Bệnh Parkinson ở người trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị | Medlatec

Bệnh Parkinson ở người trẻ: Nguyên nhân dấu hiệu và cách điều trị

Parkinson là căn bệnh xuất hiện do sự thoái hóa của hệ thần kinh trung ương. Thông thường, Parkinson thường xảy ra ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bệnh nhân mắc phải ở độ tuổi khá trẻ. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng bệnh Parkinson ở người trẻ.


11/12/2020 | Yếu tố nguy cơ và triệu chứng nhận diện bệnh Parkinson
11/12/2020 | Bệnh Parkinson có thể chữa khỏi không, điều trị như thế nào
19/10/2020 | Những triệu chứng nhận biết sớm bệnh Parkinson
25/09/2014 | Phát hiện cơ chế lây lan bệnh Parkinson trong não người

1. Tổng quan về bệnh Parkinson

Căn bệnh này nằm trong nhóm bệnh về rối loạn vận động (cụ thể là hệ thần kinh trung ương). Những rối loạn này dẫn đến khả năng giữ thăng bằng, cử động và kiểm soát cơ của bệnh nhân bị ảnh hưởng rất lớn. Thường thì nhóm người ngoài 60 tuổi sẽ rất dễ mắc bệnh này.

Bệnh Parkinson làm người bệnh khó kiểm soát các vận động của cơ thể

Bệnh Parkinson làm người bệnh khó kiểm soát các vận động của cơ thể

Tuy nhiên, gần đây ngày càng có nhiều trường hợp bệnh được chẩn đoán chỉ từ 25 đến 50 tuổi. Trường hợp này gọi là bệnh Parkinson ở người trẻ. Mặc dù ở bất kì độ tuổi nào, các dấu hiệu và triệu chứng khá tương tự nhau. Nhưng những ai mắc bệnh ở độ tuổi nhỏ sẽ dễ bị sang chấn tâm lý và gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý tình hình bệnh.

2. Các triệu chứng bệnh

Tùy vào thể trạng và các bệnh lý nền của mỗi bệnh nhân mà Parkinson sẽ khởi phát với những triệu chứng khác nhau. Nhưng nhìn một cách tổng quát, người bệnh sẽ thường gặp những triệu chứng điển hình sau đây:

  • Bị táo bón.

  • Mất khứu giác.

  • Rối loạn hành vi REM.

  • Rối loạn tâm trạng.

  • Hạ huyết áp theo tư thế hoặc mức huyết áp bị thấp khi đứng lên.

  • Khó ngủ, ngay cả trong trường hợp bạn đã ngủ nhiều vào ban ngày hoặc là quá ít vào ban đêm.

  • Bàng quang gặp vấn đề.

  • Bị rối loạn thị giác.

  • Ham muốn tình dục thay đổi.

  • Trọng lượng cơ thể bị thay đổi thất thường.

  • Thường xuyên mệt mỏi kéo dài.

  • Mắc các vấn đề liên quan đến nhận thức, chẳng hạn như bạn thường xuyên lú lẫn, khó ghi nhớ mọi thứ.

Bệnh gây khó khăn trong việc ghi nhớ

Bệnh gây khó khăn trong việc ghi nhớ

Ngoài ra, bệnh Parkinson ở người trẻ cũng làm cho người bệnh bị mắc một số vấn đề liên quan đến vận động, có thể kể đến như:

  • Các cơ bị run liên tục, ngay cả khi cơ thể đang nghỉ ngơi hay thư giãn

  • Chậm chạp, các chuyển động cơ không linh hoạt như bình thường

  • Bị cứng cơ

  • Khòm lưng

  • Dễ mất thăng bằng hoặc té ngã

3. Nguyên nhân gây ra bệnh 

Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa có lời giải chính xác. Nhưng theo ý kiến của các nhà nghiên cứu thì một phần bệnh Parkinson ở người trẻ khởi phát là do gen di truyền, yếu tố môi trường hoặc sự kết hợp của cả hai yếu tố trên.  

Thông thường, khi phần não bộ chuyên sản xuất hormone dopamine mất đi các tế bào dẫn đến bệnh Parkinson. Trách nhiệm của hormone Dopamine là gửi tín hiệu não liên quan đến việc điều khiển chuyển động của cơ thể. Việc này hay xảy ra ở độ tuổi ngoài 60 nhưng đôi khi sự đột biến gen sẽ làm cho bệnh nhân mắc Parkinson sớm hơn bình thường (độ tuổi 20).

Sự thiếu hụt hormone Dopamine gây bệnh Parkinson ở người trẻ tuổiSự thiếu hụt hormone Dopamine gây bệnh Parkinson ở người trẻ tuổi

Bên cạnh đó, một môi trường với nhiều hóa chất độc hại như thuốc diệt côn trùng, thuốc diệt nấm, thuốc diệt cỏ,… cũng dễ làm tăng các tác nhân gây nên chứng bệnh Parkinson. Cũng có thể vài bệnh nhân mắc phải Parkinson ở độ tuổi khá trẻ là do họ có tiếp xúc qua với chất độc màu da cam (từng được dùng trong Chiến tranh tại Việt Nam).

4. Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ

Bạn sẽ dễ mắc phải chứng bệnh này ở độ tuổi còn trẻ nếu trùng khớp với những yếu tố sau đây:

  • Là nam giới.

  • Sống trong các khu vực có chất ô nhiễm hữu cơ hoặc sống gần khu công nghiệp.

  • Tiếp xúc nhiều với chất hóa chất độc hại (ví dụ: mangan, chì,…).

  • Đã từng mắc các chân thương tại đầu.

  • Có tiếp xúc qua với chất diệt cỏ, nghiêm trọng hơn là chất độc màu da cam.

  • Thường xuyên phải tiếp xúc với chất biphenyl polychlorinated hoặc các dung môi hóa học.

 Thường xuyên tiếp xúc với các dung môi hóa học làm tăng nguy cơ mắc Parkinson

Thường xuyên tiếp xúc với các dung môi hóa học làm tăng nguy cơ mắc Parkinson

5. Bệnh Parkinson ở người trẻ được điều trị như thế nào?

Về cơ bản, việc điều trị có thể áp dụng nhiều phương pháp với mục tiêu chung là làm giảm quá trình tiến triển của bệnh. Bạn có thể đến gặp các bác sĩ chuyên môn để được kê đơn thuốc hoặc làm phẫu thuật DBS.

5.1. Dùng thuốc đặc trị

Khi mắc phải Parkinson, bạn có thể được bác sĩ kê các loại thuốc sau đây:

  • Levodopa: một chất hóa học có tác dụng chuyển đổi thành hormone dopamine. Nhưng nếu sử dụng thuốc này trong một thời gian dài dễ gây ra các tác dụng phụ cho bệnh nhân, điển hình là việc cử động không theo chủ ý.

  • Thuốc ức chế MAO-B: giúp cho các hormone dopamine trong não ít bị phân hủy.

  • Các chất ức chế catechol-O-methyltransferase: tăng tác dụng của Levodopa có trong não bộ.

  • Thuốc kháng Cholinergic: giảm chứng run của bệnh Parkinson.

  • Amantadine: thường được dùng giúp bạn có thể kiểm soát các cơ một cách dễ dàng hơn và tránh tình trạng cứng cơ.

Dùng thuốc đặc trị để giảm các triệu chứng bệnh

Dùng thuốc đặc trị để giảm các triệu chứng bệnh

Lưu ý: không tự ý sử dụng thuốc, cần theo chỉ định của bác sĩ!

5.2. Phẫu thuật DBS

Đây cũng được xem là một lựa chọn rất phù hợp cho những ai mắc chứng bệnh Parkinson ở người trẻ. Phương pháp này sẽ bảo vệ bạn khỏi các biến chứng của bệnh. Khi tiến hành thực hiện phẫu thuật, các điện cực sẽ được bác sĩ đặt vào một khu vực cụ thể trong não bộ. Thông qua sự kết nối với máy phát điện, những xung điện được lập trình từ trước sẽ được truyền đến não của bạn. Nhờ phẫu thuật DBS, những triệu chứng sau đây có thể được thuyên giảm:

  • Run chân, tay.

  • Cứng cơ bắp.

  • Chậm chạp trong các chuyển động của cơ thể.

  • Đi lại khó khăn.

6. Cách ngăn ngừa bệnh Parkinson ở người trẻ

Thực chất chưa có một phương pháp nào có thể ngăn sự khởi phát của Parkinson trong mọi độ tuổi. Nhưng bạn có thể áp dụng một trong các cách sau đây để giảm thiếu hết mức có thể rủi ro mắc Parkinson:

  • Uống caffeine: kết quả của một nghiên cứu gần đây cho thấy việc thường xuyên uống cafe sẽ giúp phục hồi các triệu chứng về vận động liên quan đến căn bệnh này.

Thường xuyên uống cafe để giảm các triệu chứng liên quan đến vận động

Thường xuyên uống cafe để giảm các triệu chứng liên quan đến vận động

  • Dùng thuốc chống viêm: theo các chuyên gia, việc dùng thuốc chống viêm có thể giúp chúng ta ngăn ngừa những biến chứng của bệnh Parkinson xuất hiện trên cơ thể những người ở độ tuổi trẻ.

  • Theo dõi mức vitamin D: một số trường hợp bệnh Parkinson ở người trẻ bắt nguồn từ việc thiếu vitamin D. Do đó, bạn nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày những thực phẩm chứa hàm lượng vitamin D lớn để tránh mắc phải căn bệnh này.

  • Thường xuyên tập thể dục: việc chăm chỉ rèn luyện thể chất mỗi ngày sẽ giảm khả năng bị cứng cơ bắp và nguy cơ mắc phải trầm cảm do căn bệnh Parkinson gây nên. Bên cạnh đó, nó còn giúp cải thiện và tăng khả năng vận động của cơ thể. Ngoài ra, tập thể dục thể thao cũng là một lối sống lý tưởng giúp bạn tránh xa bệnh Parkinson và các bệnh lý liên quan khác.

Tóm lại, bất cứ độ tuổi nào cũng có thể mắc phải chứng bệnh Parkinson. Do đó, bạn không nên ỷ lại vì còn trẻ nên chủ quan. Bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân cùng với các triệu chứng và yếu tố tăng khả năng gây bệnh Parkinson ở người trẻ. Từ đó, bạn có thể chọn ra cho mình phương pháp điều trị phù hợp. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề cần lưu tâm về bệnh nhồi máu não

Bệnh nhồi máu não được WHO liệt kê vào danh sách nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trên thế giới. Những biến chứng do căn bệnh này gây ra sẽ biến người bệnh trở thành gánh nặng đối với gia đình. Vì thế, phát hiện sớm để cấp cứu người bệnh kịp thời là cách tốt nhất để giảm thiểu gánh nặng do bệnh gây ra.
Ngày 21/06/2023

Cấu tạo của tiểu não như thế nào? Làm sao để bảo vệ tiểu não?

Tiểu não là một phần của bộ não và rất quan trọng đối với các hoạt động chuyển động của cơ thể chẳng hạn như khả năng đi lại, lái xe hay ném bóng,... Khi tiểu não bị ảnh hưởng hoặc gặp phải những vấn đề bất thường, người bệnh sẽ di chuyển khó khăn và khả năng phối hợp của cơ thể cũng giảm sút. Vậy cấu tạo của tiểu não như thế nào và phải làm sao để bảo vệ tiểu não?
Ngày 14/06/2023

Xung thần kinh và 6 bệnh lý thường gặp

Đối với cơ thể con người, hệ thần kinh là cơ quan có sự phân hóa cao nhất với các ống cùng một mạng lưới chằng chịt chạy khắp cơ thể. Quá trình hoạt động của hệ thần kinh cũng như sự hình thành nhận thức và tư duy của con người không kể không kể đến vai trò của xung thần kinh.
Ngày 14/06/2023

Cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà giúp cải thiện nhanh tình trạng

Đối với những đứa trẻ tự kỷ, cùng với việc tuân thủ theo chỉ dẫn của chuyên gia, vai trò của gia đình, của các bậc phụ huynh rất quan trọng, có thể quyết định tới thành công, hiệu quả việc chữa trị. Vậy có thể thực hiện những cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà nào?
Ngày 12/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp