Xương hóa đá là bệnh lý khá xa lạ đối với nhiều người. Sở dĩ vậy là do đây bệnh lý hiếm gặp, tuy nhiên nó lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng của người bệnh. Nhưng nếu được phát hiện và điều trị sớm có thể cải thiện sức khỏe và kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân. Vì thế, hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu bệnh xương hóa đá là gì để biết rõ hơn về căn bệnh nguy hiểm này.
21/06/2022 | Bệnh hoại tử xương là gì, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị 05/05/2022 | Bệnh xương thủy tinh là gì? Có chữa được không?
Xương hóa đá là bệnh lý hiếm gặp
1. Bệnh xương hóa đá là gì?
Không chỉ đối với trẻ nhỏ trong lứa tuổi phát triển thể chất mà cả người trưởng thành đều diễn ra hai quá trình là phá hủy xương và tái tạo xương. Trong quá trình phá hủy xương, có thể khiến khả năng hấp thu xương của tế bào hủy cốt mất đi. Lúc này, hoạt động tạo xương chiếm ưu thế hơn, tạo điều kiện cho tình trạng xương hóa đá xuất hiện.
Bệnh lý này không chỉ ảnh hưởng đến xương khớp mà còn tác động đến các yếu tố tạo máu, ức chế quá trình sản xuất và vận chuyển máu đi khắp cơ thể, gây thiếu máu. Không chỉ thế, điều này còn khiến quá trình phát triển răng ở trẻ em bị trì trệ, tăng áp lực lên các dây thần kinh ngoại biên,... Tất cả những vấn đề này đều gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe, đe doạ tính mạng của bệnh nhân.
Căn bệnh này ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt
Ngoài ra, xương hóa đá là bệnh lý di truyền nguy hiểm và khá hiểm gặp, tỷ lệ mắc bệnh này có khoảng 0,005%, tức là chỉ có 1 người trong số 200.000 người gặp phải căn bệnh này. Dựa vào thời gian khởi phát bệnh khác nhau mà xương hóa đá được chia làm nhiều dạng, bao gồm:
-
Xương hóa đá ở trẻ sơ sinh.
-
Xương hóa đá ở thanh thiếu niên.
-
Xương hóa đá ở người trưởng thành.
Nhìn chúng, xương hóa đá ở trẻ sơ sinh là nguy hiểm nhất trong 3 dạng. Còn đến khi trưởng thành mà bệnh mới khởi phát, đa phần đều không quá nghiêm trọng và ít ảnh hưởng đến tính mạng.
2. Xương hóa đá ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể?
Như đã nói, xương hóa đá là một bệnh lý về xương khớp tương đối hiếm gặp, gây ra các bất thường và ảnh hưởng đến chức năng của hệ thống xương khớp cũng như sức khỏe của người bệnh. Cụ thể hơn, nó có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan trong cơ thể như:
Ảnh hưởng đến xương khớp
Khi bị xương hóa đá, bệnh nhân có thể gặp các tình trạng như:
-
Gãy xương: xương ở bệnh nhân xương hóa đá dễ bị tổn thương hơn những người bình thường. Chỉ cần xảy ra các chấn thương thông thường cũng có thể dẫn tới tình trạng này.
-
Xương kém phát triển: nếu tình trạng này xuất hiện ở trẻ em có thể khiến trẻ thấp lùn, chậm cao lớn.
-
Đầu có kích thước lớn hơn so với bình thường, xương sọ cũng dày hơn.
-
Chậm mọc răng.
Ảnh hưởng đến tủy xương và các tế bào máu
Tủy xương là phần nằm bên trong của xương, nó có vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào máu. Khi bệnh nhân không may mắc phải bệnh xương hóa đá có thể khiến tủy xương không thế thực hiện được chức năng vốn có này. Không gian giữa tủy xương và xương chứa nó dần bị rút ngắn lại. Như vậy, lượng tế bào máu với được sản xuất dần bị suy giảm. Điều này dẫn đến:
-
Thiếu máu: đây là hậu quả khá phổ biến. Khi bị thiếu máu người bệnh thường mệt mỏi, thiếu sức sống, làn da xanh xao,...
-
Dễ xuất huyết: số lượng tế bào máu giảm cũng có thế dẫn khiến hiện tượng xuất huyết dễ xuất hiện hơn.
-
Dễ nhiễm trùng: số lượng tế bào máu suy giảm đồng nghĩa với việc số lượng bạch cầu suy giảm theo. Mặt khác, bạch cầu có chức năng làm lành vết thương, hạn chế gây nhiễm trùng.
Thiếu máu là một trong những hậu quả do xương hóa đá gây ra
Ảnh hưởng đến não bộ
Một trong những di chứng nguy hiểm do xương hóa đá phải kể đến xương sọ dày lên. Điều này gián tiếp gây ra các vấn đề nghiêm trọng khác như:
-
Chèn ép dây thần kinh: việc dày lên của xương sọ sẽ tăng sức ép lên các dây thần kinh. Điều này có thể gây ra các vấn đề liên quan đến thị giác và trạng thái cảm xúc biểu hiện qua cơ mặt.
-
Hẹp xoang mũi: đây cũng là một di chứng của việc xương sọ dày lên. Di chứng này có thể gây ra tình trạng nghẹt mũi mãn tính.
Ngoài ra, không chỉ dày xương sọ có thể gây ra những di chứng kể trên mà dày xương tai cũng gây ra các hậu quả nghiêm trọng đó.
Ảnh hưởng đến nồng độ hormone tuyến giáp và nồng độ canxi
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người mắc phải bệnh xương hóa đá có lượng hormone tuyến giáp và canxi thấp hơn so với các đối tượng khác. Tình trạng này có thể làm tăng khả năng kích thích và co giật nếu không được can thiệp điều trị. Ngoài ra, co giật cũng là dấu hiệu nhận biết căn bệnh này ở trẻ sơ sinh.
Suy giảm tuổi thọ
Trong trường hợp trẻ sơ sinh đồng thời mắc phải nhiễm trùng tái nhiễm và suy tủy xương thì khả năng cao không thể sống đến năm 2 tuổi. Còn nếu chỉ mắc bệnh xương hóa đá và không được điều trị thì chỉ có thể sống lâu nhất đến 10 tuổi. Vì thế, nếu muốn kéo dài tuổi thọ cho trẻ, cần thực hiện các biện pháp điều trị phù hợp. Cấy tế bào gốc được xem là biện pháp điều trị tình trạng này khá hiệu quả.
Trẻ sơ sinh khi mắc bệnh thường có khả năng sống lâu thấp
Nói chung, xương hóa đá là bệnh lý khá hiếm gặp. Nhưng một khi đã mắc phải thì có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và các công việc thường ngày. Vì thế, điều cần thiết ngay lúc này là nên can thiệp các phương pháp điều trị để hạn chế các rủi ro không mong muốn.
Một địa chỉ mà bạn nên đến để tìm hiểu cũng như khám và điều trị xương hóa đá là Khoa Cơ xương khớp - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Nơi đây không chỉ quy tụ các chuyên gia, bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao mà còn sở hữu máy móc, trang thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại. Những điều này hoàn toàn đáp ứng được mong muốn có một hệ vận động khỏe mạnh của người dân.
Nếu vẫn còn thắc mắc liên quan đến vấn đề bệnh xương hóa đá là gì hay có nhi cầu đặt lịch thăm khám xin vui lòng liên hệ MEDLATEC qua đường dây nóng 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.