Triệu chứng co giật nửa mặt thường liên quan đến vấn đề thần kinh, khiến nhiều bệnh nhân lo lắng về biến chứng cũng như khả năng điều trị khỏi bệnh. Thực tế đa phần co giật nửa mặt không gây vấn đề nghiêm trọng lớn, song cần chẩn đoán điều trị để tránh bệnh ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe.
13/05/2021 | Bệnh nhân đau dây thần kinh liên sườn có tự khỏi không? 22/04/2021 | Đau đầu chóng mặt buồn nôn có phải là triệu chứng của rối loạn tiền đình? 09/03/2021 | 5 nguyên nhân chóng mặt buồn nôn thường gặp nhất
1. Nguyên nhân gây ra co giật nửa mặt
Trước khi tìm hiểu nguyên nhân, chúng ta cần hiểu về hoạt động của các cơ mặt như thế nào cũng như chịu ảnh hưởng bởi yếu tố nào. Cơ vùng mặt được điều khiển hoạt động bởi các dây thần kinh mặt (là dây thần kinh sọ thứ 7). Mỗi bên mặt có một dây thần kinh riêng biệt, được nối liên từ sâu trong não và phân bổ đến mặt.
Co giật nửa mặt có thể gặp ở cả trẻ nhỏ
Các hoạt động co thắt hay giãn cơ mặt đều cần tính hiệu truyền từ não đến các cơ này qua dây thần kinh mặt. Tình trạng co giật nửa mặt là do hoạt động điều khiển của dây thần kinh này gặp vấn đề, thường gặp là tình trạng chèn ép ở vị trí nào đó của dây, ảnh hưởng đến hiệu quả truyền tín hiệu.
Điều này khiến não phát tín hiệu nhưng các cơ không nhận được, dẫn đến mất kiểm soát và điều khiển co cơ. Kết quả của sự truyền tín hiệu tự phát không do não bộ điều khiển gây ra chứng co giật cơ nửa mặt này.
Nguyên nhân gây kích thích hoặc tổn thương thần kinh này được xác định bao gồm:
-
Chấn thương vùng đầu hoặc mặt gây tổn thương hoặc chèn ép các dây thần kinh mặt. Thông thường chỉ 1 dây thần kinh điều khiển chịu ảnh hưởng nên gây ra co giật nửa mặt.
-
Tình trạng chèn ép của khối u vào dây thần kinh mặt.
-
Hiệu ứng tạm thời của cơn liệt mặt.
Có thể không tìm ra nguyên nhân của chứng co giật nửa mặt
Nhiều bệnh nhân bị co giật nửa mặt nhưng không xác định được nguyên nhân gây kích thích hay tổn thương dây thần kinh điều khiển mặt. Những trường hợp này chỉ có thể điều trị triệu chứng và tiếp tục theo dõi.
2. Triệu chứng và chẩn đoán co giật nửa mặt
Dựa trên triệu chứng bệnh, đa phần bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh co giật nửa mặt. Tuy nhiên để xác định nguyên nhân, mức độ tổn thương thì cần thực hiện xét nghiệm chẩn đoán chuyên sâu hơn.
2.1. Triệu chứng co giật nửa mặt
Triệu chứng đầu tiên của bệnh là chứng co giật tự ý một bên mặt, vùng xuất hiện đầu tiên thường là cơ mí mắt. Bệnh nhân cảm giác được mí mắt co giật nhẹ giống như nháy mắt nhưng nhẹ hơn, có thể không kéo dài. Tình trạng co giật có thể nặng hơn khi mắt phải làm việc quá sức trong thời gian dài hoặc khi bạn lo lắng.
Nếu nghiêm trọng, tình trạng co thắt mí mắt có thể khiến mắt đóng hoàn toàn hoặc xếch lên thấy rõ. Khi co giật nửa mặt tiến triển nặng hơn, các vùng cơ khác sẽ bắt đầu bị co giật và nhận thấy rõ ràng, bao gồm: lông mày, vùng quanh miệng, má, hàm, cổ trên, cằm, môi,… Tất cả các cơ ở một bên mặt có thể bị co thắt đồng thời, xuất hiện cả khi thức hay khi ngủ và thường mỗi cơn co giật không kéo dài.
Co giật nửa mặt thường bắt đầu từ cơ mí mắt
Bệnh co giật nửa mặt cũng gây ra một số triệu chứng khác như:
-
Xuất hiện tiếng ồn trong tai, cảm giác như ù tai.
-
Có thay đổi về thính giác.
-
Cảm giác đau tai, đặc biệt là sau tai.
-
Co thắt cơ lan đến nửa bên còn lại của mặt.
2.2. Chẩn đoán co giật nửa mặt
Dựa trên triệu chứng bệnh, qua quan sát tính chất và thăm hỏi bệnh sử, bác sĩ có thể xác định được tình trạng co giật khởi phát ở các nhóm cơ của một bên mặt. Cần thăm khám kỹ hơn để đánh giá mức độ bệnh qua tình trạng suy yếu các nhóm cơ mặt cùng bên bị co giật.
Ngoài ra, chẩn đoán chính xác bệnh sẽ dựa trên một số phương pháp khác như:
Ghi điện cơ
Ghi điện cơ bằng cực kim giúp đánh giá khả năng dẫn truyền của dây thần kinh chi phối cơ một nửa bên mặt.
Chẩn đoán hình ảnh
Chụp CT có cản quang hoặc chụp MRI giúp quan sát rõ phần mềm và những tổn thương thần kinh.
Kết quả chẩn đoán không những xác định được tổn thương liên quan mà cần loại trừ các nguyên nhân gây co giật nửa mặt, phổ biến là chèn ép mạch máu thần kinh.
3. Điều trị chứng co giật nửa mặt thế nào?
Bệnh lý này thường liên quan đến dây thần kinh và mạch máu, song vẫn chưa có biện pháp chữa khỏi hoàn toàn. Đa phần người bệnh sẽ được điều trị để giảm nhẹ cơn co thắt, thư giãn cơ, giảm triệu chứng đi kèm.
Một số thuốc tác dụng thần kinh giúp giảm co giật nửa mặt
3.1. Điều trị bằng thuốc
Thuốc có tác dụng tốt với tình trạng co giật nửa mặt nhẹ hoặc cơn co giật không thường xuyên. Thuốc sẽ tác động làm dịu xung thần kinh, giúp thư giãn cơ bắp và từ đó cũng giảm cơn co thắt. Các loại thuốc thường dùng trong điều trị co giật nửa mặt bao gồm:
-
Thuốc chống động kinh Topiramate, carbamazepine.
-
Thuốc an thần Clonazepam, Diazepam.
Mỗi bệnh nhân có thể đáp ứng với thuốc khác nhau và liều lượng khác nhau, do đó cần thời gian để xác định liều thuốc phù hợp. Bệnh nhân có thể phải dùng thuốc điều trị lâu dài để kiểm soát co giật nửa mặt.
3.2. Điều trị bằng tiêm Toxin
Tiêm một liều lượng vừa đủ Botulinum toxin sẽ có tác dụng thư giãn các cơ, giảm co quá mức một cách an toàn. Vì thế, chất này thường được tiêm trực tiếp vào cơ mặt, sau đó sẽ giải phóng từ từ và tác dụng để ngăn cản tín hiệu từ dây thần kinh.
Một liều tiêm điều trị sẽ có tác dụng giảm co giật nửa mặt trong vòng 2 - 3 tháng, sau đó bệnh nhân có thể phải tiếp tục tiêm lại và duy trì.
3.3. Phẫu thuật
Phẫu thuật sẽ điều trị hiệu quả co giật nửa mặt do mạch máu chèn ép hoặc khối u chèn ép các dây thần kinh mạch. Dù có thể chữa khỏi lâu dài và ngăn ngừa biến chứng do chèn ép dây thần kinh mặt gây ra nhưng không được áp dụng phổ biến do tác dụng phụ nghiêm trọng.
Phẫu thuật co giật nửa mặt có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng
Chỉ định phẫu thuật chỉ dành cho bệnh nhân bị co giật nửa mặt nghiêm trọng, không đáp ứng điều trị với các phương pháp khác khiến hoạt động của mặt mất một phần hoặc hoàn toàn. Nếu bệnh nhân co giật nửa mặt còn trẻ, bệnh có nguy cơ tiến triển nặng ảnh hưởng tới hoạt động cơ mặt thì phẫu thuật cũng sẽ được xem xét sử dụng.
Co giật nửa mặt có thể được kiểm soát qua điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật song cần kiên trì điều trị và theo dõi. Hãy tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát cơn co giật này một cách tốt nhất.