Bác sĩ chỉ ra nên làm gì để gìn giữ sức khỏe tim mạch | Medlatec

Bác sĩ chỉ ra nên làm gì để gìn giữ sức khỏe tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong những nhóm bệnh phổ biến và phức tạp nhất hiện nay, là nguyên nhân gây ra nhiều trường hợp tử vong, suy giảm sức khỏe, giảm tuổi thọ, chất lượng cuộc sống. Những năm gần đây tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch tăng lên nhiều do hậu quả của lối sống hiện đại. Vì thế, gìn giữ sức khỏe tim mạch là việc cần làm với bất cứ ai, kể cả người trẻ hay người cao tuổi.


26/01/2021 | HDL cholesterol là gì và những cảnh báo đối với sức khỏe tim mạch
31/12/2020 | Có thể bạn chưa biết: Stress là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch
30/05/2020 | Ý nghĩa của xét nghiệm BNP trong bệnh lý tim mạch

1. Hiểu về cách hệ tim mạch hoạt động và nguy cơ bệnh lý

Tim là cơ quan nội tạng được đánh giá là quan trọng thứ hai của cơ thể, sau não bộ. Cơ quan này thực hiện nhiệm vụ bơm máu nuôi đi khắp cơ thể và tuần hoàn liên tục, giữ cho cơ thể sống và phát triển. Theo dòng máu được tim cung cấp, oxy và chất dinh dưỡng được tiếp đến từng tế bào. Sau đó, máu nhận về carbonic và chất thải tế bào tạo ra, được tim và hệ tuần hoàn đưa đến phổi, thận để lọc bỏ và đưa ra ngoài.

gìn giữ sức khỏe tim mạch

Bệnh lý tim mạch gây tỉ lệ tử vong hàng đầu hiện nay

Như vậy, không có trái tim, dòng máu không thể tuần hoàn liên tục trong toàn bộ cơ thể chúng ta, đảm bảo sự sống và hoạt động. Trung bình mỗi người suốt cuộc đời, trái tim sẽ đập khoảng 2,5 tỷ lần, liên tục và đều đặn mọi lúc mọi nơi. Có thể nói tim hoạt động vô cùng chính xác và bền bỉ. Cùng với tim là hệ các mạch máu bao gồm: động máu đưa máu nuôi, tĩnh mạch nhận máu trả về và các mao mạch phức tạp.

Ngoài ra, trong máu cũng đồng thời chứa các kháng thể, tế bào bạch cầu và bổ thể, cùng di chuyển với dòng máu để kịp thời chống lại độc tố, tác nhân gây bệnh xâm nhập. Nếu không may tổn thương, cơ chế đông máu tự nhiên sẽ được kích hoạt nhằm bảo vệ cơ thể.

Tim co bóp để đẩy và nhận máu liên tục trong suốt cuộc đời

Tim co bóp để đẩy và nhận máu liên tục trong suốt cuộc đời

Mặc dù là cơ quan hoạt động bền bỉ nhất, song do nhiều nguyên nhân bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, chức năng và sức khỏe tim mạch có thể suy yếu. Sức khỏe tim mạch không tốt có thể khiến bạn gặp phải nhiều vấn đề, trong đó đột quỵ, nhồi máu cơ tim hay viêm cơ tim, đột tử có thể gây tử vong. 

Vì thế quan tâm và chăm sóc tốt sức khỏe tim mạch kể cả ở trẻ nhỏ, người trẻ hay người cao tuổi đều cần thực hiện. Chăm sóc càng tốt thì tim mạch hoạt động càng bền bỉ, đều đặn, điều này đảm bảo cho bạn một sức khỏe tốt nhất.

2. Nên làm gì để gìn giữ sức khỏe tim mạch?

Thói quen sinh hoạt, lối sống, tác nhân từ môi trường là những yếu tố hàng đầu gây ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch. Đặc biệt là thói quen sinh hoạt như hút thuốc, chế độ ăn uống, thể dục, kiểm soát căng thẳng hay quản lý cân nặng,… 

Hãy bắt đầu với những thói quen tốt dưới đây, nên duy trì từ bây giờ để gìn giữ sức khỏe tim mạch ngay hôm nay.

2.1. Bỏ hút thuốc lá

Khói thuốc lá có chứa đến hơn 7.000 loại hóa chất độc hại, đầu tiên gây ảnh hưởng đến chức năng phổi và hệ hô hấp, ngoài ra nhiều chức năng quan trọng của cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Trong đó có hoạt động của tim để cung cấp oxy và dinh dưỡng tới cơ thể.

Khói thuốc lá gây hại cho sức khỏe tim mạch

Khói thuốc lá gây hại cho sức khỏe tim mạch

Vì thế, hút thuốc lá là thói quen xấu gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch. Nếu bạn có thói quen này, hãy bỏ càng sớm càng tốt, nếu gặp khó khăn bạn có thể liên hệ với bác sĩ để có liệu trình bỏ thuốc đơn giản, hiệu quả hơn. Kể cả hút thuốc lá thụ động cũng gây ảnh hưởng xấu tương tự tới tim mạch, vì thế hãy tránh xa khói thuốc.

2.2. Thường xuyên theo dõi huyết áp

Chỉ số huyết áp là cơ sở đáng tin cậy cho thấy hoạt động của tim mạch có tốt hay không. Nếu huyết áp cao bất thường, tim sẽ phải làm việc gắng sức hơn bình thường. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra các bệnh tim mạch, trong đó có cao huyết áp.

Các bệnh tim mạch thường liên quan đến tình trạng tăng huyết áp gồm: suy tim, thiếu máu cơ tim cục bộ, bệnh cơ tim phì đại,… Vì thế theo dõi huyết áp thường xuyên bằng khám sức khỏe hoặc theo dõi với thiết bị tại nhà, nhất là đối tượng nguy cơ cao sẽ giúp phát hiện và can thiệp sớm nếu có bất thường về sức khỏe của tim.

2.3. Thực hiện chế độ ăn lành mạnh

Muốn duy trì, tăng cường sức khỏe tim mạch, chế độ dinh dưỡng giữ vai trò quan trọng, trong đó cần chú ý đặc biệt đến nhóm chất béo. Những chất béo lành mạnh giúp tim mạch hoạt động tốt hơn, nhưng những chất béo chuyển hóa (trans fat) là nguyên nhân gây phát triển bệnh tim mạch và đột quỵ. Vì thế nên hạn chế nạp vào chất béo chuyển hóa hoặc kiểm soát ở mức phù hợp.

Chế độ ăn kiểm soát trans fat giúp đảm bảo sức khỏe tim mạch

Chế độ ăn kiểm soát trans fat giúp đảm bảo sức khỏe tim mạch

Ở cả người đang có sức khỏe tim mạch yếu hay người bình thường, cắt giảm chất béo xấu trong chế độ ăn uống đều rất quan trọng. 

2.4. Kiểm soát cân nặng

Người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn nhiều lần so với người bình thường. Béo phì còn liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe như cholesterol cao (nguy cơ gây xơ vữa, tắc hẹp mạch máu), tăng huyết áp, đái tháo đường,…

Nếu bạn đang béo phì, hãy lên kế hoạch giảm cân khoa học và lành mạnh. Kiểm soát cân nặng kết hợp với luyện tập thể dục mới giúp bạn giảm cân, giảm huyết áp, duy trì nồng độ cholesterol ổn định cũng như nguy cơ bệnh tim mạch.

2.5. Ngủ đủ giấc

Giới trẻ hiện nay thường thức rất khuya, đồng hồ sinh học không khoa học và ổn định, khiến cho sức khỏe tim mạch cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thói quen ngủ muộn, ngủ không đủ giấc là một trong những nguyên nhân khiến bệnh tim mạch đang tăng lên ở giới trẻ.

Thời gian ngủ tốt nhất là 7 - 8 tiếng mỗi ngày, nên ngủ trước 11 giờ và đảm bảo giấc ngủ đêm liền. Hãy tập cho mình thói quen sinh học này để cơ thể nói chung cũng như bệnh tim mạch, huyết áp,… nói riêng được cải thiện.

Giấc ngủ giúp sức khỏe tim mạch được phục hồi và duy trì

Giấc ngủ giúp sức khỏe tim mạch được phục hồi và duy trì

Biết cách gìn giữ sức khỏe tim mạch sẽ giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh, một sức khỏe dẻo dai, đảm bảo một cuộc sống thư thái, thoải mái.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tự đo huyết áp tại nhà: những vấn đề nên biết

Đo huyết áp tại nhà là việc làm quen thuộc của nhiều người nhưng không phải ai cũng biết cách thực hiện đúng, đảm bảo cho kết quả chính xác. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc nhận định tình trạng sức khỏe và áp dụng biện pháp điều trị khi đo huyết áp sai cách. Bài viết dưới đây của MEDLATEC sẽ giúp bạn tránh được tình trạng này để tiến hành thao tác đơn giản và thu được chỉ số huyết áp đúng.
Ngày 21/06/2023

Nhận diện triệu chứng thiếu máu cơ tim và cách xử trí

Thiếu máu cơ tim là bệnh lý được xếp vào nhóm có nguy cơ hàng đầu dẫn đến tử vong và có thể gặp phải ở mọi độ tuổi. Nhận diện sớm triệu chứng của bệnh để điều trị ngay là cách tốt nhất để giảm thiểu biến chứng và bảo vệ sự sống.
Ngày 21/06/2023

Hạ đường huyết và những thông tin cơ bản cần ghi nhớ

Nhiều người bị hạ đường huyết do đói nhưng cũng có không ít người gặp phải tình trạng này do bệnh lý mắc phải. Hạ đường huyết có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là với bệnh nhân tiểu đường. Trong  nội dung được chia sẻ dưới đây, MEDLATEC sẽ liệt kê những vấn đề liên quan đến hạ đường huyết cần ghi nhớ để bạn đọc chủ động đối phó với tình trạng này
Ngày 20/06/2023

LAD là gì trong tim mạch? Định nghĩa và vai trò

Mạch LAD (Left Anterior Descending) là động mạch vành trái, một trong những mạch quan trọng nhất trong hệ thống tim mạch, đóng vai trò then chốt trong cung cấp máu và duy trì sự hoạt động cho trái tim. Ở bài viết này, MEDLATEC sẽ giúp bạn đọc khám phá sâu hơn về LAD là gì trong tim mạch, bao gồm định nghĩa, chức năng và những vấn đề liên quan.
Ngày 16/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp