hoặc toàn thân tím tái,…

Viêm phổi thứ phát

Tình trạng này xảy ra khi cơ thể đang mắc bệnh cúm, hệ miễn dịch suy yếu nên cũng bị khác loại vi khuẩn khác xâm nhập, còn được gọi là bội nhiễm. Những trường hợp có nguy cơ cao bị bội nhiễm như người cao tuổi, hiện mắc các bệnh lý nền mạn tính về phổi, thận, tim, gan,… với một số biểu hiện như sau:

  • Sốt: sau khi bệnh dịu lui khoảng 2 - 3 ngày thì thân nhiệt đột ngột tăng trở lại.

  • Các triệu chứng đông đặc phổi: khó thở, đau tức ngực, ho khạc đàm hoặc ho ra máu, da xanh xao hoặc tím tái, đau đầu, mệt mỏi, suy kiệt,...

Một số biến chứng khác

Virus cúm sau khi gây bệnh một thời gian dài có thể khiến cơ thể gặp một số biến chứng nặng nề hơn như: 

  • Tim mạch: viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, suy tuần hoàn,...

  • Thần kinh: viêm não, viêm màng não, viêm não tủy, viêm đa dây thần kinh, viêm rễ thần kinh,...

  • Với trẻ sơ sinh: viêm tai, viêm xương chũm,... hoặc thậm chí là nhiễm độc thần kinh.

  • Với phụ nữ mang thai: những đối tượng này thường gặp các biến chứng về phổi, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi, nghiêm trọng nhất là có thể gây sảy thai.

Phụ nữ mang thai cần hết sức cẩn trọng với bệnh cảm cúm

Phụ nữ mang thai cần hết sức cẩn trọng với bệnh cảm cúm để bảo vệ sức khỏe chính mình cũng như giúp bé ra đời được khỏe mạnh

Con đường để các loại virus cúm xâm nhập và gây bệnh cho cơ thể vô cùng dễ dàng. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe, mỗi cá nhân nên tự cập nhật những thông tin, kiến thức liên quan, sử dụng các biện pháp ngăn ngừa sự xâm nhập của virus như khẩu trang, dung dịch sát khuẩn, kính chống giọt bắn,... và thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe của mình (tối thiểu 6 tháng/lần). 

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ uy tín, đáng tin cậy để bạn yên tâm chăm sóc sức khỏe, cũng như hỗ trợ dự phòng một số căn bệnh đáng lo ngại. Liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 1900.56.56.56 để được tư vấn các thắc mắc liên quan đến sức khỏe cũng như đặt lịch thăm khám sớm nhất.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp