Bé sơ sinh thở mạnh khi ngủ là biểu hiện của bệnh gì? | Medlatec

Bé sơ sinh thở mạnh khi ngủ là biểu hiện của bệnh gì?

Khi con yêu có triệu chứng gì bất thường thì cha mẹ sẽ luôn là người lo lắng nhất. Trong đó biểu hiện trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ cũng khiến nhiều bậc phụ huynh phải quan tâm. Vậy trẻ sơ sinh thở như thế nào là bình thường? Bé thở mạnh là dấu hiệu của bệnh lý gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!


09/12/2022 | Khi trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì để giúp con mau khỏi
06/12/2022 | Trẻ sơ sinh bị sôi bụng mẹ cần nhớ điều này
01/12/2022 | Trẻ sơ sinh thở mạnh có phải là vấn đề đáng lo ngại không?

1. Bình thường trẻ sơ sinh có nhịp thở như thế nào? 

Trẻ sơ sinh thường có nhịp thở khác so với người lớn. Vì vậy khi thấy trẻ thở mạnh, thỉnh thoảng tạm ngưng thở trong vài giây ngắn ngủi, thở không ổn định thì nhiều cha mẹ lại cảm thấy lo lắng. Nguyên nhân của hiện tượng này chủ yếu là do trẻ có cấu tạo sinh lý khác với người lớn. Bởi vì hệ hô hấp của trẻ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, đặc biệt là phổi của trẻ còn non nớt và đang phải học cách vận hành khi trẻ đến với thế giới bên ngoài nên cơ quan hô hấp của trẻ thường mang những đặc điểm sau:

  • Trẻ chủ yếu là thở bằng mũi, chưa biết kết hợp thở bằng miệng;

  • Lỗ mũi và đường thở của bé nhỏ hẹp hơn của người lớn nên quá trình trao đổi khí cũng diễn ra khó khăn hơn;

  • Vì cấu tạo của thành ngực trẻ sơ sinh chủ yếu là sụn nên bộ phận này có tính chất mềm hơn.

Bé sơ sinh thở mạnh khi ngủ là dấu hiệu khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng

Bé sơ sinh thở mạnh khi ngủ là dấu hiệu khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng

Theo Tổ chức Y tế thế giới, trong điều kiện bình thường, trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi có nhịp thở trung bình là từ 40 - 50 nhịp/phút. Ở những trẻ dưới 12 tháng tuổi, nhịp thở bình thường là 35 - 40 nhịp/phút.

Trẻ sơ sinh thường hít thở theo một chu kỳ. Tức là giữa các nhịp thở bé sẽ có khoảng nghỉ chừng 5 giây. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường và sẽ hết dần khi  trẻ lớn. 

2. Dấu hiệu khi bé sơ sinh thở mạnh khi ngủ 

Như đã đề cập ở trên, bé sơ sinh thở mạnh khi ngủ là hiện tượng sinh lý phổ biến. Trong quá trình ngủ cha mẹ có thể thường xuyên bắt gặp bé thở ra tiếng, nhịp thở nhanh,... bởi vì hệ hô hấp của trẻ đang trong quá trình tập vận hành. Một trong những cách để kiểm tra xem bé sơ sinh có  đang bị thở mạnh hay không đó là đếm nhịp thở khi trẻ đang ngủ. Lúc này mẹ hãy: 

  • Ôm con vào lòng, vén áo bé qua ngực và đếm nhịp thở cử động lên xuống của ngực và bụng bé;

  • Mẹ nên thực hiện điều này khi trẻ ngủ hoặc nằm yên, không bú, không khóc;

  • Đếm nhịp thở trong khoảng thời gian 1 phút, đếm liên tục. Để chính xác hơn mẹ có thể đếm lại từ 2 - 3 lần.

Đối chiếu với thông số của Tổ chức Y tế thế giới đưa ra, một bé sơ sinh được cho là bị thở nhanh nếu nhịp thở nằm trong những giới hạn sau:

  • Trẻ dưới 2 tháng tuổi: nhịp thở ≥ 60 lần/phút;

  • Trẻ trên 2 tháng - dưới 12 tháng tuổi: nhịp thở từ 50 lần/phút;

  • Trẻ từ 1 - 5 tuổi: nhịp thở khoảng 40 lần/phút.

Nếu bé sơ sinh thở mạnh nhưng vẫn chơi, sinh hoạt và bú bình thường, bụng phập phồng nhưng không thở nhanh, không rút lõm lồng ngực thì cha mẹ không nên quá lo lắng. Chỉ khi nào bé sơ sinh thở mạnh kèm theo những dấu hiệu sau thì cha mẹ hãy đưa con đi khám càng sớm càng tốt:

  • Bé thở nặng nề, khò khè: khi ngủ tiếng thở của bé trở nên khó khăn, nặng nề nghe giống tiếng ngáy chứng tỏ là bé đang bị co thắt ống dẫn khí, phù nề nắp thanh quản;

  • Ngực phập phồng khi bé thở mạnh: thường thì khi bé hít không khí vào phổi, lồng ngực của chúng ta sẽ căng ra. Nếu khi bé thở vùng lồng ngực bị hõm xuống và phập phồng thì rất có thể bé đang bị khó thở.

Ngoài những biểu hiện trên, nếu bé có các triệu chứng khác như ho, sốt, chán ăn, quấy khóc, thở nặng thì có thể đây là tín hiệu của bệnh viêm phổi rất nguy hiểm. Do đó cha mẹ nên đưa bé đi khám càng sớm càng tốt.

3. Bé sơ sinh thở mạnh khi ngủ - nguyên nhân do đâu? 

Trẻ sơ sinh có biểu hiện thở mạnh khi ngủ thường bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Xét về mặt sinh lý thì đây có thể là do cấu trúc đường thở của trẻ chưa hoàn thiện và bé đang tập làm quen với việc điều chỉnh nhịp thở. Ngoài ra, nguyên nhân khiến bé sơ sinh thở mạnh còn xuất phát từ những yếu tố sau:

  • Trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng: thời tiết thay đổi đột ngột, lông chó mèo, mạt bụi, phấn hoa,... là những tác nhân khiến đường thở của trẻ bị kích ứng, trong đó bao gồm triệu chứng thở mạnh khi ngủ;

  • Hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu: sau khi chào đời sức đề kháng của trẻ còn rất yếu ớt dễ bị virus, vi khuẩn xâm nhập dẫn tới bệnh viêm đường hô hấp với các biểu hiện như thở mạnh, thở khò khè, khó thở,...;

  • Trẻ đang gặp phải một loại bệnh lý nào đó: nếu trẻ thở mạnh kèm theo với những triệu chứng khác như ho, sổ mũi thì có thể là biểu hiện của bệnh cúm hoặc cảm lạnh. Trong trường hợp trẻ bị thở rút lõm lồng ngực, thở nhanh, gấp, bỏ bú, quấy khóc, da tím tái thì có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh về đường hô hấp như: viêm phế quản cấp, viêm phổi, viêm tiểu phế quản,...

Trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ thường bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ thường bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Khi thấy trẻ gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng nêu trên, tốt nhất cha mẹ hãy nhanh chóng đưa bé đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh nguy cơ xảy ra các biến chứng nghiêm trọng. 

4. Những điều ba mẹ cần làm khi bé sơ sinh thở mạnh khi ngủ 

Để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn khi thở, cha mẹ nên làm những cách sau:

  • Điều chỉnh lại tư thế ngủ cho con để bé dễ thở hơn. Sau khi giúp bé thay đổi tư thế, cha mẹ hãy quan sát biểu hiện thở của trẻ, lắng nghe xem trẻ còn thở mạnh nữa hay không. Nếu trẻ thở vẫn mạnh và thở khò khè thì tức là đường hô hấp của bé đang gặp vấn đề;

  • Vệ sinh mũi cho bé: trong mũi của trẻ sơ sinh có thể chứa rất nhiều bụi bẩn và chất nhờn. Do vậy để giúp đường thở của bé thông thoáng hơn, cha mẹ nên vệ sinh mũi cho bé hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Hãy để nước muối đủ ấm trước khi nhỏ, mỗi bên mũi mẹ hãy nhỏ khoảng 2 giọt và thực hiện từ 2 - 3 lần/tuần. Nếu trẻ thường xuyên thở mạnh khi ngủ, mẹ hãy nhỏ mũi 2 lần/ngày cho bé. 

Nếu bé sơ sinh thở mạnh kèm theo những triệu chứng bất thường thì mẹ nên đưa trẻ đi khám

Nếu bé sơ sinh thở mạnh kèm theo những triệu chứng bất thường thì mẹ nên đưa trẻ đi khám

Mặc dù nhiều bậc phụ huynh có đầy đủ kiến thức và tự tin trong việc chăm sóc trẻ khi ốm nhưng cha mẹ vẫn không nên chủ quan trước tình trạng trẻ thường xuyên thở mạnh. 

Nhiều trường hợp cha mẹ vì không muốn cho con dùng kháng sinh hoặc sợ đưa con đi viện mà tự cứu chữa cho con tại nhà. Tuy nhiên nếu áp dụng phương pháp điều trị không đúng cách có thể khiến bệnh tình của con càng nặng thêm. Do đó cha mẹ hãy đưa trẻ đi khám ngay nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng bất thường nào nhé! 

Nếu quý bậc phụ huynh đang có nhu cầu cần được tư vấn thêm, hãy liên hệ đến hotline 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để tổng đài viên hỗ trợ phụ huynh đặt lịch khám cùng các chuyên gia Nhi khoa MEDLATEC.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh: Cách chăm sóc như thế nào?

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh không phải là một bệnh lý hiếm gặp. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng nếu bị chàm sữa, trẻ sẽ rất khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày cũng như quá trình phát triển toàn diện của con. Để giúp trẻ sớm thoát khỏi tình trạng chàm sữa, mẹ cần phải biết cách chăm sóc đúng cách và hiệu quả. 
Ngày 22/06/2023

3 bước hút mũi cho bé cha mẹ cần biết

Hút mũi cho bé là một trong những bước chăm sóc cơ bản, giúp bảo vệ trẻ trước các bệnh lý về đường hô hấp. Tuy nhiên, việc hút mũi nếu không làm đúng cách đôi khi còn gây tổn thương hoặc tác động xấu đến đường hô hấp của bé. Để giúp mẹ có thêm thông tin hữu ích, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách hút mũi an toàn và hiệu quả cho bé. 
Ngày 22/06/2023

Trẻ nổi mề đay: Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ nổi mề đay dẫn đến tình trạng phát ban đỏ gây ngứa ngáy khắp người và khó chịu, quấy khóc khiến không ít các bậc phụ huynh lo lắng. Nổi mề đay ở trẻ có nguy hiểm không? Tìm hiểu những nguyên nhân và biện pháp chữa trị hiệu quả sẽ giúp con sớm trở về cuộc sống bình thường. 
Ngày 22/06/2023

Trẻ biếng ăn - Truy tìm nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ biếng ăn luôn là vấn đề khiến các bậc phụ huynh phải trăn trở bởi điều này ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của con. Tìm hiểu những nguyên nhân khiến trẻ lười ăn sẽ giúp ba mẹ phần nào khắc phục được tình trạng này và có biện pháp giúp bé ăn ngoan, ăn khỏe hơn.
Ngày 22/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp