Muốn phòng bệnh cúm ở trẻ nhất định cha mẹ cần ghi nhớ | Medlatec

Muốn phòng bệnh cúm ở trẻ nhất định cha mẹ cần ghi nhớ

Cúm được gây nên bởi virus cúm, có thể xảy ra hàng năm nhưng gia tăng vào thời điểm giao mùa và mùa xuân. Trẻ em do đề kháng yếu nên dễ bị virus cúm tấn công hơn và nguy cơ biến chứng nguy hại cho sức khỏe cũng như tính mạng sẽ cao hơn so với người lớn. Trang bị kiến thức về phòng bệnh cúm ở trẻ sẽ giúp con yêu của bạn được bảo vệ tốt hơn trước loại virus này.


11/05/2021 | Tuyệt chiêu chăm sóc trẻ bị bệnh cúm cha mẹ nên bỏ túi
06/05/2021 | Giải đáp: Tại sao cúm dễ lây, cách phòng ngừa và điều trị thế nào?
06/05/2021 | Giải thích cho bạn vì sao tiêm vắc xin cúm vẫn bị cúm

1. Tổng quan về bệnh cúm ở trẻ

1.1. Phân biệt cúm với cảm lạnh thông thường

Cúm do virus chủng Influenza gây nên. Đây là loại virus có khả năng biến thể liên tục với sự xuất hiện thường xuyên của các chủng mới. Các yếu tố như thời tiết, môi trường, khí hậu,... dễ làm lây nhiễm virus cúm hơn.

phòng bệnh cúm ở trẻ

Trẻ nhỏ dễ bị cúm vì sức đề kháng và hệ miễn dịch còn yếu

Cúm thường bị nhầm lẫn với cảm lạnh nhưng thực tế 2 căn bệnh này hoàn toàn khác nhau:

- Tác nhân gây bệnh

+ Cúm do virus mang tên Influenzae gây ra.

+ Cảm lạnh do một số siêu vi thông thường ở đường đường hô hấp như Adenovirus, Coronavirus, Rhinovirus,… gây ra.

- Triệu chứng lâm sàng

+ Cúm: triệu chứng bệnh thường rầm rộ với 3 hội chứng: nhiễm trùng, đau nhức và viêm long đường hô hấp. Các hội chứng ấy gây nên tình trạng sốt cao liên tục 39 - 40 độ C, mạch nhanh, ăn kém, tiểu ít, mệt mỏi, đau nhức đầu và các cơ, nghẹt hoặc sổ mũi, chảy nước mắt, đau rát họng, sợ ánh sáng, buồn nôn và nôn, có thể kèm tiêu chảy.

+ Cảm lạnh: hắt hơi, sổ hoặc nghẹt mũi, có thể ho khan hoặc mệt mỏi thoáng qua. 

1.2. Dấu hiệu của bệnh cúm ở trẻ

Thường thì các dấu hiệu cho thấy trẻ bị cúm sẽ khởi phát sau khi trẻ bị virus cúm tấn công khoảng 2 ngày. Ban đầu trẻ sẽ sốt nhẹ sau đó tăng dần nhiệt độ, thậm chí có thể lên trên 39 độ C. Ngoài ra trẻ cũng sẽ có hiện tượng đau họng, ớn lạnh, đau nhức đầu và hốc mắt, đau khắp người, chảy nước mắt nước mũi, mệt mỏi, ăn kém, có thể bị tiêu chảy. Sau khoảng 4 - 7 ngày, nếu được chăm sóc đúng cách, bệnh cúm sẽ tự khỏi dần.

Tuy nhiên, nếu bệnh trở nặng hoặc chăm sóc không đúng cách, hệ miễn dịch suy giảm khi mắc cúm sẽ rất dễ gây ra các biến chứng ở trẻ như: viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim, nặng nhất có thể gây tử vong ở trẻ mắc bệnh mạn tính.

2. Phương pháp phòng bệnh cúm ở trẻ

2.1. Nguyên tắc phòng ngừa

Muốn phòng bệnh cúm ở trẻ hiệu quả cần đảm bảo 3 nguyên tắc sau:

- Tiêm vacxin ngừa cúm mỗi năm

Đây là biện pháp có tác dụng làm giảm độ nặng của bệnh và phòng ngừa biến chứng do cúm gây ra. Không những thế, tiêm vacxin cúm hàng năm còn giúp trẻ được cập nhật các chủng virus cúm đang lưu hành trong thời điểm đó để được bảo vệ một cách đầy đủ nhất.

Tiêm vacxin là một trong những biện pháp cần làm để phòng bệnh cúm ở trẻ nhỏ

Tiêm vacxin là một trong những biện pháp cần làm để phòng bệnh cúm ở trẻ nhỏ

- Xây dựng thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày

+ Tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh cúm.

+ Nếu trẻ bị cúm mà bác sĩ chỉ định chỉ cần điều trị tại nhà thì sau khi hết sốt ít nhất 24 giờ nên cho trẻ cách ly tại nhà để tránh tạo điều kiện cho bệnh lây lan.

+ Nếu trẻ đã lớn, khi trẻ bị ho hoặc hắt hơi, cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ che miệng và mũi bằng giấy sau đó cho giấy vào thùng rác.

+ Thường xuyên dùng xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch rửa tay có lượng cồn hơn 60 độ để rửa tay.

+ Tránh đưa tay chạm vào miệng, mũi, mắt vì nó khiến virus dễ lây lan.

+ Dùng cồn 70 độ để sát trùng các bề mặt vật dụng của trẻ.

- Tuân thủ chỉ định điều trị do bác sĩ đưa ra

Muốn phòng ngừa bệnh cúm ở trẻ gây ra biến chứng nguy hiểm, khi có chỉ định điều trị của bác sĩ cha mẹ cần tuân thủ nghiêm túc. Việc dùng thuốc cho trẻ sẽ được bác sĩ cân nhắc khi cần thiết với mục đích làm giảm triệu chứng, phòng ngừa biến chứng và rút ngắn thời gian nằm viện cho trẻ.

2.2. Một số vấn đề cần lưu ý

Nếu chẳng may trẻ bị cúm, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau để phòng ngừa bệnh cúm ở trẻ trở nên nặng hơn hoặc biến chứng nguy hiểm:

- Cho trẻ ở phòng riêng để cách ly, tránh làm lây lan bệnh nhưng vẫn cần đảm bảo trẻ được ở trong môi trường thông thoáng, dễ chịu.

Cha mẹ không được dùng aspirin cho trẻ khi bị cúm

Cha mẹ không được dùng aspirin cho trẻ khi bị cúm

- Trong thời gian bị cúm trẻ cần được uống nhiều nước và có chế độ dinh dưỡng đầy đủ với các loại thức ăn dễ tiêu để bổ sung vitamin để hồi phục nhanh hơn.

- Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ đúng liều lượng và thời gian quy định: dùng thuốc chứa paracetamol đơn chất, khi trẻ sốt trên 38.5 độ C, cách mỗi 4 - 6 giờ kết hợp chườm ấm. Không được hạ sốt cho trẻ bằng aspirin.

- Không tự ý cho trẻ dùng kháng sinh vì bệnh do virus gây ra nên kháng sinh không có tác dụng, thậm chí còn dẫn đến tình trạng kháng thuốc khiến việc điều trị sau đó gặp phải nhiều khó khăn.

- Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát và tắm bình thường chứ tuyệt đối không nên kiêng tắm.

- Vào mùa lạnh, nếu trẻ bị cúm cần giữ ấm cho trẻ khi ngủ, nhất là lúc nửa đêm đồng thời chú ý lau mồ hôi khi trẻ vã mồ hôi vì lúc này nhiệt độ cơ thể bốc hơi nên gây lạnh, rất dễ dẫn đến viêm đường hô hấp.

- Nếu trẻ bỏ ăn, li bì, quấy khóc nhiều, sốt cao liên tục không hạ dù đã dùng thuốc hạ sốt thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.

Cúm là bệnh dễ lây khi trẻ ho, hắt hơi khiến virus bắn vào không khí. Vì thế khi trẻ bị cúm tốt nhất nên cho trẻ ở nhà để phòng lây lan cho cộng đồng. Trau dồi kiến thức về bệnh cúm cũng là một cách nên làm để cha mẹ có thể phòng bệnh cúm ở trẻ hoặc chăm sóc trẻ khi bị bệnh tốt hơn.

Những chia sẻ trên đây hy vọng sẽ có ích đối với các bậc phụ huynh trong quá trình chăm sóc trẻ. Muốn được hỗ trợ chi tiết hơn hoặc giải đáp thắc mắc về bệnh lý này, các bạn có thể liên hệ tổng đài 24/7: 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, chúng tôi luôn sẵn lòng phục vụ tận tình.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh - Ba mẹ nên cẩn trọng

Chắc hẳn các bậc phụ huynh đều biết trẻ sơ sinh là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt, bởi vì cơ thể của bé rất yếu, dễ bị tổn thương do các tác động bên ngoài. Trong đó, thói quen rung lắc khi vỗ về trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, sự phát triển của bé. Chúng ta cũng tìm hiểu những ảnh hưởng của hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh trong bài viết này nhé!
Ngày 19/12/2022

Trẻ sơ sinh thở mạnh có phải là vấn đề đáng lo ngại không?

Khi mới chào đời, cơ thể của trẻ khá non nớt và dễ bị tổn thương, do đó các bậc phụ huynh cần chăm sóc con thật cẩn thận. Nếu phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh, bạn nên cho bé đi kiểm tra kịp thời, nhất là khi gặp phải tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh. Vậy đây có phải vấn đề đáng lo ngại hay không?
Ngày 01/12/2022

Trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có đáng lo ngại không?

Với các bé sơ sinh, ba mẹ có rất nhiều nỗi lo lắng và 1 trong số đó là trẻ hay bị hắt xì hơi. Vậy trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có phải là dấu hiệu cảnh báo có bất ổn về vấn đề sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu thêm về nguyên nhân và biện pháp cải thiện tình trạng trẻ hay bị hắt xì qua bài viết sau. 
Ngày 30/11/2022

Cha mẹ hãy cẩn trọng với các triệu chứng viêm kết mạc ở trẻ

Trẻ nhỏ là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt bởi vì các bé rất dễ mắc bệnh do những thói quen không tốt. Một trong số đó là thói quen dụi mắt, đây chính là lý do hàng đầu dẫn tới tình trạng viêm kết mạc ở trẻ. Khi đối mặt với tình trạng này, trẻ sẽ gặp phải những triệu chứng như thế nào, bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh nắm được và chủ động chăm sóc bé.
Ngày 17/11/2022
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp