Bệnh Parkinson điển hình với triệu chứng khởi đầu là run tay sau đó là những khó khăn trong vận động gây cản trở nhiều đến đời sống sinh hoạt. Càng tiến triển nặng bệnh càng gây ra hệ lụy nguy hiểm. Vậy có thể chữa khỏi bệnh lý này không, điều trị bằng cách nào, bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp điều đó.
19/10/2020 | Những triệu chứng nhận biết sớm bệnh Parkinson 25/09/2014 | Phát hiện cơ chế lây lan bệnh Parkinson trong não người 22/05/2013 | Parkinson Bệnh của người cao tuổi
1. Bệnh Parkinson có thể chữa khỏi không?
Những triệu chứng do bệnh Parkinson gây ra là rào cản không nhỏ đối với cuộc sống và công việc thường ngày của người bệnh. Đây là bệnh lý có tính chất diễn tiến dần dần trong nhiều năm liền.
Parkinson có thể kiểm soát tốt bằng thuốc trong nhiều năm liền nếu được điều trị sớm
Đến nay y học vẫn chưa tìm ra được biện pháp điều trị khỏi hẳn Parkinson nhưng nếu được can thiệp điều trị kịp thời thì bệnh vẫn được kiểm soát tốt. Thực tế cho thấy hầu hết bệnh nhân làm được điều này đã duy trì được cuộc sống và công việc trong thời gian dài vì thuốc có thể làm giảm triệu chứng của bệnh rất tốt.
2.1. Triệu chứng bệnh
- Ở giai đoạn đầu của bệnh người mắc Parkinson thường cảm thấy đau cơ, run, mệt mỏi, vụng về khi thực hiện những động tác đơn giản. Tuy nhiên, đây chỉ là những triệu chứng không liên tục và tương đối kín đáo nên hay bị bỏ qua.
- Bước sang giai đoạn sau, các triệu chứng của bệnh sẽ trở nên rõ ràng hơn như:
+ Run: nhiều năm đầu hiện tượng run chỉ xảy ra ở một bên cơ thể, chủ yếu là đầu ngón tay, thường xuất hiện khi nghỉ ngơi với tần số 4 - 8 chu kỳ/giây. Cũng có một số trường hợp không có triệu chứng này.
+ Cơ cứng: thường gặp nhất ở các cơ chống đối với trọng lực khiến cho người bệnh có tư thế nửa gấp, phản xạ tư thế tăng.
+ Giảm vận động: các động tác tự nhiên khi cử động tay chân, nét mặt bỗng nhiên mất đi nên người bệnh rất khó biểu lộ tình cảm thông qua khuôn mặt. Mức độ giảm vận động có liên quan nhiều nhất tới mức độ tổn thương liềm đen và mức độ cứng cơ.
Người bị bệnh Parkinson thường run tay và vận động kém
+ Rối loạn cảm giác: đứng ngồi không yên, dễ thấy nóng bức, loạn cảm đau.
+ Rối loạn thần kinh thực vật: phù, tím tái đầu các ngón tay ngón chân, hạ huyết áp tư thế, rối loạn chức năng dạ dày, rối loạn bàng quang cấp,...
+ Rối loạn tâm thần: ảo thị, sa sút trí tuệ, trầm cảm,...
2.2. Phân loại nhóm bệnh
Bệnh Parkinson gồm 4 nhóm chính:
- Parkinson vô căn: đây là nhóm không thể xác định rõ được căn nguyên của bệnh, triệu chứng điển hình gồm: cứng khớp, di chuyển chậm, run rẩy.
- Parkinson kết hợp với thoái hóa hệ thống.
- Parkinson mạch máu: nhóm bệnh này có liên quan đến sự hạn chế khả năng cung cấp máu lên não, chủ yếu xảy ra ở người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường hoặc bị đột quỵ nhẹ. Người bệnh thường có triệu chứng: trí nhớ sa sút, tiểu thiếu tự chủ, đi lại khó.
- Parkinson do thuốc: sau khi sử dụng một số loại thuốc đặc biệt để điều trị, nhiều người được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson. Điển hình trong đó phải kể đến thuốc điều trị tâm thần phân liệt và dopamine gây rối loạn hoạt động.
3. Chẩn đoán và điều trị bệnh Parkinson
3.1. Chẩn đoán
Cho tới nay về cơ bản vẫn chưa có một xét nghiệm nào có thể dùng để chẩn đoán chính xác bệnh Parkinson. Việc chẩn đoán do bác sĩ thực hiện chủ yếu dựa trên những triệu chứng vận động. Nếu nghi ngờ về bệnh lý này Parkinson ở bệnh nhân có run cơ một bên khi nghỉ ngơi hoặc giảm vận động thì trong khi khám, làm test ngón tay chỉ mũi bác sĩ sẽ quan sát thấy triệu chứng run biến mất.
Sau khi chẩn đoán đúng, điều trị Parkinson bằng thuốc là phương pháp phổ biến đang được áp dụng hiện nay
Ngoài ra, khi khám thần kinh bác sĩ cũng sẽ nhận thấy người bệnh không thể thực hiện được các động tác kế tiếp nhanh hoặc luân phiên. Mặc dù các phản xạ của bệnh nhân bình thường, nhưng họ có thể tăng trương lực cơ hoặc gặp khó khăn do run. Bên cạnh đó, các triệu chứng như: mặt biểu cảm kém, dáng đi bất thường, phản xạ tư thế giảm,... cũng có thể hỗ trợ chẩn đoán bệnh Parkinson.
Đối với người cao tuổi, cần phải loại trừ các nguyên nhân khác có thể làm giảm triệu chứng dáng đi ngắn hoặc chuyển động tự phát như suy giáp, trầm cảm nặng, dùng thuốc an thần, thuốc chống nôn,... trước khi chẩn đoán sự xuất hiện của bệnh Parkinson.
Về cơ bản, ngay cả đối với bác sĩ thần kinh chuyên sâu về bệnh lý này cũng có khi phải theo dõi bệnh một thời gian, rồi mới đưa ra kết luận chắc chắn về bệnh. Các chỉ định chẩn đoán hình ảnh chỉ được thực hiện khi người bệnh có những đặc điểm lâm sàng không điển hình.
3.2. Điều trị bệnh
- Sử dụng thuốc
Hiện nay, dùng thuốc điều trị giảm triệu chứng cho bệnh nhân Parkinson được xem là phương pháp phổ biến. Việc dùng thuốc có thể kiểm soát bệnh tốt khoảng 4 - 5 năm kể từ thời điểm bệnh khởi phát. Giai đoạn sau việc đáp ứng thuốc trở nên kém hơn, cần tăng liều nên cũng có nhiều biến chứng do thuốc gây ra. Quá trình sử dụng thuốc của người bệnh cần được theo dõi thường xuyên để có sự điều chỉnh liều lượng phù hợp, tránh ngộ độc làm bệnh nặng hơn.
- Vật lý trị liệu
Bên cạnh việc dùng thuốc người bệnh cũng cần vật lý trị liệu để hồi phục chức năng vận động, khắc phục tàn tật, cải thiện chất lượng cuộc sống. Những buổi luyện tập này cần được thực hiện tại các trung tâm hoặc cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa Phục hồi chức năng. Ngoài ra, một số bài tập tự luyện tại nhà cũng sẽ được bác sĩ hướng dẫn cho người bệnh.
- Phẫu thuật
Khi không đáp ứng với phẫu thuật, tùy từng trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật bằng cách:
+ Làm tổn thương cấu trúc nhỏ trong não để thay đổi chức năng của nó.
+ Kích thích não sâu.
+ Cấy ghép mô thần kinh.
+ Dùng tia gamma.
Như vậy có thể thấy, tuy chưa thể điều trị khỏi hoàn toàn nhưng nếu được phát hiện và chữa trị từ giai đoạn sớm, bệnh Parkinson có thể được kiểm soát rất tốt và chất lượng cuộc sống của người bệnh được nâng lên nhiều. Vì thế, hãy chú ý để không bỏ qua giai đoạn vàng này.
Nếu cần tư vấn cụ thể hơn để tránh nhận diện sai bệnh, hãy gọi ngay hotline 1900 56 56 56, chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn sàng chia sẻ với bạn những thông tin hữu ích và chính xác nhất.