Khi trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì để giúp con mau khỏi | Medlatec

Khi trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì để giúp con mau khỏi

Trẻ sơ sinh bị táo bón xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ chế độ dinh dưỡng của người mẹ. Đây là giai đoạn dinh dưỡng của trẻ chủ yếu phụ thuộc vào nguồn sữa mẹ nên trẻ bú mẹ hoàn toàn ít khi bị táo bón, một số trường hợp chế độ dinh dưỡng của mẹ có thể ảnh hưởng và vô tình gây táo bón cho trẻ. Vậy khi trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì để giúp con sớm thoát khỏi tình trạng này?


06/12/2022 | Trẻ sơ sinh bị sôi bụng mẹ cần nhớ điều này
01/12/2022 | Trẻ sơ sinh thở mạnh có phải là vấn đề đáng lo ngại không?
01/12/2022 | Góc giải đáp: Trẻ sơ sinh nằm nghiêng có tốt không?

1. Nguyên nhân táo bón ở trẻ sơ sinh và mối liên hệ với chế độ ăn của mẹ

1.1. Tại sao trẻ sơ sinh bị táo bón

Trước khi tìm hiểu về nguyên nhân táo bón ở trẻ sơ sinh các bậc phụ huynh nên hiểu đúng về hiện tượng này. Đối với trẻ sơ sinh, táo bón không chỉ đơn thuần là việc bé đi tiêu mỗi ngày hay mỗi tuần bao nhiêu lần mà còn là bé đi tiêu như thế nào. Trường hợp trẻ đi tiêu phân mềm, dễ đi tiêu thì dù có 4 - 5 ngày đi tiêu/lần vẫn được xem là bình thường.

Chế độ ăn của mẹ có thể ảnh hưởng và khiến một số trẻ sơ sinh bị táo bón

Chế độ ăn của mẹ có thể ảnh hưởng và khiến một số trẻ sơ sinh bị táo bón

Với những trẻ bú mẹ hoàn toàn, bản thân sữa mẹ đã có rất nhiều dinh dưỡng nên trẻ có thể hấp thu gần hết nên chỉ còn lại một phần rất ít được thải ra đường tiêu hóa. Do đó, trẻ bú mẹ hoàn toàn nếu 1 tuần đại tiện 1 lần vẫn có thể xem là bình thường. Về cơ bản, với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn thì việc đại tiện của trẻ không có gì bất thường miễn là phân mềm và trẻ vẫn tăng cân đều đặn. 

Có một số trẻ có thể do nhu động ruột chậm hơn nên dù có không thường xuyên đại tiện vẫn được xem là bình thường nếu trẻ không có dấu hiệu khó chịu hay đau đớn. Một số ít trường hợp trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn vẫn có thể bị táo bón thực sự do: tắc nghẽn đường ruột hoặc rối loạn cơ thắt ruột.

Các nguyên nhân chính gây ra hiện tượng táo bón ở trẻ sơ sinh gồm:

- Chế độ ăn của mẹ

Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ nên chế độ ăn uống của mẹ cũng có phần ảnh hưởng đến dinh dưỡng và bệnh lý của con. Việc mẹ ăn ít chất xơ, ăn đồ khó tiêu, ăn nhiều đạm, chế độ ăn không hợp lý hoặc thiếu dinh dưỡng có thể làm cho trẻ bị táo bón. Với trường hợp này thì tìm hiểu mẹ ăn gì để con không bị táo bón sẽ giúp tình trạng táo bón của con được cải thiện.

- Dùng sữa ngoài

Trẻ uống sữa công thức có thể bị táo bón nhiều hơn so với trẻ bú sữa mẹ. Trong sữa công thức có sự kết hợp của rất nhiều loại chất khác nhau trong khi trẻ chưa hoàn thiện hết các chức năng giải phẫu của đường tiêu hóa nên có thể sẽ khó tiêu hóa được. Mặt khác, nếu mẹ pha sữa không đúng công thức thì cũng có thể trở thành lý do khiến cho con bị táo bón.

- Một số bệnh lý

Một số bệnh lý xuất phát từ cơ thể bé có thể trở thành nguyên nhân gây ra táo bón. Cụ thể là các dị tật bẩm sinh hoặc các tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa như: suy giáp trạng, phình to đại tràng,...

1.2. Nhận biết hiện tượng táo bón ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị táo bón thường:

Chế độ ăn của mẹ có liên quan đến chất lượng sữa và có thể gây táo bón cho con

Chế độ ăn của mẹ có liên quan đến chất lượng sữa và có thể gây táo bón cho con

- Trẻ dùng sữa ngoài nhưng trong 3 ngày liền không đi ngoài hoặc trẻ bú mẹ hoàn toàn nhưng 1 tuần không đi ngoài và khi đi ngoài mặt trẻ thường găng đỏ kết hợp với rên nhẹ.

- Phân vón cục to hơn mức bình thường, khô cứng.

- Một số trẻ cảm thấy sợ khi đi ngoài.

- Khi đi ngoài trẻ cảm thấy căng thẳng, quấy khóc.

1.3. Mối liên hệ giữa chế độ dinh dưỡng của mẹ và việc trẻ bị táo bón

Những trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn sẽ được nguồn dinh dưỡng chính từ sữa mẹ và gần như không được bổ sung thêm bất cứ loại thực phẩm gì nào, kể cả nước. Bởi vậy, chế độ ăn của mẹ có liên quan đến chất lượng sữa và có thể gây táo bón cho con.

Nếu mẹ cho con bú nhưng lại ăn ít thức ăn giàu chất xơ, ăn nhiều đạm, uống ít nước, dùng chất kích thích,… thì trẻ rất dễ bị táo bón. Đây chính là lúc mẹ cần tìm hiểu trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì để cải thiện tình trạng này cho con.

2. Khi trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì để con sớm khỏi?

2.1. Với trường hợp trẻ đang dùng sữa công thức

Nếu trẻ sơ sinh dùng sữa công thức bị táo bón thì cha mẹ nên lưu ý cách pha sữa để làm đúng công thức hướng dẫn, điều này sẽ giúp trẻ có thể hấp thu sữa một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần chú ý:

- Không tráo đổi muỗng giữa các loại sữa công thức vì có thể chúng không cùng kích thước với nhau.

- Không cho thêm cơm nát hay thức ăn vụn, đặc vào sữa của trẻ vì các loại thức ăn này có thể khiến trẻ bị táo bón, thậm chí còn có nguy cơ sặc gây tắc nghẽn đường hô hấp rất nguy hiểm.

- Cha mẹ cũng có thể đổi sữa công thức khác cho trẻ sau khi đã cho trẻ khám và được tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa. Cha mẹ cần nhớ rằng, táo bón không phải là nguyên nhân để cho trẻ dừng sữa mẹ. 

- Tuy trẻ sơ sinh không cần bổ sung chất lỏng vì nó có trong sữa mẹ hoặc sữa công thức nhưng khi trẻ bị táo bón có thể bổ sung một lượng chất lỏng nhất định là nước hoặc nước hoa quả (như nước táo hoặc nước ép mận) khi trẻ được trên 2 - 4 tháng tuổi. Lưu ý rằng không nên làm điều này khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa.

- Trường hợp trẻ bị táo bón kèm theo các triệu chứng ọc sữa, chướng bụng, quấy khóc, khó chịu thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ thăm khám. 

2.2. Với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn

Sữa mẹ rất ít xác và dễ tiêu hóa nên những trẻ hấp thụ tốt có thể 5 - 6 ngày mới đi ngoài 01 lần. Với trường hợp này, nếu trẻ đi ngoài phân không khô cứng, không quấy khóc thì mẹ nên xoa bụng cho trẻ theo chiều kim đồng hồ mỗi ngày vài lần kết hợp với động tác đạp xe bằng chân của trẻ và thực hiện vào khi đói để giúp kích thích nhu động ruột giúp trẻ dễ đi ngoài hơn.

Các thực phẩm giàu chất xơ cần được ưu tiên hàng đầu trong danh sách trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì

Các thực phẩm giàu chất xơ cần được ưu tiên hàng đầu trong danh sách trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì

Trẻ sơ sinh do bú ít sữa mẹ nên bị táo bón thì mẹ cần tăng số lần cho trẻ bú (1 - 2 giờ/lần) để đảm bảo trẻ được cung cấp đủ nước, đủ sữa cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Nếu mẹ bị ít sữa thì nên cho trẻ bú 12 - 15 lần/ngày.

Ngoài ra, mẹ cần tham khảo để biết trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì trong trường hợp trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn vì như đã nói ở trên, dinh dưỡng của mẹ có thể cải thiện táo bón ở trẻ. Muốn vậy, mẹ hãy chú ý bổ sung:

- Rau củ, trái cây

Đây là nhóm thực phẩm giàu chất xơ hỗ trợ cải thiện táo bón ở trẻ rất tốt vì nó giúp làm “mát” sữa mẹ. Không những thế, nhóm thực phẩm này còn nhiều vitamin và khoáng chất nên cũng sẽ cải thiện chất lượng sữa mẹ để giúp trẻ tăng trưởng tốt hơn.

- Trứng, sữa, cá, thịt

Những tháng cuối thai kỳ và ngay sau sinh cơ thể mẹ phải huy động tất cả chất dinh dưỡng để sản xuất sữa non cho con. Vì thế, sau khi bé chào đời, mẹ cần bổ sung nhóm thực phẩm này để nạp dinh dưỡng và năng lượng để cơ thể sản xuất sữa đủ cho nhu cầu của bé, nếu trẻ không có đủ sữa mẹ để bú thì rất dễ bị táo bón.

Để đảm bảo đủ sữa cho con, mẹ nên bổ sung các loại sữa, trứng, thịt, cá nhằm cung cấp protein cho cơ thể. Lượng protein động vật này nên đạt khoảng ≥ 30% tổng số protein hàng ngày mà mẹ nạp vào cơ thể.

- Chất lỏng cần thiết

Ngoài việc tìm hiểu khi trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì thì mẹ cũng cần nạp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể là 1.5 - 2l nước/ngày để cải thiện trao đổi chất, tăng lượng sữa và phòng ngừa táo bón cho con. Mặt khác, mẹ cần tránh ăn các loại gia vị nặng mùi, uống đồ uống chứa chất kích thích vì chúng có thể làm thay đổi mùi sữa làm trẻ chê sữa mẹ nên bú ít và bị táo bón.

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trên đây, vấn đề trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì sẽ không còn khó khăn đối với các mẹ, giúp các mẹ điều chỉnh được chế độ ăn của mình theo hướng tốt nhất cho trẻ. Nếu đã thay đổi chế độ dinh dưỡng mà tình trạng táo bón của trẻ vẫn kéo dài, tốt nhất mẹ nên cùng bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để tìm nguyên nhân và hướng xử trí hiệu quả.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh: Cách chăm sóc như thế nào?

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh không phải là một bệnh lý hiếm gặp. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng nếu bị chàm sữa, trẻ sẽ rất khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày cũng như quá trình phát triển toàn diện của con. Để giúp trẻ sớm thoát khỏi tình trạng chàm sữa, mẹ cần phải biết cách chăm sóc đúng cách và hiệu quả. 
Ngày 22/06/2023

3 bước hút mũi cho bé cha mẹ cần biết

Hút mũi cho bé là một trong những bước chăm sóc cơ bản, giúp bảo vệ trẻ trước các bệnh lý về đường hô hấp. Tuy nhiên, việc hút mũi nếu không làm đúng cách đôi khi còn gây tổn thương hoặc tác động xấu đến đường hô hấp của bé. Để giúp mẹ có thêm thông tin hữu ích, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách hút mũi an toàn và hiệu quả cho bé. 
Ngày 22/06/2023

Trẻ nổi mề đay: Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ nổi mề đay dẫn đến tình trạng phát ban đỏ gây ngứa ngáy khắp người và khó chịu, quấy khóc khiến không ít các bậc phụ huynh lo lắng. Nổi mề đay ở trẻ có nguy hiểm không? Tìm hiểu những nguyên nhân và biện pháp chữa trị hiệu quả sẽ giúp con sớm trở về cuộc sống bình thường. 
Ngày 22/06/2023

Trẻ biếng ăn - Truy tìm nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ biếng ăn luôn là vấn đề khiến các bậc phụ huynh phải trăn trở bởi điều này ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của con. Tìm hiểu những nguyên nhân khiến trẻ lười ăn sẽ giúp ba mẹ phần nào khắc phục được tình trạng này và có biện pháp giúp bé ăn ngoan, ăn khỏe hơn.
Ngày 22/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp