Những căn bệnh về xương khớp có thể gây ra rất nhiều bất tiện và nguy hiểm cho cơ thể, trong đó không thể không kể đến bệnh hoại tử xương. Vậy, bệnh hoại tử xương là gì và điều trị thế nào? Hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu trong bài viết sau.
15/06/2022 | Kỹ thuật chụp X - quang xương ức thẳng nghiêng 05/05/2022 | Bệnh xương thủy tinh là gì? Có chữa được không? 29/03/2022 | Chuyên gia giải đáp: Bệnh đa u tủy xương nguy hiểm như thế nào?
1. Bệnh hoại tử xương là gì, nguyên nhân do đâu?
Bệnh xuất hiện khi xương ở trong tình trạng nhồi máu khu trú một cách tự phát hoặc là có thể xác định được nguyên nhân cụ thể, gây ra đau đớn, làm việc vận động bị hạn chế, có thể dẫn đến thoái hóa, phá hủy khớp.
Bệnh lý này hay xảy ra nhất đối với chỏm xương đùi (hay còn gọi là khớp háng), chỏm xương cánh tay (vai) và khớp gối, trong khi ít ảnh hưởng tới cổ chân, tay.
Có thể kể ra đây nguyên nhân gây ra bệnh gồm do chấn thương hoặc không do chấn thương.
Xương bị hoại tử là điều không ai muốn bởi có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng
Với nguyên nhân là do chấn thương
Mang tính phổ biến, thường gặp, trong đó, phần lớn là do gãy dưới chỏm xương đùi có xuất hiện sự di lệch, số rất ít do liên mấu chuyển bị gãy. Khi xương gãy hoặc bị trật khớp có thể gây chèn ép hoặc đứt mạch máu kế cận, khiến việc nuôi dưỡng xương bị gián đoạn dẫn đến hoại tử.
Điều này thường gặp hơn ở các trường hợp tổn thương xương nặng, song đôi khi, một hiện tượng tưởng như đơn giản là trật khớp nếu không được xác định đúng và xử lý kịp thời thì cũng có thể dẫn tới hậu quả này.
Với nguyên nhân không do chấn thương
Xương vẫn có thể bị hoại tử nếu bạn thuộc một trong những trường hợp sau đây
-
Người thường xuyên uống và uống nhiều rượu: nguy cơ mắc là khá cao, đặc biệt, khi bạn uống hơn 500ml ethanol trong một tuần và kéo dài trong nhiều năm.
-
Những trường hợp dùng thuốc có chứa thành phần corticosteroid liên tục, dài ngày hoặc mắc các bệnh phải dùng thuốc dòng corticoid để điều trị như bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Đặc biệt, hoại tử xương hàm dễ xảy ra khi dùng bisphosphonate liều cao điều trị qua đường tĩnh mạch.
-
Đối với những người lớn tuổi, phổ biến hơn ở phụ nữ, có thể mắc hoại tử xương ở khớp gối một cách tự phát với nguyên nhân gãy xương do các hoạt động thông thường.
-
Những người mắc phải một số bệnh lý thuộc về di truyền, chẳng hạn như rối loạn đông máu mà nguyên nhân là do thiếu: kháng thể kháng cardiolipin, protein C, S hoặc antithrombin III.
Rượu là căn nguyên của nhiều loại bệnh lý
2. Dấu hiệu nhận biết
Trong một vài tuần hoặc vài tháng đầu, vùng xương này có thể không xuất hiện triệu chứng sau khi tổn thương mạch máu. Sau đó, đau sẽ tăng dần, đặc biệt khi vận động hoặc chịu sức ép lớn và có thể thuyên giảm khi được nghỉ ngơi. Tùy vùng xương bị hoại tử mà các dấu hiệu cũng có sự khác biệt.
-
Tại khớp háng, cơn đau có khả năng lan rộng sang mông hoặc xuống vùng đùi, gây nhiều khó khăn cho đi lại và vận động.
-
Hoại tử tự phát ở khớp gối có thể gây đau gối bất thường, đột ngột không có dấu hiệu trước đó. Vùng đau thường là ở vị trí mâm chày và ở mặt trong lồi cầu của xương đùi mà không gồm viêm, đau diễn ra khi tràn dịch khớp, chạm vào hoặc vận động.
-
Đối với xương cánh tay, so với khớp gối cùng như khớp háng, hiện tượng đau, tàn tật thường ít gặp hơn.
-
Bệnh tiến triển nặng sẽ khiến người mắc đau, có thể bị tràn dịch khiến cho việc vận động bị hạn chế.
Các cơn đau và vận động bị hạn chế là triệu chứng điển hình
3. Phương pháp chẩn đoán
Những bệnh nhân thuộc các trường hợp như gãy xương tại các vị trí nguy cơ cao hoặc xuất hiện hiện tượng đau dai dẳng ở các khớp: gối, háng hay vai thường thuộc diện nghi ngờ mắc bệnh.
Việc thực hiện chụp X - quang có thể không phát hiện được những bất thường trong giai đoạn đầu nên người bệnh thường được chỉ định chụp MRI để hiệu quả cao hơn.
Kỹ thuật xạ hình xương hoặc xét nghiệm máu mang lại những hiệu quả không thật sự cao trong chẩn đoán song có thể phát hiện ra những bệnh lý kèm theo như rối loạn lipid máu hay đông máu bất thường.
4. Cách điều trị
Bệnh có thể được điều trị theo hướng thực hiện phẫu thuật hoặc không phẫu thuật, nhằm mục đích là ngăn chặn đà phát triển cũng như giúp bảo tồn khớp.
Đối với phương pháp không thực hiện phẫu thuật
-
Thường được chỉ định với hoại tử phạm vi nhỏ hoặc không xuất hiện triệu chứng hay khi vị trí bệnh xuất hiện tại xương khớp gối.
-
Phương pháp áp dụng bao gồm: nghỉ ngơi hợp lý, sử dụng thuốc giảm đau, thuốc khắc phục tình trạng loãng xương hay vật lý trị liệu (bằng trường điện tử hay sóng âm).
Đối với việc sử dụng phẫu thuật
Có thể mang lại hiệu quả cao đặc biệt khi vị trí hoại tử là chỏm xương đùi bởi đây là vị trí nguy hiểm nhất.
-
Phổ biến nhất là giải chèn ép lõi bởi phương pháp này không gây sự phá hủy cho khớp trong khi vẫn khiến cho vùng tổn thương được liền lại. Đây là kỹ thuật chú trọng vào khả năng tự sửa chữa của xương, đơn giản lại ít gây ra biến chứng.
-
Phẫu thuật phức tạp hơn đó là cắt đầu gần xương đùi cùng với ghép xương có thể kèm hay không kèm mạch máu.
-
Thay khớp háng bằng phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp chỏm xương đùi bị xẹp và ổ cối thoái hóa cũng ít có biến chứng và tác dụng tốt trong tăng khả năng vận động ở người bệnh.
-
Dùng tủy tự thân để tiêm vào vùng hoại tử tại xương háng hiện cũng đang là hướng điều trị nhiều hứa hẹn.
Đối với cơ thể, hệ xương khớp đóng vai trò cực kỳ quan trọng, không chỉ tạo khung bảo vệ cho các cơ quan bên trong, thực hiện việc chuyển động mà tủy xương còn là nhân tố chính trong tái tạo tế bào máu. Do đó, cần tiến hành can thiệp y tế ngay khi gặp các vấn đề liên quan đến xương khớp. Đặc biệt, hoại tử xương cần được phát hiện sớm và kịp thời điều trị nhằm tránh được những biến chứng có thể xảy ra.
Chụp MRI mang lại sự chẩn đoán bệnh rất hiệu quả
Với nhiều năm kinh nghiệm và nguồn nhân lực cũng như hệ thống máy móc hiện đại, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã thăm khám, chữa trị cho hàng nghìn trường hợp mắc các bệnh lý về xương khớp, từ đơn giản đến chuyên sâu.
Khi có nhu cầu phát hiện, điều trị bệnh hoại tử xương, bạn có thể đến khoa Cơ xương khớp - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được các bác sĩ thực hiện hội chẩn, đánh giá tình trạng, điều trị để sức khỏe có thể được phục hồi nhanh nhất nhằm trở lại cuộc sống bình thường.
Hy vọng những thông tin trên đã làm rõ băn khoăn bệnh hoại tử xương là gì và điều trị thế nào. Bạn có thể đến Bệnh viện hoặc phòng khám có địa chỉ gần nhất hay bấm số máy 1900 56 56 56 khi cần được hướng dẫn cũng như tư vấn thêm.