Bác sĩ giải đáp: Nguyên nhân nào gây co giật ở trẻ sơ sinh | Medlatec

Bác sĩ giải đáp: Nguyên nhân nào gây co giật ở trẻ sơ sinh

Co giật ở trẻ sơ sinh là triệu chứng của rất nhiều loại bệnh khác nhau. Do đó, cần phải xác định rõ nguyên nhân mới có thể điều trị bệnh hiệu quả. Đáng lo ngại hơn khi tình trạng co giật ở trẻ thường biểu hiện rất đa dạng và kín đáo nên dễ bị bỏ sót khiến trẻ có nguy cơ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.


02/12/2021 | Xóa bỏ những lúng túng khi cha mẹ phải xử trí sốt cao co giật ở trẻ em
13/10/2021 | Cha mẹ cần biết: vì sao sốt cao có thể gây co giật cho trẻ
04/10/2021 | Trẻ sốt bao nhiêu độ có thể co giật - nỗi lo không của riêng ai
25/05/2021 | Co giật nửa mặt có nguyên nhân do đâu và điều trị được không?

1. Một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng co giật ở trẻ sơ sinh 

Tình trạng co giật ở trẻ sơ sinh có thể là lành tính hoặc do yếu tố bệnh lý. Cụ thể như sau: 

  • Co giật lành tính ở trẻ sơ sinh 

Một số trẻ sơ sinh có hiện tượng co giật lành tính với một số biểu hiện như sau: Cơn co giật xuất hiện đột ngột và thời gian xảy ra co giật thường rất ngắn. Khi không bị co giật, sức khỏe của trẻ hoàn toàn bình thường. 

Phần lớn những cơn co giật lành tính thường xảy ra trong lúc trẻ đang ngủ và khi bé co giật, mẹ chỉ cần giữ tay và chân cho trẻ thì tình trạng co giật sẽ không tiếp diễn. Khi trẻ lớn hơn thì hiện tượng này sẽ tự biến mất. 

Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng co giật ở trẻ

Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng co giật ở trẻ

  • Co giật do sốt

Sốt cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng co giật ở trẻ. Khi trẻ bị sốt cao và kèm theo co giật cần được xử trí kịp thời để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, mẹ nên theo dõi và chăm sóc trẻ đúng cách khi trẻ bị sốt, đặc biệt cần tránh để trẻ xảy ra tình trạng sốt cao.

Một số bậc phụ huynh vì quá lo lắng khi con bị sốt nên đã cho con uống thuốc chống co giật nhằm phòng tránh nguy cơ tổn thương não bộ của trẻ. Tuy nhiên đây là một quan niệm sai lầm, việc cha mẹ cho con sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh của trẻ.  

  • Co giật ở trẻ sơ sinh do một số bệnh lý

+ Do tình trạng rối loạn chuyển hóa: Khi trẻ gặp phải một số vấn đề về rối loạn chuyển hóa cũng có thể dẫn đến tình trạng co giật. Một số rối loạn chuyển hóa thường gặp như hạ Magie máu, hạ Canxi máu, hạ Natri máu, tăng Natri máu; tăng Bilirubine máu. 

+ Do nhiễm trùng huyết

+Trẻ bị mắc hội chứng suy hô hấp, chẳng hạn như tràn khí màng phổi. 

+ Trẻ bị ngạt sau sinh cũng có nguy cơ phải đối mặt với những cơn co giật. 

+ Co giật do bệnh động kinh: Bệnh động kinh có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em và chính là nguyên nhân dẫn đến những cơn co giật ở trẻ. Đây là căn bệnh nguy hiểm, trẻ cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. 

Co giật do trẻ mắc phải một số bệnh lý

Co giật do trẻ mắc phải một số bệnh lý

+ Co giật vì chấn thương vùng đầu: Tình trạng này có thể xảy ra trong giai đoạn thai kỳ hoặc sau khi trẻ được sinh ra. Những tổn thương này chính là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị co giật. Một số tổn thương vùng não cũng có thể là do bé bị nhiễm virus viêm não, viêm màng não hay trong nào có khối u lành tính hoặc ác tính,…

+ Co giật vì tăng động: Một số trẻ bị tăng động sẽ có hành vi bất thường như rung giật chân, bé thường xuyên bị khó ngủ hoặc ngủ không yên giấc. 

+ Huyết áp bất thường, huyết áp không ổn định là vấn đề rất nguy hiểm. Không chỉ là một trong những nguyên nhân gây co giật ở trẻ, tình trạng huyết áp không ổn định còn có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, đe dọa tính mạng của trẻ. 

+ Thiếu dinh dưỡng: Khi không được cung cấp đầy đủ một số dưỡng chất cho cơ thể, trẻ cũng có nguy cơ bị co giật, nhất là trong khi ngủ. 

+ Do ngộ độc: Khi bị ngộ độc thực phẩm hoặc ngộ độc khí, trẻ cũng có thể xuất hiện triệu chứng co giật. Ở mỗi trường hợp, mức độ co giật sẽ khác nhau và có thể kèm theo một số biểu hiện nghiêm trọng khác, chẳng hạn như sùi bọt mép hoặc một số rối loạn thần kinh. 

+ Ngoài ra, mẹ sử dụng thuốc chống trầm cảm cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra tình trạng co giật, đồng thời cũng có một số trường hợp trẻ bị co giật mà không rõ nguyên nhân. 

2. Biểu hiện co giật ở trẻ sơ sinh

Biểu hiện co giật ở trẻ sơ sinh rất đa dạng và dễ bị bỏ sót. Trong đó, một số biểu hiện thường gặp là Trẻ bị giật nhẹ cơ mặt, cơ má, môi, xảy ra tình trạng rung giật các ngón tay, ngón chân,… Một số trường hợp nghiêm trọng có hiện tượng cứng hàm. 

Mẹ cần theo dõi để biết rõ mỗi cơn giật của trẻ là bao nhiêu giây, tần số xuất hiện có liên tục hay không. Khi những cơn co giật tái lại nhiều lần và kéo dài sẽ gây ra tình trạng thiếu oxy não và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. 

Mẹ cần đưa trẻ đi khám nếu trẻ có biểu hiện co giật và sốt.

Mẹ cần đưa trẻ đi khám nếu trẻ có biểu hiện co giật và sốt.

Nếu tình trạng co giật xuất hiện kèm theo những triệu chứng sau đây thì cha mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt: 

+ Khó thở, tím tái, thóp phồng,… đây là những dấu hiệu của tình trạng suy hô hấp.

+ Vòng đầu của trẻ to hoặc nhỏ bất thường. 

+ Trẻ có dấu hiệu sốt, nhiễm trùng. 

Trên thực tế, cha mẹ thường vô tình bỏ sót những triệu chứng co giật ở trẻ sơ sinh hoặc nhầm lẫn với tình trạng trẻ bị giật mình, dẫn đến việc thăm khám muộn và để xảy ra những biến chứng nghiêm trọng. 

Lời khuyên cho các bậc phụ huynh là luôn luôn theo dõi, quan sát từng thay đổi của con, không được chủ quan dù là những bất thường nhỏ nhất. Hãy đưa con đi khám nếu có những triệu chứng nghi ngờ bệnh. 

Mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời

Mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời

Để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ không chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng mà còn có thể chỉ định cho trẻ thực hiện xét nghiệm máu, siêu âm, đo điện não đồ,… để biết được những hình ảnh, tổn thương của não bộ ra sao, trẻ có bị rối loạn điện giải hay không,… từ đó tìm được nguyên nhân chính xác gây ra triệu chứng co giật là gì và điều trị theo nguyên nhân. 

Nếu mẹ còn băn khoăn về các vấn đề sức khỏe của trẻ hoặc muốn đặt lịch khám sớm cho trẻ, có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Khoa Nhi của MEDLATEC là nơi hội tụ các chuyên gia đầu ngành, có nhiều kinh nghiệm trong việc điều trị các bệnh lý ở trẻ, do đó cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi cho con đến thăm khám tại MEDLATEC.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp