Bệnh viêm tụy cấp và những phương pháp điều trị đang được áp dụng | Medlatec

Bệnh viêm tụy cấp và những phương pháp điều trị đang được áp dụng

Tuyến tụy là một bộ phận nhỏ nằm bên trong ổ bụng có hình dạng như lá mía. Bệnh viêm tụy cấp là một trong các nhiễm độc đường tiêu hóa thường xảy ra trên lâm sàng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về căn bệnh này.


19/07/2020 | Tìm hiểu về bệnh lý tuyến tụy và vai trò của kỹ thuật chụp CT
03/05/2020 | Ý nghĩa của chỉ điểm ung thư tụy - xét nghiệm CA 19 - 9
21/04/2020 | Những điều bạn cần biết về bệnh viêm tụy cấp
15/01/2020 | Đừng chủ quan đối với siêu âm viêm tụy cấp

1. Viêm tụy cấp là gì?

Viêm tụy cấp là hiện tượng viêm nhiễm cấp tính ở các nhu mô tụy, gồm có các tổn thương của những cơ quan xung quanh. Bệnh này có khả năng đe dọa tính mạng con người. Chức năng sinh lý thông thường của tụy chính là tiết ra men tụy amylase, lipase, trypsin,… giúp hỗ trợ tiến trình tiêu hóa thức ăn. Những men này tiết ra ở dạng không hoạt động và được hoạt hóa thành men có lợi khi ở tá tràng. 

Viêm tụy cấp là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của các nhu mô tụy

Viêm tụy cấp là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của các nhu mô tụy

Thế nhưng vì một lý do nào đó làm tăng sự nhạy cảm đáp ứng của những tế bào nang tụy với axit, cholecystokinin, acetylcholine,… Những men này được hoạt hóa ngay trong lòng ống tụy và chuyển sang dạng hoạt động làm phá hủy những mô tụy gây nên viêm tụy cấp.

Trên lâm sáng bệnh này biểu hiện dưới các thể bệnh chủ yếu:

  • Thể phù nề.

  • Thể xuất huyết hoại tử (có 80 - 90% bệnh nhân thuộc thể này bị tử vong).

2. Dấu hiệu của bệnh viêm tụy cấp

Triệu chứng về mặt lâm sàng của bệnh viêm tụy cấp tuy không điển hình thế nhưng vẫn có một số dấu hiệu thường gặp sau đây:

  • Đau bụng cấp: thường là đau ở vùng thượng vị, mức độ đau dữ dội, xuất hiện đột ngột sau khi ăn thức ăn chứa nhiều chất đạm, mỡ hoặc sau khi dùng bia rượu. Cơn đau diễn ra liên tục hoặc theo từng cơn, cơn đau còn lan tận sau lưng hay lan ra hạ sườn hai bên. Cơn đau của tụy cấp thường bị nhầm với cơn đau dạ dày.

Cơn đau bụng trong viêm tụy thường có mức độ dữ dội, nặng nề

Cơn đau bụng trong viêm tụy thường có mức độ dữ dội, nặng nề

  • Nôn, buồn nôn: triệu chứng nôn xảy ra sau cơn đau và không liên quan với các dấu hiệu đau. Người bệnh hay nôn ra dịch mật hay dịch dạ dày, thậm chí là máu.

  • Bụng chướng và bí trung tiện: đây là biểu hiện thường gặp của tụy cấp ở thể hoại tử nặng.

  • Triệu chứng kèm theo: rối loạn ý thức, tụt huyết áp,...

3. Biến chứng của bệnh viêm tụy cấp

Nếu như chủ quan không điều trị sớm có thể làm bệnh tiến triển nhanh và phức tạp từ đó gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến những cơ quan khác, thậm chí có thể gây tử vong. Đối với những bệnh nhân nặng chữa trị hồi sức không đáp ứng, họ sẽ được chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ những mô bị hoại tử. Một số biến chứng nguy hiểm mà viêm tụy gây ra như:

  • Sốc: đây là một trong các biến chứng sớm xuất hiện trong thời kỳ đầu của bệnh. Nguyên nhân gây ra sốc có thể vì đau hoặc nhiễm khuẩn nặng.

  • Xuất huyết: biến chứng này có thể xảy ra ở ngay tuyến tụy, bên trong ổ bụng, trong ống tiêu hóa hay những cơ quan khác gây ra tình trạng tổn thương ở các mạch máu. Xuất huyết xuất hiện trong tuần đầu tiên của tụy cấp. Tất cả những bệnh nhân xảy ra biến chứng xuất huyết đa số đều có tiên lượng nặng.

Viêm tụy có thể làm xuất hiện biến chứng xuất huyết đe dọa tính mạng bệnh nhân

Viêm tụy có thể làm xuất hiện biến chứng xuất huyết đe dọa tính mạng bệnh nhân

  • Nhiễm trùng trong tuyến tụy: xuất hiện ở những ngày cuối tuần đầu hay đầu tuần thứ 2 của bệnh. Điều này chính là nguyên nhân làm xuất hiện các ổ áp xe tại tuyến tụy gây ra viêm phúc mạc toàn thể và hoại tử mô. Đây cũng là trường hợp có tiên lượng nặng.

  • Suy hô hấp cấp: tính mạng bệnh nhân bị đe dọa.

  • Nang giả tụy: xảy ra trong tuần thứ hai hoặc thứ ba của bệnh bởi quy trình đóng kén để khu trú những tổn thương ở nhu mô tụy. Tại nang giả tụy có enzym của tuyến tụy, chất dịch và những mảnh vỡ của nhu mô tuyến tụy. Loại năng này có  thể tự tiêu hay tự dẫn lưu vào ống tụy và biến mất sau thời gian từ 4 - 6 tuần. Nếu kéo dài nang có thể dẫn đến áp xe hoặc gây ra bội nhiễm.

4. Xử lý viêm tụy cấp nặng

4.1. Bù dịch - điện giải

Đây là bước chữa trị đầu tiên cho các bệnh nhân ngay khi chỉ mới có dấu hiệu nghi ngờ. Do bệnh tụy cấp được xem là kích thích phản ứng viêm toàn thân có tốc độ rất nhanh thế nên kiểm soát được thể tích tuần hoàn trong thời gian đầu là việc làm quan trọng.

Bệnh nhân viêm tụy rất cần được bù dịch - điện giải để hạn chế máu cô đặc quá mức

Bệnh nhân viêm tụy rất cần được bù dịch - điện giải để hạn chế máu cô đặc quá mức

Bù dịch - điện giải giúp đảm bảo đủ thể tích tuần hoàn, lượng nước tiểu để hạn chế máu quá cô đặc dẫn đến suy thận, trụy mạch, ngừng tim.

4.2. Kiểm soát đau

Triệu chứng Đau bụng của bệnh viêm tụy được xem là loại đau mức độ nặng nề. Nguyên nhân vì men tụy bị giải thoát khỏi ống tuyến sẽ chuyển thành độc chất, có thể tiêu hóa những tạng trong ổ bụng mà chúng tiếp xúc được.

Do vậy, người bệnh thường nhập viện với triệu chứng đau bụng đột ngột, nặng nề lan ra sau lưng làm cho họ trở nên vật vã, bứt rứt. Vì thế, kiểm soát cơn đau cũng là mục tiêu cần đạt trong chữa trị viêm tụy cấp. 

4.3. Can thiệp ngoại khoa

Đối với bệnh nhân mắc tụy cấp do sỏi gây ra cần được thực hiện nội soi mật tụy ngược dòng nhằm gắp sỏi ra ngoài trong khoảng 72 giờ đầu nếu phát hiện sỏi trong ống mật chủ hoặc trong vòng 24 - 48 giờ nếu kèm theo viêm đường mật.

Nếu bệnh nhân viêm tụy do sỏi túi mật hay sỏi bùn túi mật có thể được xem xét thực hiện cắt túi mật trong khoảng 7 ngày sau khi hồi phục để giảm nguy cơ tái phát viêm tụy.

Bên cạnh đó, can thiệp ngoại khoa được thực hiện đối với bệnh nhân có biến chứng nang giả tụy lớn gây ra đau hoặc chèn ép lên những cơ quan xung quanh. Ngoài ra, còn một số trường hợp như nang giả tụy bị nhiễm trùng, nang xuất huyết, nang giả tụy bị vỡ, viêm tụy cấp hoại tử, áp xe tụy,… đều được xem xét can thiệp ngoại khoa.

4.4. Theo dõi và phát hiện các biến chứng

Tổn thương ở gan, thận, nguy kịch hệ hô hấp, tuần hoàn hay suy đa tạng là những biến chứng nặng. Vì vậy, bệnh nhân cần được theo dõi tích cực và kịp thời phát hiện những biến chứng để xử lý dễ dàng.

Trong quá trình điều trị bệnh nhân cần được theo dõi tích cực xuyên suốt để kịp thời xử lý biến chứng xảy ra

Trong quá trình điều trị bệnh nhân cần được theo dõi tích cực xuyên suốt để kịp thời xử lý biến chứng xảy ra

Cần theo dõi thường xuyên mạch, huyết áp, nhiệt độ, nước tiểu và độ bão hòa oxy máu trong ngày. Ngoài ra, còn có những xét nghiệm như công thức máu, chức năng của gan, thận, điện giải,…

Viêm tụy cấp là căn bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng xấu đến tính mạng con người. Hãy luôn chủ động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe với chế độ sinh hoạt, ăn uống và lối sống khoa học. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị sớm.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp