Thalassemia là một bệnh lý huyết học bẩm sinh có nguồn gốc từ gen di truyền. Bệnh được chia thành nhiều thể khác nhau trong đó có Thalassemia thể ẩn. Đây là một dạng của tan máu bẩm sinh ở mức độ nhẹ nên nhiều người thường chủ quan. Vậy tan máu bẩm sinh ở thể ẩn có gây nguy hiểm không?
23/08/2022 | Xét nghiệm Thalassemia có cần thiết không? Nên khám ở đâu? 24/02/2022 | Bệnh Thalassemia là gì và có điều trị khỏi được không? 09/02/2022 | Nhiều người muốn biết: Bệnh Thalassemia có điều trị được không?
1. Tìm hiểu chung về bệnh Thalassemia
Thalassemia là bệnh tan máu bẩm sinh hay thiếu máu do tan máu, xảy ra khi lượng hồng cầu trong máu giảm thấp, hình thành Hemoglobin bất thường. Khi tình trạng máu xảy ra, hồng cầu của người bệnh sẽ bị phá hủy sớm dẫn đến thiếu máu hoặc tích tụ sắt. Dựa vào sự thiếu hụt tổng hợp chuỗi Globin trong huyết sắc tố có thể chia Thalassemia thành nhiều loại nhưng thường gặp nhất là:
Thalassemia là bệnh tan máu bẩm sinh do gen di truyền gây thiếu máu và thừa Fe
Ngoài ra còn có thể gặp các bất thường huyết sắc tố khác đi kèm với HbE. Người bị tan máu bẩm sinh có thể là do mang gen di truyền từ bố hoặc mẹ hay cả hai. Nhiều trường hợp tan máu bẩm sinh không gây bất kỳ triệu chứng nào gọi là Thalassemia thể ẩn nhưng cũng có trẻ bị nặng với các biểu hiện phức tạp và đôi khi còn nguy hiểm.
2. Các thể của Thalassemia
Để biết Thalassemia có nguy hiểm không thì cần phải tìm hiểu về các thể của bệnh tan máu bẩm sinh. Dựa vào mức độ bệnh lý có thể chia bệnh tan máu bẩm sinh thành các thể như sau:
Thalassemia thể ẩn
Thalassemia thể ẩn là thể nhẹ, không quá nguy hiểm. Người bệnh có mang gen của bệnh tan máu bẩm sinh nhưng không có bất kỳ triệu chứng nào. Một số trường hợp có thể gây thiếu máu nhẹ nhưng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Hầu hết trường hợp Thalassemia thể nhẹ được phát hiện qua kiểm tra chuyên sâu
Chính vì không có biểu hiện nên việc nhận biết ở giai đoạn này gặp nhiều khó khăn. Hầu hết các trường được phát hiện khi đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn hoặc thông qua các kiểm tra sức khỏe khác.
Thalassemia thể trung gian và nặng
Ở dạng này, người bệnh đã có những triệu chứng rõ ràng của tan máu bẩm sinh. Nếu những trường hợp này không được theo dõi và kiểm soát tốt thì nguy cơ cao đe dọa tính mạng. Các dấu hiệu để nhận biết bệnh nhân thiếu máu do Thalassemia:
-
Người xanh xao, da và củng mạc mắt đổi màu vàng.
-
Có thể thấy rõ tình trạng trẻ chậm phát triển về thể chất hay thậm chí không phát triển.
-
Cơ thể thường xuyên xuất hiện tình trạng sốt, tiêu chảy hoặc các rối loạn tiêu hóa khác.
-
Cơ thể dễ bị nhiễm trùng và khó hồi phục.
-
Nếu tình trạng chuyển hướng nghiêm trọng có thể dẫn đến gan, lách to,...
3. Thalassemia thể ẩn có cần điều trị không?
Thông qua các phương pháp kiểm tra liên quan, bác sĩ có thể phát hiện và đánh giá chính xác tình trạng hay các thể của bệnh Thalassemia. Tùy vào tình trạng sức khỏe, các thể bệnh lý Thalassemia và điều kiện tài chính của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ cho chỉ định về phương pháp điều trị thích hợp.
Cách xử lý đối với bệnh nhân Thalassemia thể ẩn
Đối với Thalassemia thể nhẹ thì hầu hết các trường hợp đều không cần điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cần phải theo dõi sức khỏe thường xuyên để kiểm soát bệnh, tránh trường hợp bệnh chuyển sang thể trung gian và nặng khiến cho việc điều trị gặp khó khăn và tốn kém. Bên cạnh đó, người bệnh cần phải thay đổi chế độ sinh hoạt nhằm kiểm soát bệnh tốt hơn.
Thay đổi chế độ sinh hoạt để kiểm soát Thalassemia kể cả với thể ẩn
Những phương pháp kiểm soát Thalassemia
Những phương pháp kiểm soát Thalassemia thể ẩn dưới đây được áp dụng đồng thời với các thể khác của tan máu bẩm sinh để hỗ trợ điều trị mà người bệnh cần chú ý thực hiện là:
-
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng, tăng các loại thực phẩm chứa nhiều năng lượng và chất oxy hóa tự nhiên.
-
Kiểm soát lượng sắt nạp vào cơ thể bao gồm dinh dưỡng hàng ngày và các loại thực phẩm chức năng.
-
Tham khảo ý kiến bác sĩ về các thực phẩm bổ sung như Acid Folic để tái tạo hồng cầu mới.
-
Những trường hợp cơ thể không hấp thụ được Canxi và Vitamin D thì cần hỏi bác sĩ để bổ sung để tránh gây ảnh hưởng hệ xương khớp.
-
Hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng vì có thể khiến cho tình trạng Thalassemia thể ẩn chuyển hướng nặng bằng cách vệ sinh thân thể sạch sẽ, rửa tay thường xuyên.
-
Trong trường hợp cơ thể xuất hiện vết thương hở cần phải giữ vệ sinh, rửa sạch bằng nước muối sinh lý và sử dụng dung dịch sát khuẩn, tránh tiếp xúc với người bị bệnh khác.
-
Tiêm các loại vắc xin chống nhiễm trùng như viêm gan B, viêm màng não,...để đảm bảo an toàn cho cơ thể.
Trong trường hợp người bị tan máu bẩm sinh ở thể trung gian và nặng, bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp điều trị bao gồm truyền máu, ghép tủy xương, phẫu thuật cắt lách hoặc túi mật, sử dụng thuốc và chất hỗ trợ. Bên cạnh đó, người bệnh cần tiến hành thải sắt ra khỏi cơ thể để tránh tình trạng tích tụ quá nhiều gây biến chứng nguy hiểm.
Những trường hợp bệnh Thalassemia nặng cần truyền máu định kỳ kết hợp thải sắt
Đặc biệt, các bậc phụ huynh cần chú ý nếu thai nhi mang gen di truyền mắc bệnh ngay khi còn trong bụng mẹ sẽ rất nguy hiểm. Do đó, nếu trường hợp ba mẹ bị tan máu bẩm sinh kể cả các trường hợp Thalassemia thể ẩn thì tốt nhất nên tiến hành sàng lọc để giảm tỷ lệ trẻ mắc bệnh.
Trên đây là những chia sẻ về trường hợp Thalassemia thể ẩn cùng các thông tin liên quan. Tan máu bẩm sinh là căn bệnh nguy hiểm, nếu bệnh ở thể nặng sẽ khó điều trị, cần phải truyền máu định kỳ vừa tốn kém vừa làm giảm chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy để phát hiện sớm bệnh tan máu bẩm sinh, đặc biệt là những trường hợp Thalassemia thể nhẹ không có biểu hiện thì bạn nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.
Để được tư vấn những thắc mắc liên quan Thalassemia thể ẩn nói riêng hoặc bệnh tan máu bẩm sinh cũng như các bệnh lý khác nói chung, quý khách hàng có thể đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa tại Hệ thống Y tế MEDLATEC . Ngoài ra, quý khách hàng có thể sử dụng dịch vụ xét nghiệm tận nơi của MEDLATEC an toàn, tiện lợi, chỉ mất thêm phụ phí 10.000VNĐ chi phí đi lại lấy mẫu và trả kết quả.
Để được tư vấn hoặc đặt lịch khám, xét nghiệm tại MEDLATEC, quý khách vui lòng gọi đến tổng đài của bệnh viện theo số 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.