Bật mí những phương pháp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ | Medlatec

Bật mí những phương pháp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ

Để bé luôn được khỏe mạnh và phát triển tốt thì hệ miễn dịch là một nền tảng quan trọng mà bố mẹ cần phải lưu ý. Để xây dựng một hàng rào miễn dịch vững chắc thì ngay từ khi ở trong bụng mẹ vấn đề dinh dưỡng đã cần phải được lưu tâm. Vậy có thể tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ bằng những phương pháp nào? Một vài gợi ý sau đây sẽ giúp bố mẹ bảo vệ sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch tốt hơn cho con.


20/06/2022 | Cách tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe trong thời điểm giao mùa
31/03/2022 | Tư vấn: khi nào nên tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ?
03/01/2022 | Gan khỏe tăng hệ miễn dịch và 9 thói quen tốt cho gan mà bạn nên biết
15/12/2021 | 6 loại xét nghiệm kiểm tra hệ miễn dịch phổ biến

1. Hệ miễn dịch của bé có từ đâu?

Hệ miễn dịch của trẻ em những năm tháng đầu đời vẫn còn yếu và chưa được hoàn thiện. Nguyên nhân là do bé đã tiếp xúc ngay với các yếu tố gây bệnh kể từ khi mới sinh ra. Hệ miễn dịch của bé lúc này có được là từ những nguồn như:

Hệ miễn dịch của con trẻ có từ đâu?

Hệ miễn dịch của con trẻ có từ đâu?

  • Các kháng thể có sẵn và được truyền từ mẹ sang cho con bằng nhau thai

  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ yếu cung cấp cho con rất nhiều kháng thể tuyệt vời

  • Hệ miễn dịch của bé sẽ hoạt động ngay khi nhận thấy bé đang tiếp xúc với những yếu tố gây bệnh

  • Hệ miễn dịch hoạt động nhằm mục đích ngăn chặn và loại bỏ những yếu tố gây hại xâm nhập vào bên trong cơ thể. Sau đó, chúng sẽ được ghi nhớ lại để giúp cho cơ thể phản ứng được nhanh hơn. 

2. Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ bằng những cách nào?

Hệ miễn dịch ở trẻ là một tấm hàng rào bảo vệ bé tránh khỏi các tác nhân gây bệnh. Chính vì vậy, việc tăng cường hệ miễn dịch ngay từ khi con còn nhỏ là vấn đề mà bố mẹ cần quan tâm. Để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, bố mẹ có thể áp dụng một số biện pháp vừa an toàn lại vừa hiệu quả sau đây. 

2.1. Bổ sung các dưỡng chất

Một chế độ thực đơn ăn uống thật đa dạng cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng là điều vô cùng cần thiết. Chúng góp phần tạo nên các tế bào miễn dịch và kích thích chúng hoạt động. Quá trình hoạt động của hàng rào miễn dịch này cần có sự hỗ trợ của rất nhiều chất dinh dưỡng khác. Điển hình trong đó có thể kể đến: Các vitamin nhóm C, D, A, kẽm, sắt, các protein và selen. 

Cơ thể con cần được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết

Cơ thể con cần được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết

Những dưỡng chất này hoạt động tương tự như một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào được khỏe mạnh. Từ đó, các tế bào miễn dịch sẽ được hỗ trợ và hoạt động một cách tối ưu nhất trong suốt quá trình sản xuất các kháng thể. Nguồn cung chính của các dưỡng chất này đến từ các loại rau củ quả có màu xanh đậm hoặc màu đỏ cam, các loại thịt, cá. 

Bố mẹ có thể xây dựng cho con một thực đơn với đầy đủ các dưỡng chất gồm đạm, tinh bột, các chất yếu cùng những yếu tố vi lượng khác. Bố mẹ cũng cần phải lưu ý, nên sử dụng những thực phẩm có chứa nhiều vitamin và những yếu tố vi lượng nhiều như kẽm hoặc sắt thì đều cần có sự hướng dẫn của các chuyên gia dinh dưỡng. Điều này nhằm ngăn chặn tình trạng uống quá liều lượng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. 

2.2. Bú sữa mẹ

Sữa mẹ không thể thiếu cho sự phát triển của bé trong những tháng năm đầu đời. Đây chính là một trong những nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé. Nuôi con bằng sữa mẹ cũng là một phương pháp giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ vừa đơn giản, an toàn lại vô cùng tiết kiệm. Các kháng thể cùng với các tế bào lympho, đại thực bào, bạch cầu trung tính,... sẽ được mang đến cho bé thông qua nguồn sữa mẹ. Chúng sẽ giúp xây dựng một hàng rào và bảo vệ các con khỏi một số bệnh nhiễm trùng nguy hiểm như bệnh viêm tai giữa, bệnh viêm màng não hay hội chứng tội tử có ở trẻ sơ sinh,... 

Ngoài ra sữa mẹ cũng có những dưỡng chất giúp cho con được phát triển toàn diện về trí não. Những căn bệnh như dị ứng, rối loạn tiêu hóa, viêm tai,... cũng được ngăn chặn đáng kể. 

Nguồn sữa mẹ quý giá giúp sức đề kháng của bé được phát triển

Nguồn sữa mẹ quý giá giúp sức đề kháng của bé được phát triển

Sữa non của mẹ chính là dòng sữa có màu vàng loãng được tiết ra trong thời gian đầu sau sinh. Trong sữa non có chữa rất nhiều những kháng thể với giá trị vô cùng to lớn. Chính vì vậy, các bà mẹ được khuyến khích nên cho con bú sau khi sinh càng sớm thì càng tốt. Bé có thể được duy trì bú sữa mẹ cho đến 24 tháng tuổi. 

2.3. Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ có vai trò hết sức quan trọng để giúp cho cơ thể được khỏe mạnh hơn về cả mặt thể chất lẫn tinh thần. Nếu bé bị thiếu ngủ thì sẽ khiến cho hệ miễn dịch bị suy giảm dần. Các tế bào diệt tự nhiên cũng ít đi, từ đó tạo cơ hội mới cho các yếu tố gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ thì bố mẹ cần phải đảm bảo con được ngủ đủ giấc. 

Tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển mà số giờ ngủ của con cũng sẽ thay đổi. Đối với trẻ sơ sinh, mỗi ngày con cần ngủ từ 18 giờ đến 20 giờ đồng hồ. Đối với trẻ em mới biết đi thì con cần ngủ đủ từ 12 đến 13 tiếng đồng hồ. Đối với trẻ học mẫu giáo thì mỗi ngày con cần ngủ đủ 10 giờ đồng hồ. 

2.4. Rèn luyện sức khỏe

Tập thể dục thường xuyên không chỉ để rèn luyện sức khỏe, sức bền mà còn giúp cơ thể tăng cường được các tế bào miễn dịch. Từ đó, hệ thống miễn dịch của con sẽ được xây dựng chắc chắn và khỏe mạnh hơn. Bố mẹ nên tạo thói quen tập thể dục thường xuyên cho bé. Bố mẹ chính là những tấm gương để con làm theo.

Rèn luyện sức khỏe để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ

Rèn luyện sức khỏe để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ

Chì vì vậy, hàng ngày, bố mẹ hãy cùng con tập thể dục với những bài tập lành mạnh, phù hợp với độ tuổi. Một vài bài tập nhẹ nhàng được khuyến khích như đi bộ, đạp xe hoặc bộ môn trượt băng. 

2.5. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ

Vấn đề vệ sinh cá nhân cũng là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của bé. Việc giữ gìn vệ sinh cá nhân được sạch sẽ cũng sẽ giúp cơ thể tránh khỏi việc tiếp xúc với các virus, vi khuẩn gây bệnh. Nhờ hàng rào bảo vệ mà các tế bào miễn dịch trong cơ thể sẽ được bảo vệ một cách tốt nhất. 

Bố mẹ cần phải tập cho con thói quen rửa tay với xà phòng vào những thời điểm như: trước khi bắt đầu bữa ăn và sau khi đi vệ sinh xong. Đồng thời, sau khi các bé tham gia các hoạt động vui chơi cũng cần phải rửa tay thật sạch sẽ. Một thói quen quan trọng không được bỏ qua chính là đánh răng đều đặn 2 lần mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho con. 

2.6. Tiêm phòng đầy đủ

Tiêm phòng cũng là một trong những biện pháp giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Bố mẹ cần chắc chắn con em của mình được tiêm đầy đủ các loại vắc xin cần thiết theo khuyến cáo của bác sĩ. Vắc xin không chỉ giúp bé tránh khỏi bệnh nguy hiểm mà còn góp phần bảo vệ những người không được tiêm vắc xin đầy đủ. 

Tuân thủ quy định tiêm phòng vắc-xin cho trẻ nhỏ

Tuân thủ quy định tiêm phòng vắc-xin cho trẻ nhỏ

Nhìn chung, vấn đề tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ đóng vai trò hết sức quan trọng. Đây vừa là một hàng rào chắc chắn bảo vệ sức khỏe cho con lại giúp con tránh được các bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, bố mẹ cần áp dụng những phương pháp tăng sức đề kháng cho con một cách đều đặn để đảm bảo con được phát triển một cách toàn diện nhất. 

Trên đây, bài viết đã cập nhật cho bố mẹ những thông tin cơ bản nhưng cũng vô cùng quan trọng đối với việc tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, bố mẹ có thể liên hệ trực tiếp đến số hotline 1900 56 56 56 để nhận được sự tư vấn của các bác sĩ và chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cho từng trường hợp cụ thể.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp