Bệnh van động mạch chủ hai mảnh có thể gây biến chứng nguy hiểm | Medlatec

Bệnh van động mạch chủ hai mảnh có thể gây biến chứng nguy hiểm

Van động mạch chủ hai mảnh là một dạng khiếm khuyết bẩm sinh nhưng thường không phát hiện ở trẻ nhỏ do không gây triệu chứng nào cho đến tuổi trưởng thành. Song cũng có nhiều người bị van động mạch chủ hai mảnh nhưng sống cả đời không gặp triệu chứng gì. Khi khởi phát triệu chứng, cần chẩn đoán và phẫu thuật can thiệp để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh.


06/05/2021 | Chuyên gia chia sẻ những giải pháp bảo vệ tim mạch khỏe mạnh
22/04/2021 | 5 dấu hiệu suy tim do cao huyết áp theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ
12/03/2021 | Bác sĩ chỉ ra nên làm gì để gìn giữ sức khỏe tim mạch

1. Bệnh van động mạch chủ hai mảnh và triệu chứng

Van động mạch chủ hay van 3 lá nằm tại vị trí giữa động mạch chủ và tâm thất trái, thực hiện nhiệm vụ như van 1 chiều cho máu từ tim chảy ra động mạch chủ. Hoạt động đóng, mở nhịp nhàng của van này rất quan trọng để tim điều chỉnh lưu lượng máu ra phù hợp cũng như ngăn cản máu chảy ngược lại tim.

Van động mạch chủ hai mảnh là dị tật bẩm sinh

Van động mạch chủ hai mảnh là dị tật bẩm sinh

Bình thường, van động mạch chủ của trái tim có 3 lá, song ở người mắc bệnh van động mạch chủ hai mảnh có khiếm khuyết bẩm sinh nên chỉ còn 2 mảnh lá van. Cũng có dạng khiếm khuyết khác khi van động mạch chủ chỉ có 1 lá hoặc 4 lá song rất hiếm, dạng 2 mảnh lá van vẫn phổ biến hơn cả.

Bệnh van động mạch chủ hai mảnh khiến cho van không thể mở rộng hoàn toàn, có thể dẫn tới hẹp van động mạch chủ và giảm lưu lượng máu nuôi mà tim cung cấp cho cơ thể. Nếu khiếm khuyết khiến van động mạch chủ không thể đóng kín, máu có thể chảy ngược vào tâm thất trái dễ gây ra tình trạng: Phình động mạch chủ, tăng giảm huyết áp không ổn định, bóc tách động mạch chủ,…

Mặc dù là khiếm khuyết tim bẩm sinh song đa phần trẻ mắc van động mạch chủ hai mảnh không có nghiêm trọng, vẫn có sức khỏe và hoạt động bình thường trong nhiều năm. Trường hợp trẻ mắc bệnh bị suy tim sung huyết từ nhỏ là rất hiếm gặp, song không nên coi thường nếu có triệu chứng tim bất thường.

Nhiều trẻ bị van động mạch chủ hai mảnh không có triệu chứng

Nhiều trẻ bị van động mạch chủ hai mảnh không có triệu chứng

Nhiều người bị van động mạch chủ hai mảnh đến khi trưởng thành mới có triệu chứng. Nguyên nhân do theo thời gian, canxi lắng đọng trên và xung quanh khiến lá van cứng, hẹp lại. Lúc này việc bơm máu của tim ra ngoài sẽ khó khăn hơn nhiều, tim phải hoạt động nhiều hơn nếu kéo dài dễ dẫn tới suy tim. Triệu chứng do hẹp van động mạch chủ thường gặp là: đau ngực, chóng mặt, thở nông, ngất xỉu khi lưu lượng máu nuôi lên não không đủ.

Ngoài ra, ở bệnh nhân mắc van động mạch chủ hai mảnh không đóng mở hoàn toàn, máu có thể chảy ngược vào tâm thất trái, khiến tim phải bơm máu ra thêm 1 lần. Tình trạng này dễ khiến tâm thất trái bị giãn ra, phình to, triệu chứng là khó thở khi hoạt động gắng sức.

Bệnh van động mạch chủ hai mảnh càng tiến triển nặng thì triệu chứng càng xuất hiện với tần suất dày hơn, thậm chí cả khi nghỉ ngơi, không vận động. Lúc này, cần chẩn đoán và can thiệp tránh van động mạch chủ hai mảnh gây ra biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

2. Bệnh van động mạch chủ hai mảnh gây biến chứng gì?

Khoảng 30% bệnh nhân mắc bệnh van động mạch chủ hai mảnh sẽ phát triển thành biến chứng nghiêm trọng theo thời gian, vì thế cần theo dõi liên tục sự thay đổi của van tim và can thiệp khi cần thiết. Biến chứng gặp phải có thể khiến bệnh nhân tử vong:

2.1. Suy tim

Khi van động mạch chủ hai mảnh gây hẹp van tim trong thời gian dài, tâm thất trái phải bơm mạnh hơn khiến thành dày hơn. Hậu quả là tình trạng tâm thất phì đại, năng suất bơm của tim giảm dần và cuối cùng là suy tim. 

Các yếu tố dễ khiến suy tim ở bệnh nhân van động mạch chủ hai mảnh tới sớm hơn bao gồm: Nồng độ Cholesterol trong máu cao, chăm sóc sức khỏe tim mạch không tốt, hút thuốc lá,…

2.2. Phình và bóc tách động mạch chủ

Tình trạng rối loạn mô liên kết do van động mạch chủ hai mảnh dễ khiến lớp nội mô lót bên trong lòng động mạch thoái hóa dần, dễ bị giãn ra và bóc tách khỏi các lớp khác, đặc biệt là khi huyết áp tăng cao. Cuối cùng, khi động mạch chủ bị giãn quá mức có thể phình ra, hình thành ở túi phình tại vị trí thành động mạch. 

Vị trí phình thành có thể vỡ ra hoặc bong tách, nghĩa là khi các lớp mô bên trong và bên ngoài động mạch tách rời nhau. Đây là hai biến chứng khẩn cấp, nếu không can thiệp sớm có thể gây tử vong.

3. Điều trị van động mạch chủ hai mảnh như thế nào?

Rất hiếm gặp trẻ sơ sinh bị van động mạch chủ hai mảnh nghiêm trọng song các trường hợp này phải phẫu thuật ngay. Bệnh nhân trưởng thành có triệu chứng hoặc biến chứng cũng cần phẫu thuật để xử lý triệt để tình trạng bệnh.

Phẫu thuật thay thế van động mạch chủ thường được thực hiện

Phẫu thuật thay thế van động mạch chủ thường được thực hiện

Các phương pháp phẫu thuật điều trị có thể áp dụng tùy theo tình trạng bệnh là:

Thay van động mạch chủ

Khi van động mạch chủ cũ vôi hóa, hỏng không thể phục hồi và thực hiện được chức năng của mình, bắt buộc phải thay van. Nguồn van thay thế có thể là van cơ học hoặc van từ mô tim của lợn, bò hay người. Van sinh học được thay thế này thường không bền, nhanh thoái hóa theo thời gian nên phải theo dõi thường xuyên, tiếp tục thay thế khi cần thiết.

Ngoài ra, bệnh nhân thay van động mạch chủ phải uống thuốc chống đông máu duy trì suốt đời để ngăn hình thành cục máu đông.

Phẫu thuật sửa chữa van động mạch chủ

Phẫu thuật này không thường áp dụng trong điều trị bệnh van động mạch chủ hai mảnh, do khả năng phục hồi sữa chưa không cao. Kỹ thuật can thiệp thường là tách lá van bị dính lại với nhau, tái định hình hoặc loại bỏ mô phát triển quá mức.

Phẫu thuật nong van bằng bóng

Một bong bóng gắn được đưa vào động mạch chủ qua động mạch háng nhằm thực hiện nhiệm vụ mở rộng động mạch chủ bị tắc hẹp. Quả bóng ban đầu kích thước nhỏ được đưa vào, sau đó bơm phồng lên tại vị trí hẹp và cuối cùng được đưa ra ngoài bằng ống thông.

Phẫu thuật này thường áp dụng cho trẻ bị van động mạch chủ hai mảnh có tình trạng hẹp van động mạch chủ, song van có xu hướng hẹp lại khi trưởng thành.

Khi bị van động mạch chủ hai mảnh, bệnh nhân nên thường xuyên thăm khám, theo dõi tình trạng bệnh

Khi bị van động mạch chủ hai mảnh, bệnh nhân nên thường xuyên thăm khám, theo dõi tình trạng bệnh

Phẫu thuật gốc động mạch chủ

Trong kỹ thuật này, bác sĩ sẽ can thiệp loại bỏ phần động mạch chủ phình to, sau đó thay thế bằng ống ghép hoặc khâu nối trực tiếp. Đồng thời van động mạch chủ cũng được sửa chữa và thay thế.

Khi có chẩn đoán van động mạch chủ hai mảnh, bệnh nhân nên thường xuyên thăm khám, theo dõi tình trạng bệnh và có thể phải điều trị lâu dài. Bệnh có tính di truyền nên người nhà bệnh nhân, nhất là trẻ nhỏ nên được kiểm tra tầm soát nguy cơ mắc bệnh. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tự đo huyết áp tại nhà: những vấn đề nên biết

Đo huyết áp tại nhà là việc làm quen thuộc của nhiều người nhưng không phải ai cũng biết cách thực hiện đúng, đảm bảo cho kết quả chính xác. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc nhận định tình trạng sức khỏe và áp dụng biện pháp điều trị khi đo huyết áp sai cách. Bài viết dưới đây của MEDLATEC sẽ giúp bạn tránh được tình trạng này để tiến hành thao tác đơn giản và thu được chỉ số huyết áp đúng.
Ngày 21/06/2023

Nhận diện triệu chứng thiếu máu cơ tim và cách xử trí

Thiếu máu cơ tim là bệnh lý được xếp vào nhóm có nguy cơ hàng đầu dẫn đến tử vong và có thể gặp phải ở mọi độ tuổi. Nhận diện sớm triệu chứng của bệnh để điều trị ngay là cách tốt nhất để giảm thiểu biến chứng và bảo vệ sự sống.
Ngày 21/06/2023

Hạ đường huyết và những thông tin cơ bản cần ghi nhớ

Nhiều người bị hạ đường huyết do đói nhưng cũng có không ít người gặp phải tình trạng này do bệnh lý mắc phải. Hạ đường huyết có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là với bệnh nhân tiểu đường. Trong  nội dung được chia sẻ dưới đây, MEDLATEC sẽ liệt kê những vấn đề liên quan đến hạ đường huyết cần ghi nhớ để bạn đọc chủ động đối phó với tình trạng này
Ngày 20/06/2023

LAD là gì trong tim mạch? Định nghĩa và vai trò

Mạch LAD (Left Anterior Descending) là động mạch vành trái, một trong những mạch quan trọng nhất trong hệ thống tim mạch, đóng vai trò then chốt trong cung cấp máu và duy trì sự hoạt động cho trái tim. Ở bài viết này, MEDLATEC sẽ giúp bạn đọc khám phá sâu hơn về LAD là gì trong tim mạch, bao gồm định nghĩa, chức năng và những vấn đề liên quan.
Ngày 16/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp