Biến chứng của dị vật đường thở là một căn bệnh về đường hô hấp xuất hiện tại những trẻ nhỏ nhất là giữ trẻ trong độ tuổi tập ăn tập nói. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thông qua các tai nạn khi trẻ bị một vật lạ mắc tại đường thở. Với nhiều tình huống khác nhau hoặc kích thước của dị vật mà gây nên những tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Vậy bạn đã biết những gì về chúng?
14/08/2021 | Hội chứng suy hô hấp: nguyên nhân, triệu chứng và các điều trị 31/07/2021 | Viêm đường hô hấp - một căn bệnh không thể coi thường 21/07/2021 | Hội chứng suy hô hấp cấp tính: 7 triệu chứng điển hình 18/07/2021 | Triệu chứng điển hình khi nhiễm virus hợp bào hô hấp
1. Bạn biết gì về biến chứng của dị vật đường thở
Căn bệnh này được biết đến như một tai nạn xảy ra trong sinh hoạt thường gặp. Chúng sẽ dẫn đến nguy cơ tử vong nếu không kịp thời cứu chữa. Thường xuất hiện ở trẻ nhỏ và đôi khi cả người lớn nên bạn cần hết sức cẩn trọng về tình trạng này.
1.1. Thông tin tổng quan
Dị vật đường thở một cụm từ chỉ tình trạng trong thanh khí quản hoặc phế quản của người bệnh đang mắc các vật dụng vô cơ hoặc thức ăn kích thước lớn. Tình trạng này khiến họ mắc các tình trạng khó thở, thở khò khè hoặc nguy hiểm nhất chính là không thở được. Trong đó bạn sẽ gặp hai trường hợp phổ biến nhất. Bao gồm:
-
Dị vật mũi sẽ được chẩn đoán một cách nhanh chóng và xử lý gọn lẹ.
-
Dị vật nằm trong các bộ phận thanh quản, khí quản và phế quản sẽ khó khăn hơn trong việc chẩn đoán và điều trị bởi có các nguy cơ dẫn đến tử vong cao hơn so với trường hợp trên.
Đối với tình trạng này trẻ em sẽ gặp nhiều hơn với tỷ lệ 75 % trẻ đã từng bị dưới 4 tuổi. Do sự không cẩn thận của các bậc phụ huynh trong quá trình chăm sóc mà con em sẽ cho các đồ vật vào miệng.
Trong cuộc sống tình trạng này vẫn có thể xuất hiện một cách ngẫu nhiên ở bất kể mọi lứa tuổi trong nhiều điều kiện và hoàn cảnh khác nhau.
1.2. Nguyên nhân
Hiện nay, theo các chuyên gia sẽ có hai nguyên nhân chính dẫn đến dị vật đường thở:
1.2.1. Xuất phát từ phía người bệnh
-
Quá trình ăn mà cười hoặc đùa quá nhiều dẫn đến sặc.
-
Các bậc phụ huynh cẩu thả trong quá trình trông nom con trẻ.
-
Từ thói quen hay ngậm đồ trong lúc làm việc hoặc vui chơi.
-
Do một một số nguyên nhân nào đó mà bệnh nhân hóc phải dị vật và rơi xuống khí quản và mắc kẹt tại tại đường thở.
-
Thói quen uống nước sống không qua đun nấu kỹ càng thì các sinh vật sẽ sống ký sinh trong đường thở.
-
Do phản xạ của thanh quản khi bệnh nhân gặp một tác động nào đó từ phía bên ngoài.
1.2.2. Nguyên nhân nhân chủ quan trong cuộc sống
-
Trong quá trình nhổ răng gây ra các vụn rơi vãi sau đó mũi khoan răng không được gắp ra mà rơi xuống đường thở.
-
Trong quá trình cấp cứu bác sĩ đặt ống nội khí quản, dị vật đã có sẵn trong miệng bị đẩy vào đường thở làm tắc nghẽn.
-
Cho uống thuốc không đúng cách dẫn đến việc viên thuốc không tan mà mắc nghẹn lại cổ họng.
Các vật nhỏ cho vừa miệng và rơi vào đường thở sẽ là nguyên nhân chính dẫn đến biến chứng của dị vật đường thở
2. Những triệu chứng của dị vật đường thở là gì?
Đây là một tình trạng không quá hiếm gặp và thường nhầm tưởng đến các tình huống sặc do thức ăn. Vì thế nếu không có những kiến thức cơ bản thì bạn sẽ khó phân biệt được chúng. Dưới đây là một số ít biểu hiện của dị vật đường thở do phản xạ co thắt thanh quản đột ngột gây nên:
Sau khi dị vật đã xâm nhập thẳng vào phế quản sẽ gây ra các tình huống nguy hiểm như:
-
Người bệnh có thể gặp nguy hiểm khi đường thở không thể thông khí trở lại.
-
Người bệnh sẽ trở lại bình thường sau khi đẩy được dị vật ra khỏi cơ thể hoặc đẩy xuống đường tiêu hóa.
-
Người bệnh không gặp vấn đề quá nguy hiểm nhưng vì vật vẫn mắc lại ở dây thanh quản.
2.1. Đối với dị vật nhọn
Sau khi dị vật đã xâm nhập thì sẽ làm nhịp thở trở nên chậm và có tiếng phát ra tại dây thanh quản. Bạn sẽ thấy được tình trạng co thắt của các cơ hô hấp và dẫn đến tình trạng khàn hoặc mất luôn tiếng nói (đối với trẻ em thì bậc phụ huynh nên chú ý vào tiếng khóc).
2.2. Đối với di vật nhẵn
Không gây những tình trạng nguy hiểm như trên nhưng khi bị những vật này mắc vào họng thì người bệnh sẽ không phát giác ngay lập tức mà sẽ có biến chứng vào mấy ngày sau. Đối với trẻ nhỏ thì tình trạng này sẽ có dấu hiệu như ho sặc sụa, thở ậm ạch, mặt mày luôn trong tình trạng tím tái.
Tình trạng này rất giống với các hiện tượng sặc thông thường nên bạn cần phải lưu ý và tránh nhầm lẫn
3. Biến chứng của dị vật đường thở
Sau đây là một số ít biến chứng của dị vật đường thở do phản xạ co thắt thanh quản đột ngột gây nên mà bạn cần lưu ý:
-
Suy hô hấp, thở rít.
-
Xẹp phổi áp xe phổi.
-
Tràn mủ màng phổi do áp xe vỡ vào màng phổi.
-
Tràn khí màng phổi, trung thất do dị vật sắc đâm thủng khí quản.
-
Viêm phế quản, viêm phế quản thường tái phát ở trẻ em,...
4. Những lưu ý phòng tránh và cách sơ cứu khẩn cấp
Nhằm phòng tránh biến chứng của dị vật đường thở đối với trẻ nhỏ thì phụ huynh cần phải chú ý thêm trong quá trình chăm sóc trẻ và cần ghi nhớ cách sơ cứu khẩn nếu gặp tình trạng này. Điều này sẽ giúp tránh được các tình trạng xấu nhất khi gặp tại ngoài đời. Cùng theo dõi để tìm hiểu bao gồm những gì nhé.
Cần đảm bảo rằng các vật dụng đồ chơi của trẻ không được làm từ những vật dụng mang hình dáng sắc nhọn và kích thước nhỏ dễ đưa vào mồm. Trong quá trình cho ăn các bậc cha mẹ phải để ý các loại thức ăn có hạt nhỏ như kẹo viên, bắp, mãng cầu,… Vì đây là những loại thức ăn sẽ gây nên tình trạng hóc và sặc nếu không được tách hạt, làm sạch vỏ hoặc lọc xương các loại thịt cẩn thận. Nếu không cẩn thận thì dị vật có thể chui vào đường thở và gây nên những tình trạng nguy hiểm trước khi tới bệnh viện.
Nếu trẻ đang gặp tình trạng trên mà xe cứu thương vẫn chưa tới thì bạn có thể thực hiện các bước sơ cứu khẩn cấp sau đây:
-
Lập tức đặt trẻ nằm sấp, đầu phải thấp hơn cánh tay trái và giữ chặt chúng bằng bàn tay trái của mình.
-
Sau đó, dùng gót bàn tay phải vỗ thật mạnh 5 cái vào lưng trẻ ngay giữa hai bả vai.
-
Sau đó tiếp tục lật trẻ ngửa sang phải nếu vẫn còn tình trạng khó thở và tím tái thì hãy dùng hai ngón tay trái ấn mạnh dưới vùng xương ức.
-
Nếu dị vật vẫn chưa được trẻ nôn ra ngoài thì hãy tiếp tục lật trẻ ngồi dậy và tiếp tục vỗ lưng liên tục cho tới khi trẻ thở hoặc khóc được.
Mặc dù dị vật đã được lấy ra nhưng bạn vẫn phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để được kiểm tra kỹ càng
5. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - uy tín hàng đầu
Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ khám đa khoa với chất lượng và uy tín hàng đầu thì có thể tìm đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Kinh nghiệm trên 25 năm hoạt động, bệnh viện được đánh giá cao từ phía khách hàng nên bạn không cần quá lo lắng khi đưa trẻ đến khám tại đây.
Ngoài ra, các chuyên viên bác sĩ đều đạt chuẩn y khoa và có các chứng chỉ hành nghề đạt yêu cầu của Bộ Y tế và hệ thống máy móc thuộc Trung tâm Xét nghiệm được kiểm định đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012. Luôn đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt nhất với dịch vụ áp dụng bảo lãnh viện phí gần 40 đơn vị bảo hiểm khác nhau trong Việt Nam. Bạn muốn liên hệ với chúng tôi thì có thể thông qua đường dây nóng của tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn và đưa ra các quyết định đúng đắn nhất.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC gợi ý hàng đầu dành cho bạn
Hy vọng rằng thông qua bài viết này về biến chứng của dị vật đường thở, bạn đã cập nhật được các thông tin hữu ích nhất về nguyên nhân, và cách sơ cứu khẩn cấp khi gặp tình trạng trên. Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc nào sát thì có thể tìm đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tư vấn miễn phí nhé.