Bệnh viêm tụy có chữa được không và những biến chứng điển hình | Medlatec

Bệnh viêm tụy có chữa được không và những biến chứng điển hình

Tụy là một trong những cơ quan quan trọng của hệ tiêu hóa, giữ vai trò sản sinh enzyme hỗ trợ tiêu hóa và hormone điều hòa đường huyết. Viêm tụy là bệnh thường diễn ra do nhiễm trùng thứ phát, gây nhiều ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tụy cũng như sức khỏe của người bệnh. Vậy bệnh viêm tụy có chữa được không và mức độ nguy hiểm của bệnh như thế nào?


19/01/2021 | Cùng bạn tìm hiểu từ A đến Z về bệnh viêm tụy cấp
11/01/2021 | Viêm tụy cấp nên ăn gì và nên kiêng gì để bệnh nhanh khỏi
13/10/2020 | Bệnh viêm tụy cấp và những phương pháp điều trị đang được áp dụng

1. Tìm hiểu về bệnh viêm tụy

Tụy là cơ quan thuộc hệ tiêu hóa đảm nhiệm 2 chức năng chính: Sản sinh hormone insulin và glucagon để điều hòa đường huyết, điều tiết enzyme hỗ trợ tiêu hóa protein và tinh bột. Bất cứ vấn đề sức khỏe nào ở cơ quan này cũng khiến chức năng tiêu hóa bị suy giảm, thường gặp nhất là tình trạng viêm tụy. 

bệnh viêm tụy có chữa được không

Tụy là một cơ quan quan trọng của hệ tiêu hóa

Đây là bệnh lý xảy ra do nhiều yếu tố khác nhau gây ra, làm tổn thương và sưng viêm ở tụy. Bệnh được chia thành 2 thể là:

1.1. Viêm tụy cấp tính

Đây là tình trạng viêm tụy tiến triển nhanh trong thời gian ngắn, triệu chứng đột ngột với cường độ dữ dội. Đôi khi trong thời gian ngắn, bệnh nhân có nhiều triệu chứng nặng dần ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên cũng có trường hợp viêm tụy cấp nhẹ, bệnh tự khỏi mà không cần điều trị tích cực.

1.2. Viêm tụy mạn

Khi viêm kéo dài không được điều trị sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của tuyến tụy, bệnh lý lúc này được gọi là viêm tụy mạn tính. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là nghiện bia rượu, người bệnh khó có thể phát hiện bệnh do triệu chứng âm thầm trong thời gian dài. Nhưng khi viêm tụy mạn nặng, người bệnh sẽ cảm nhận chứng chứng rõ ràng và thường xuyên.

Viêm tụy mạn tính tiến triển âm thầm, khó phát hiện

Viêm tụy mạn tính tiến triển âm thầm, khó phát hiện

Cụ thể, bệnh nhân bị viêm tụy mạn sẽ có những biểu hiện sau: Sốt, buồn nôn và nôn, có cảm giác chướng và sưng bụng, nhịp tim nhanh,…

2. Bệnh viêm tụy có nguy hiểm không?

Việc đánh giá bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó viêm tụy cấp có thể tiến triển nhanh và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nếu bệnh nhân không được theo dõi và điều trị tích cực có thể tử vong do biến chứng nghiêm trọng bao gồm:

2.1. Sốc

Viêm tụy cấp có thể gây sốc nhiễm khuẩn hoặc sốc xuất huyết, dù tình trạng nào cũng đều nguy hiểm tới sức khỏe của người bệnh. Biến chứng này có thể xảy ra ngay trong những ngày đầu bệnh khởi phát hoặc sau vài tuần kể từ khi có dấu hiệu viêm.

2.2. Xuất huyết

Biến chứng tổn thương mạch máu này thường xuất hiện khá sớm trong tuần đầu tiên viêm tụy cấp khởi phát. Hầu hết trường hợp có xuất huyết đều là tiên lượng nặng.

Biến chứng xuất huyết thường gặp ở bệnh nhân viêm tụy nặng

Biến chứng xuất huyết thường gặp ở bệnh nhân viêm tụy nặng

2.3. Suy hô hấp cấp

Viêm tụy cấp có thể gây ra khó thở, suy hô hấp cấp nguy hiểm.

2.4. Nhiễm trùng tuyến tụy

Biến chứng nhiễm trùng tuyến tụy thường xảy ra ở đầu tuần thứ hai hoặc cuối tuần đầu tiên sau khi viêm tụy cấp khởi phát. Cần phòng ngừa hình thành ổ áp xe ở tuyến tụy có thể làm hoại tử mô vô cùng nguy hiểm.

2.5. Nang giả tụy

Viêm tụy cấp có thể gây tiến triển nặng những tổn thương tại nhu mô tụy, hình thành nang giả tụy. Các nang này nếu tự dẫn lưu hoặc tự thu dọn thì không gây ra vấn đề sức khỏe nguy hiểm nào, song có trường hợp tiến triển thành áp xe và gây bội nhiễm.

Còn viêm tụy mạn hiếm khi gây ra biến chứng sức khỏe nghiêm trọng song không được chủ quan. Một số vấn đề sức khỏe mà bệnh có thể gây ra gồm: suy dinh dưỡng, nhiễm trùng, ung thư tuyến tụy, tổn thương thận, đái tháo đường,… 

Như vậy, viêm tụy cấp là cấp cứu nội khoa nghiêm trọng, tiên lượng có thể rất xấu với nhiều biến chứng bệnh nguy hiểm xảy ra. Vì thế cấp cứu và theo dõi điều trị tích cực là cách tốt nhất ở ngừa biến chứng, kiểm soát viêm tụy cấp nhanh chóng và hiệu quả.

3. Bác sĩ trả lời: bệnh viêm tụy có chữa được không?

Dù là viêm tụy cấp hay viêm tụy mạn, người bệnh cũng cần phải nhập viện điều trị và theo dõi phòng ngừa biến chứng. Vậy bệnh viêm tụy có chữa được không? Nếu điều trị tích cực, bệnh nhân hoàn toàn có thể chữa khỏi bệnh và ngăn ngừa biến chứng gây hại cho sức khỏe. 

Dù là viêm tụy cấp hay viêm tụy mạn, người bệnh cũng cần phải nhập viện điều trị và theo dõi phòng ngừa biến chứng

Dù là viêm tụy cấp hay viêm tụy mạn, người bệnh cũng cần phải nhập viện điều trị và theo dõi phòng ngừa biến chứng

Điều trị viêm tụy sẽ chia thành 2 giai đoạn, đầu tiên là kiểm soát tình trạng bệnh và triệu chứng, sau đó điều trị tận gốc bệnh. Cụ thể như sau:

3.1. Điều trị kiểm soát bệnh viêm tụy

Triệu chứng viêm tụy và biến chứng có thể tiến triển rất nhanh, vì thế việc đầu tiên mà điều trị cần hướng đến là phục hồi chức năng vốn có của thận, đảm bảo cho hoạt động trong cơ thể diễn ra một cách bình thường. Muốn vậy, người bệnh cần cung cấp dinh dưỡng trực tiếp qua ống truyền tĩnh mạch để giảm hoạt động của tụy trong tiêu hóa thực phẩm.

Thông thường, điều trị kiểm soát bệnh sẽ kéo dài vài ngày đến vài tuần tùy theo mức độ đáp ứng điều trị của người bệnh. Khi bệnh đã được kiểm soát tương đối, bác sĩ sẽ hướng dẫn ăn đầu tiên với các thực phẩm lỏng và nhạt rồi dần dần trở lại với chế độ ăn uống bình thường.

Tùy theo triệu chứng và biến chứng bệnh, bác sĩ sẽ xem xét điều trị, trong đó nguyên tắc điều trị là tránh mất cân bằng nước và điện giải, kiểm soát đau bụng kéo dài. 

3.2. Điều trị viêm tụy triệt để

Sau giai đoạn điều trị đầu tiên, khi tình trạng viêm tụy đã được kiểm soát tốt, bệnh nhân sẽ được chuyển sang điều trị giai đoạn 2 là điều trị tận gốc từ nguyên nhân gây bệnh. Các phương pháp điều trị bao gồm:

  • Phẫu thuật tụy.

  • Phẫu thuật túi mật.

  • Can thiệp lấy sỏi đường mật.

Bệnh nhân có thể phải phẫu thuật để điều trị viêm tụy triệt để

Bệnh nhân có thể phải phẫu thuật để điều trị viêm tụy triệt để

Trong quá trình điều trị viêm tụy cấp hay mạn tính ở giai đoạn nào, người bệnh cũng cần lưu ý chế độ sinh hoạt lành mạnh bao gồm:

  • Cai nghiện rượu và các chất kích thích.

  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, song cần hạn chế chất béo hấp thu.

  • Bổ sung enzyme hỗ trợ tiêu hóa trong thời gian chức năng tụy chưa được phục hồi hoàn toàn.

Bệnh viêm tụy có chữa được không? Chắc hẳn qua bài viết này bạn đọc đã tìm được cho mình câu trả lời thỏa đáng. Nếu cần tư vấn sức khỏe thêm, hãy liên hệ MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Quá trình tiêu hóa ở ruột non và cấu tạo cơ quan này

Quá trình tiêu hóa ở ruột non diễn ra rất trình tự, bài bản và đóng vai trò quan trọng đối với sự sinh tồn, phát triển của cơ thể con người. Có thể nói ruột non và các bộ phận khác trong hệ tiêu hóa được thiết kế rất tỉ mỉ và cơ quan nào cũng có nhiệm vụ của riêng mình. Vậy bạn biết gì về ruột non? Hãy để MEDLATEC đồng hành cùng bạn trong chuyến “tham quan nhà máy tiêu hóa” của cơ thể chúng ta trong bài viết dưới đây nhé!
Ngày 16/06/2023

Bỏ túi ngay các loại thuốc chống co thắt dạ dày hiệu quả

Thuốc chống co thắt dạ dày thường được chỉ định trong những trường hợp bị co thắt dạ dày. Loại thuốc này có hiệu quả điều trị cao, ít mang lại tác dụng phụ và để cải thiện được triệu chứng co thắt dạ dày hiệu quả, người bệnh nên tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng thuốc từ bác sĩ chuyên khoa.
Ngày 16/06/2023

Đặc điểm - chức năng và cấu tạo dạ dày con người

Dạ dày còn được gọi là bao tử có vai trò vô cùng quan trọng trong bộ máy tiêu hóa của con người. Đây là bộ phận phình to nhất của ống tiêu hóa có cấu tạo đặc biệt với 2 nhiệm vụ chính bao gồm nghiền nát thức ăn, chuyển hóa thức ăn bằng cách tiết ra enzyme tiêu hóa trong dịch vị. Để giúp bạn hình dung rõ hơn về các đặc điểm cấu tạo, chức năng của dạ dày, MEDLATEC sẽ giới thiệu sơ lược về cơ quan này trong bài viết sau.
Ngày 16/06/2023

Hậu môn bình thường có cấu tạo như thế nào?

Bạn đã bao giờ thắc mắc rằng hậu môn bình thường sẽ có cấu tạo như thế nào chưa? Đây cũng là một trong những cơ quan quan trọng trong hệ tiêu hóa của con người, nó đảm nhiệm chức năng đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Vậy để tìm hiểu thêm về cơ quan này, MEDLATEC sẽ cung cấp cho bạn những thông tin trong bài viết sau.
Ngày 16/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp