Bà bầu ăn chôm chôm nhiều có tốt không? Những lưu ý cần biết | Medlatec

Bà bầu ăn chôm chôm nhiều có tốt không? Những lưu ý cần biết

Chôm chôm là một trong những loại quả hấp dẫn của mùa hè. Với vị ngọt mát, mọng nước, loại quả này đặc biệt được các chị em bầu bí ưa thích. Tuy nhiên bà bầu ăn chôm chôm nhiều có tốt không là điều mà các mẹ bầu nên tìm hiểu nếu lỡ quá ưa thích loại quả ngọt này.


13/08/2022 | Tư vấn dinh dưỡng: Bà bầu ăn thanh long có lợi - hại gì?
06/08/2022 | Bà bầu ăn xoài chín được không và lợi ích mang lại là gì?
29/07/2022 | Bác sĩ giải đáp: Bà bầu ăn bơ có tốt không và cần lưu ý điều gì?

1. Thành phần chính và lợi ích của chôm chôm với sức khỏe

Chôm chôm là loại quả đặc trưng của miền tây sông nước. Với vị ngọt, mềm, mọng nước, chôm chôm không chỉ dễ ăn mà còn rất ngon, có thể khiến ai cũng phải yêu thích. 

Thành phần chính của chôm chôm

Các thành phần chính trong quả chôm chôm gồm có: rất nhiều chất xơ, vitamin C, protein, khoáng chất,...  Chỉ cần ăn 5-6 quả chôm chôm là đủ cung cấp 50% nhu cầu vitamin C của cơ thể hàng ngày. Loại quả này cũng chứa nhiều khoáng chất như: sắt, mangan, kẽm, folate, carbohydrate, canxi, magiê, phốt-pho, kali, natri,... Thành phần dinh dưỡng và calo của chôm chôm cũng khá dồi dào. 

Chôm chôm là loại quả mùa hè ngon hấp dẫn

Chôm chôm là loại quả mùa hè ngon hấp dẫn

Lợi ích của chôm chôm đối với sức khỏe

Có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng nên chôm chôm được biết đến là loại quả có nhiều lợi ích đối với sức khỏe thông thường. Trong dân gian, chôm chôm xanh được dùng để bào chế thuốc chữa tiêu chảy, kiết lỵ, tưa miệng, tiểu đường,... Chôm chôm chứa nhiều vitamin, tốt cho da và tóc, cung cấp một số khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, đây là lợi ích với người bình thường. Còn bà bầu ăn chôm chôm nhiều có tốt không thì còn phải xem xét. 

2. Lợi ích của chôm chôm với bà bầu

Là loại quả mọng chứa nhiều vitamin và khoáng chất, chôm chôm hoàn toàn có nhiều lợi ích với sức khỏe của bà bầu. Trong đó có thể kể đến: 

Tốt cho đường tiêu hóa

Chôm chôm chứa nhiều chất xơ, giúp nhuận tràng tốt hơn. Ăn chôm chôm giúp bà bầu ngừa được tình trạng táo bón và cả tiêu chảy.  

Tốt cho da và tóc

Chôm chôm cung cấp nguồn cung cấp vitamin E dồi dào và nhiều vitamin khác tốt cho cơ thể. Nhờ vậy, ăn chôm chôm ở lượng vừa phải cũng là một giải pháp giúp các bà bầu giải quyết vấn đề về da và tóc. Đặc biệt là hỗ trợ ngừa được tình trạng rạn da trong thời kỳ mang thai, ngăn ngừa mụn trứng cá, da mệt mỏi, chống lão hóa da.

Chôm chôm có nhiều lợi ích đối với sức khỏe bà bầu

Chôm chôm có nhiều lợi ích đối với sức khỏe bà bầu

Tốt cho máu

Lượng sắt trong quả chôm chôm cũng khá lý tưởng để cung cấp cho cơ thể bà bầu. Sát giúp kiểm soát nồng độ hemoglobin trong máu, hỗ trợ bổ sung sắt tự nhiên cho cơ thể, phòng tránh tình trạng thiếu máu khi mang thai. Chính vì thế, ăn chôm chôm giúp các bà bầu cảm giác đỡ mệt mỏi. Vậy nên, bà bầu ăn chôm chôm nhiều có tốt không luôn là điều mà nhiều mẹ bầu thắc mắc.

Hỗ trợ hệ miễn dịch

Trong chôm chôm cũng chứa nhiều kẽm, đồng, là những khoáng chất cần thiết trong quá trình tạo tế bào bạch cầu, tăng hệ miễn dịch. Trong khi đó, cơ thể mang thai của phụ nữ thường yếu, nhạy cảm, dễ bị nhiễm trùng. Ăn chôm chôm lượng hợp lý cũng là cách để bổ sung các chất tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. 

 Kiểm soát huyết áp

Các thành phần trong chôm chôm cũng được cho là có khả năng kiểm soát huyết áp và cả cholesterol. Hỗ trợ tăng cường lưu thông máu, giảm thiểu tình trạng phù nề chân tay khi mang thai. 

 Giảm nguy cơ mệt mỏi, chóng mặt khi ốm nghén

Các bà bầu trong giai đoạn ốm nghén thường sợ mùi thức ăn. Trong khi đó, chôm chôm có vị ngọt thanh, hơi chua nhẹ nên hợp với khẩu vị của bà bầu. Trong nhiều trường hợp, quả chôm chôm là “cứu cánh” giúp các bà bầu chống lại cơn đói do ốm nghén không ăn được, giảm mệt mỏi, chóng mặt và buồn nôn. 

Chôm chôm giúp mẹ bầu giảm mệt mỏi trong giai đoạn ốm nghén

Chôm chôm giúp mẹ bầu giảm mệt mỏi trong giai đoạn ốm nghén

3. Bà bầu ăn chôm chôm nhiều có tốt không?

Chôm chôm có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng phải ăn với lượng hợp lý, vừa phải. Nếu bà  bầu ăn quá nhiều chôm chôm có thể gây ra những tác dụng phụ như: 

Dễ tiểu đường thai kỳ

Chôm chôm có hàm lượng đường cao, nếu ăn quá nhiều chôm chôm có thể khiến cho lượng đường dung nạp cho cơ thể quá nhiều. Mẹ bầu sẽ dễ  gặp các vấn đề về đường huyết, tiểu đường thai kỳ. Do vậy, các mẹ bầu chỉ nên ăn 5-6 quả chôm chôm mỗi ngày là đủ, tránh ăn quá nhiều. 

Tăng cholesterol

Cũng bởi hàm lượng đường cao mà khi ăn nhiều chôm chôm, lượng đường này vào cơ thể sẽ tạo ra nhiều acid béo, giải phóng vào máu. Các acid béo này được sử dụng để sản sinh triglycerides trong các tế bào mỡ, dẫn đến tăng lượng mỡ trong cơ thể. Về lâu dài, tình trạng này sẽ không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Vậy nên, mẹ bầu nên lưu ý, chôm chôm dù ngon và hấp dẫn cũng nên ăn vừa phải, tránh các tác dụng phụ từ loại quả này. 

Bà bầu ăn chôm chôm nhiều có tốt không là điều màu các chị em bầu bí cần tìm hiểu kỹ

Bà bầu ăn chôm chôm nhiều có tốt không là điều màu các chị em bầu bí cần tìm hiểu kỹ

4. Những lưu ý khi chọn chôm chôm cho bà bầu

Mẹ bầu nào ưa thích quả chôm chôm thì nên học cách lựa chọn loại quả tươi ngon và cách sử dụng sao cho tốt đối với sức khỏe của mình. Theo đó, các chị em nên lưu ý những điều sau đây: 

Cách chọn chôm chôm ngon

Chỉ nên mua chôm chôm đúng vụ (từ tháng 6 đến khoảng tháng 11) sẽ an toàn hơn là quả trái vụ thường chứa nhiều dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Chọn quả to, mọng, màu đỏ tươi, gai thưa và mềm. Ăn thử thấy quả ngọt, cùi dày, mọng nước. Tránh mua những quả chôm chôm đã úa màu, xỉn màu, gai bị gãy dập. Chôm chôm mua về nên bảo quản trong tủ lạnh trong khoảng 5 ngày, chỉ sử dụng khi quả còn tươi. 

Bà bầu nên ăn chôm chôm đúng cách

Các mẹ bầu nên lưu ý: nên rửa quả chôm chôm trước khi ăn. Không dùng miệng để cắn vỏ, không ăn những quả đã quá chín sẽ chứa nồng độ cồn cao, không tốt cho mẹ và thai nhi. Không ăn nhiều chôm chôm cùng một lúc. Những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ hay cao huyết áp, có nguy cơ tăng cân nhanh nên hạn chế tối đa việc ăn loại quả này. 

Với những thông tin trên đây, chắc hẳn đã giúp chị em giải đáp được thắc mắc bà bầu ăn chôm chôm nhiều có tốt không. Chôm chôm là loại quả ngon, hấp dẫn, nhiều thành phần dinh dưỡng. Ăn chôm chôm tốt cho sức khỏe nhưng với lượng hợp lý, nhất là với các chị em đang trong giai đoạn bầu bí.

Ngoài ra, để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn, mẹ bầu có thể cân nhắc lựa chọn khám thai tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Bệnh viện quy tụ đội ngũ y bác sĩ chuyên môn giỏi, nhiệt tình, cùng hạ tầng khang trang, máy móc hiện đại,... sẽ là địa chỉ chăm sóc sức khỏe tin cậy cho chị em lựa chọn. Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám hoạt động 24/7: 1900 56 56 56.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề về huyết trắng nữ giới nên biết

Các vấn đề bất thường liên quan đến huyết trắng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý phụ khoa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới. Vì thế, biết được bất thường về huyết trắng là cách để nữ giới chủ động áp dụng biện pháp bảo vệ chính mình. Nội dung bài viết dưới đây MEDLATEC sẽ cùng bạn tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến yếu tố này.
Ngày 19/06/2023

Các loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai

Mang thai được coi là giai đoạn nhạy cảm của người phụ nữ khi cơ thể họ có vô số các thay đổi về nội tiết tố, thể chất, tinh thần và sức đề kháng cũng yếu hơn so với trước đây. Vì vậy không phải mẹ bầu nào cũng hoàn toàn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ, mẹ có thể mắc phải bệnh lý nào đó do vi khuẩn hay các vi sinh vật khác gây ra. Bài viết sau sẽ giới thiệu một số loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai các mẹ nên tham khảo. 
Ngày 15/06/2023

Tổng quan về bệnh đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ thường xảy ra vào giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Khi mắc bệnh, đường huyết của mẹ bầu tăng cao hơn bình thường. Tình trạng này cần được kiểm soát tốt để tránh gây hại đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. 
Ngày 15/06/2023

Soi cổ tử cung - Xua tan nỗi lo về các bệnh lý liên quan tử cung

Soi cổ tử cung là một kỹ thuật y khoa giúp phát hiện sớm các tổn thương ở cổ tử cung, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Tìm hiểu về kỹ thuật và mục đích của soi cổ tử cung sẽ giúp chị em sớm phát hiện các bất thường ở cổ tử cung , từ đó có phương pháp điều trị sớm. 
Ngày 14/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp