Những triệu chứng nhận biết sớm bệnh Parkinson | Medlatec

Những triệu chứng nhận biết sớm bệnh Parkinson

Parkinson là bệnh do rối loạn thoái hóa của hệ thần kinh trung ương gây nên. Người bệnh sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng vận động, bị mất thăng bằng và khả năng kiểm soát cơ. Bệnh này thường gặp ở người già. Tuy nhiên, ngay ở độ tuổi trung niên, bệnh đã bắt đầu có những dấu hiệu cảnh báo sớm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về vấn đề sức khỏe đáng chú ý này.


12/05/2020 | Bệnh Parkinson là gì, nguyên nhân và cách điều trị

1. Bệnh Parkinson là gì?

Parkinson nằm trong nhóm những bệnh rối loạn vận động. Cụ thể, bệnh là do tình trạng rối loạn thoái hóa của hệ thần kinh trung ương. Từ những rối loạn này đã gây ảnh hưởng đến tình trạng cử động, khả năng giữ thăng bằng và kiểm soát cơ của người bệnh.

Bệnh nhân parkinson thường bị run tay chân
Bệnh nhân thường bị run tay chân

Hiện tại chưa có loại thuốc giúp điều trị bệnh dứt điểm nên phần lớn bệnh nhân sẽ được áp dụng những phác đồ tập trung vào kiểm soát triệu chứng của bệnh, giúp người bệnh có thể sống chung với bệnh trong nhiều năm một cách dễ dàng hơn. 

2. Nguyên nhân nào dẫn đến Bệnh Parkinson?

Y học hiện đại vẫn chưa tìm ra những nguyên nhân cụ thể gây ra căn bệnh này. Tuy nhiên, những nghiên cứu cho thấy, trong cơ thể của người bệnh Parkinson, hàm lượng Dopamine bị giảm đi đáng kể. 

Dopamine là chất dẫn truyền thần kinh, chất này tập trung nhiều ở vùng hạch của đáy não. Nhiệm vụ của nó là dẫn truyền tín hiệu giữa các sợi thần kinh trong não và có vai trò giúp chúng ta giữ thăng bằng và vận động tốt. Trong trường hợp những tế bào não bị thoái hóa, giảm hoặc mất khả năng sản xuất Dopamine thì cơ thể sẽ dễ bị mất thăng bằng, khó khăn khi vận động. 

Bên cạnh nguyên nhân trên, bệnh cũng có thể do một số nguyên nhân khác gây ra:

Tuổi tác: Những người già thường có xu hướng giảm lượng Dopamine và có nguy cơ cao mắc bệnh. 

Môi trường: Thường xuyên làm việc, tiếp xúc với những chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,… sẽ khiến sức khỏe bị ảnh hưởng rất nhiều và trong đó cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson so với những người sống và làm việc trong môi trường trong lành, an toàn. 

Chấn thương sọ não: Các trường hợp từng bị chấn thương sọ não cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người khỏe mạnh. 

Di truyền: Trong gia đình có người mang bệnh thì bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. 

3. Triệu chứng của bệnh Parkinson

3.1. Triệu chứng cảnh báo sớm 

Bệnh thường gặp ở đối tượng người cao tuổi. Tuy nhiên, ngay từ độ tuổi trung niên, bệnh cũng có thể xuất hiện những triệu chứng cảnh báo sớm. Vì thế, nếu xuất hiện những vấn đề này ở độ tuổi trung niên thì bạn cần đặc biệt cảnh giác với chứng parkinson. 

Hàm lượng Dopamine trong não của người bệnh bị giảm đi đáng kể
Hàm lượng Dopamine trong não của người bệnh bị giảm đi đáng kể

Khứu giác kém: Theo thống kê, khoảng 90% bệnh nhân Parkinson bị mất chức năng khứu giác. Phần lớn người bệnh sẽ cảm nhận được khứu giác có sự thay đổi trước khi họ mắc chứng run rẩy và gặp phải những khó khăn khi vận động. 

Rối loạn giấc ngủ: Người bệnh có thể la hét, nói chuyện khi ngủ hoặc thậm chí có thể tự làm cơ thể bị thương khi đang ngủ. Nếu mức độ rối loạn giấc ngủ càng nặng, thì nguy cơ mắc bệnh sẽ càng cao. 

Vấn đề về đường tiêu hóa và nhu động ruột: Táo bón là một bệnh nhưng cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh khác. Trong đó, nó cũng là một dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh Parkinson. 

Thường xuyên lo lắng: Sự mất cân bằng hoạt động ở não bộ cũng có thể dẫn đến căn bệnh này. Biểu hiện của nó là người bệnh thường xuyên cảm thấy bất an, lo lắng. Triệu chứng này sẽ có thể xuất hiện khoảng 10 năm trước khi bệnh nhân được xác định bệnh. 

3.2. Triệu chứng nhận biết bệnh 

Ở giai đoạn đầu, người bệnh cảm nhận được sự mệt mỏi và khả năng vận động chậm hơn bình thường. Bệnh nhân sẽ có những triệu chứng khá rõ ràng hơn khi bệnh tiến triển nặng. Cụ thể là những dấu hiệu dưới đây: 

Run: Đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh. Phần tay, chân, môi hay lưỡi,… của bệnh nhân thường bị run khi nghỉ. Người bệnh càng tập trung, càng xúc động thì sẽ càng thấy rõ độ run. Khi bệnh nhân ngủ, vận động, tình trạng run có thể tạm thời mất đi nhưng ngay sau đó có thể tái diễn. 

Cơ co cứng: Phần cổ vai hay lưng của người bệnh thường bị tê cứng, hay chảy nước dãi và đôi khi bị thay đổi cả giọng nói. Người bệnh ít khi chớp mắt và khuôn mặt dễ bị đơ cứng, giảm khả năng biểu đạt cảm xúc. 

Khó khăn khi vận động: Người mắc bệnh Parkinson thường gặp nhiều khó khăn khi vận động vì cơ và xương bị co cứng. Khoảng cách giữa các bước đi ngắn dần và bên cạnh đó, tốc độ vận động cũng giảm sút và người bệnh thường cảm thấy vô cùng khó khăn. Nhiều trường hợp phải nhờ đến sự trợ giúp của người khác và ảnh hưởng khá nhiều đến sinh hoạt thường ngày. 

Người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt
Người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt

Tư thế gấp: Bệnh nhân có dáng đi bất thường và thường bị dồn cơ thể về phía trước vì thế họ dễ bị ngã khi có tác động nhẹ từ phía sau. 

Ngoài ra người bệnh sẽ có thể bị suy giảm trí nhớ, đổ mồ hôi liên tục, hạ huyết áp, tiểu không tự chủ,…

4. Phương pháp điều trị bệnh

Parkinson là bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng khiến người bệnh vô cùng khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Vì thế, phát hiện và điều trị bệnh sớm là rất quan trọng để ngăn chặn nguy cơ bệnh tiến triển nặng. 

Tùy vào từng trường hợp bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân dùng một số loại thuốc đặc trị. Nếu không đạt hiệu quả tốt, có thể điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, chẳng hạn như phẫu thuật định vị hay kích thích điện vùng liềm đen - thể vận và ghép mô thần kinh.

Nên thường xuyên tập luyện để cải thiện tình trạng bệnh

Nên thường xuyên tập luyện để cải thiện tình trạng bệnh

Một biện pháp điều trị khác đó là phục hồi chức năng. Người bệnh có thể được chữa bệnh bằng phương pháp vật lý trị liệu để cải thiện tình trạng rối loạn thăng bằng, tăng khả năng vận động. Phương pháp trị liệu ngôn ngữ giúp bệnh nhân cải thiện về giọng nói và khả năng nuốt. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tập luyện những bài tập thái cực quyền hay yoga hoặc các bài dưỡng sinh để cải thiện khả năng vận động.

Mọi thắc mắc về bệnh và mong muốn đặt lịch khám sớm, bạn có thể gọi đến đường dây nóng 1900 56 56 56, chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp