Giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở chân do tĩnh mạch chịu áp lực lớn trong thời gian dài dẫn đến giãn nở rộng và xoắn lại. Tình trạng giãn tĩnh mạch không thể điều trị hoàn toàn, tuy nhiên nếu chăm chỉ luyện tập bạn có thể kiểm soát bệnh phần nào, giảm triệu chứng và biến chứng. Dưới đây là những bài tập suy giãn tĩnh mạch, hỗ trợ trị bệnh hiệu quả tại nhà.
03/06/2022 | Xoa bóp giãn tĩnh mạch - Phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả 02/06/2022 | Gợi ý bài tập giãn tĩnh mạch chân giúp cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả 28/02/2022 | Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh hiệu quả
1. Chuyên gia tư vấn: suy giãn tĩnh mạch là gì?
Giãn tĩnh mạch là tình trạng tĩnh mạch bị giãn nở rộng và xoắn lại, các tĩnh mạch nằm nông ngay gần bề mặt da bị giãn sẽ thấy rõ chúng nổi màu xanh hoặc tím đậm lên bề mặt da. Các tĩnh mạch có vai trò vận chuyển máu từ các cơ quan về tim, tình trạng giãn tĩnh mạch khiến lượng máu lưu thông giảm, khó kiểm soát.
Chân là bộ phận dễ bị suy giãn tĩnh mạch, đặc biệt ở người phải đứng trong thời gian dài
Thực tế suy giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở nhiều cơ quan trong cơ thể như thực quản, hậu môn, bìu nhưng phổ biến nhất vẫn là suy giãn tĩnh mạch chân. Tình trạng này gây ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh, gây ra những triệu chứng như:
-
Thường xuyên bị chuột rút do lưu thông máu kém, đặc biệt vào ban đêm.
-
Tình trạng chân bị căng tức, nhói đau.
-
Sưng chân và mắt cá chân.
-
Đau, nặng nề, khó chịu ở chân.
-
Da phía trên phần tĩnh mạch bị suy giãn trở nên khô, ngứa, mỏng dần.
Nếu người bệnh phải đứng lâu hoặc khi trời nóng, triệu chứng suy giãn tĩnh mạch thường tăng lên. Ngược lại khi đi bộ, nghỉ ngơi thì triệu chứng suy giãn tĩnh mạch sẽ giảm đi song không thể khắc phục hoàn toàn.
Một chế độ tập luyện hợp lý sẽ giúp kiểm soát suy giãn tĩnh mạch hiệu quả
Các nghiên cứu đã chỉ ra, tập luyện thường xuyên, phù hợp có thể giảm bớt tình trạng, triệu chứng và biến chứng của suy giãn tĩnh mạch.
2. Top các bài tập suy giãn tĩnh mạch đơn giản mà hiệu quả
Dưới đây là những bài tập đơn giản bạn có thể thực hiện ngay tại nhà nhưng cần chăm chỉ, đều đặn để cải thiện chứng suy giãn tĩnh mạch.
2.1. Bài tập suy giãn tĩnh mạch ở tư thế nằm
Bạn có thể nằm giường hoặc nằm thảm tập và tập theo các động tác sau đây:
Gấp, duỗi khớp cổ chân
-
Bạn nằm ngửa, giữ cơ thể thoải mái, chân duỗi thẳng.
-
Nâng chân trái lên và tạo thành góc khoảng 30 - 50 độ với mặt giường.
-
Gập - duỗi khớp cổ chân từ 10 - 15 lần, sau đó đưa chân trái về tư thế ban đầu và đổi sang chân phải.
Bắt chéo chân
Với tư thế ban đầu nằm thoải mái, hai chân duỗi thẳng, bạn tập như sau:
-
Nâng hai chân đồng thời lên khỏi mặt giường, sau đó bắt chéo chân trái lên chân phải và luân phiên ngược lại từ 10 - 15 lần.
-
Đưa hai chân trở lại tư thế duỗi thẳng ban đầu, tập từ 2 - 3 lần mỗi động tác.
Cần tập luyện kiên trì để cải thiện triệu chứng suy giãn tĩnh mạch
Xoay khớp cổ chân
-
Bạn nằm ngửa, đưa chân trái lên tạo thành góc 30 - 50 độ với mặt giường.
-
Xoay khớp cổ chân từ phải qua trái 10 - 15 lần.
-
Hạ chân trái và bắt đầu lại với chân phải. Lặp đi lặp lại 10 lần và tự tập ngày 2 - 3 lần.
Bài tập đạp xe đạp
Bài tập này có động tác tương tự như bạn đi xe đạp như sau:
-
Nằm ngửa, nâng 2 chân lên, khớp gối và khớp háng gấp lại và tập như khi đạp xe.
-
Tập khoảng 10 - 15 lần, đưa hai chân trở về vị trí ban đầu.
2.2. Bài tập ở tư thế ngồi
Với các bài tập này, bạn cần chuẩn bị 1 ghế ngồi cứng, chắc để thực hiện các động tác sau:
Bài tập nâng cẳng chân
-
Bạn ngồi ở ghế, hai chân đặt sát sàn nhà và khớp gối, cổ chân, háng vuông góc, lưng thẳng để trọng lượng cơ thể dồn lên mông và chân.
-
Nâng chân phải lên và duỗi thẳng, sau đó lại đưa về tư thế ban đầu và đổi sang chân trái.
-
Tập 10 - 15 lần mỗi chân.
Bài tập gấp và duỗi khớp cổ chân
Ngồi trên ghế và thay đổi gấp duỗi cổ lần lượt các chân trái, phải. Mỗi chân làm khoảng 10 - 15 lần và luân phiên nhau.
Tập luyện xoay khớp cổ chân để giảm suy giãn tĩnh mạch
Bài tập xoay khớp cổ chân
-
Ngồi trên ghế sao cho thoải mái nhất.
-
Hai chân để lên mặt sàn, cách nhau 20cm.
-
Nâng mũi bàn chân phải lên khỏi sàn nhà, chỉ gót chân chạm đất và xoay khớp cổ chân khoảng 10 lần.
-
Tương tự thực hiện với chân bên phải và có thể luân phiên để chân đỡ mỏi.
2.3. Bài tập suy giãn tĩnh mạch ở tư thế đứng
Với tư thế đứng thẳng, bạn có thể tập các bài giảm suy giãn tĩnh mạch như sau:
Gấp và duỗi khớp cổ chân
Bài tập co giãn chân đơn giản để cải thiện suy giãn tĩnh mạch
Bài tập nhấc cao chân bước tại chỗ
Bạn đứng thẳng rồi tập bước tại chỗ bằng cách tạo các bước chân cao hơn so với bước đi thông thường. Một lần tập từ 15 - 20 bước với cả hai bên chân.
Với những bài tập kể trên, mỗi ngày bạn tập từ 15 - 30 phút, lưu thông máu từ chân về tim sẽ được thúc đẩy và tình trạng suy giãn tĩnh mạch cũng được kiểm soát tốt hơn.
Nếu tình trạng suy giãn tĩnh mạch không cải thiện, bạn cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị. Trước đây, để điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới, phương pháp thường được sử dụng là phẫu thuật thắt và bóp tĩnh mạch. Tuy nhiên, tỷ lệ tái phát của phương pháp này khá cao. Hiện nay, y học đã nghiên cứu và áp dụng các phương pháp điều trị hiệu quả hơn, trong đó tiêu biểu là đốt sóng cao tần.
Phương pháp này có tỷ lệ thành công khá cao và hiện đang được các bác sĩ của MEDLATEC áp dụng và điều trị cho nhiều bệnh nhân, ghi nhật kết quả rất tốt. Kỹ thuật được thực hiện bởi các chuyên gia, bác sĩ hàng đầu trong ngành, được đào tạo chính quy và bài bản trong nước cũng như nước ngoài, đảm bảo hạn chế biến chứng có thể xảy ra.
Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.