6 số bài tập hít thở cho người hen suyễn | Medlatec

6 số bài tập hít thở cho người hen suyễn

Hít thở vốn là một trong những hoạt động tự nhiên của các cơ thể sinh vật nói chung, con người nói riêng. Đặc biệt, đối với những người bị hen suyễn, hít thở đúng cách, phù hợp có thể mang lại tác động thúc đẩy, tăng hiệu quả của việc điều trị. Các bài tập hít thở cho người hen suyễn nên được thực hiện thế nào?


31/01/2023 | Hen suyễn có lây không? Bệnh có chữa được không?
17/12/2022 | Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?
02/06/2022 | Chuyên gia hướng dẫn cách kiểm soát hen suyễn an toàn và hiệu quả

1. Tầm quan trọng của các bài tập hít thở cho người hen suyễn

Hen suyễn hay còn được gọi bằng tên hen phế quản là một trong những bệnh lý mạn tính đường hô hấp. Khi có một tác nhân gây kích thích cơn hen, các cơ Reissessen co thắt gây hẹp đường thở, cùng với sự phù nề niêm mạc ống phế quản và xuất tiết dịch trong lòng ống phế quản gây ra các cơn hen phế quản.

Hen phế quản có nhiều cấp độ khác nhau. Nếu hen phế quản không được kiểm soát tốt thì có thể gây tăng bậc hen, thậm chí bệnh nhân có thể phải đối mặt với cơn hen ác tính rất nguy hiểm.

Hen phế quản không được kiểm soát tốt có thể gây tăng bậc hen

Hen phế quản không được kiểm soát tốt có thể gây tăng bậc hen

Hiện nay, cùng với việc sử dụng thuốc trong điều trị, các bài tập hít thở cho người hen suyễn cũng được chỉ định như một phương pháp bổ sung, tăng hiệu quả và giúp khắc phục triệu chứng. Đồng thời, góp phần tăng cường sức khỏe, dung tích của phổi.

2. Một số bài tập hít thở cho người hen suyễn hiệu quả, dễ thực hiện

Một số bài tập sau đây đã được chứng minh tính hiệu quả đối với người mắc căn bệnh này, bao gồm:

Bài tập thở bụng (hay hít thở bằng cơ hoành)

Với bài tập này, bạn sẽ học cách thở từ vùng cơ hoành (cơ có dạng vòm và nằm tại vị trí dưới phổi) thay cho việc thở từ ngực, mang tới một số tác dụng như: tăng cường sức mạnh của vùng cơ này, đồng thời giúp cho nhịp thở được chậm lại, theo đó mà nhu cầu oxy của cơ thể cũng giảm đi.

Kỹ thuật thực hiện bao gồm các bước:

  • Tư thế: ngồi hoặc nằm. Nếu nằm, cần chọn một mặt phẳng, không có độ lún hoặc nhấp nhô.

  • Hai tay của bạn đặt lên hai vị trí: ngực và bụng.

  • Từ từ hít vào thật sâu sao cho vùng ngực giữ nguyên và vùng bụng phình dần lên. Bạn có thể cảm nhận được điều này qua việc bàn tay trên ngực giữ nguyên trong khi bàn tay trên bụng được nâng dần lên theo sự căng lên của bụng.

  • Mím chặt môi và thở thật chậm ra sao cho thời gian thở ra chậm hơn hai tới ba lần thời gian hít vào. Trong khi thở, vùng bụng sẽ xẹp dần và bạn hãy giữ cho phần vai, cổ thư giãn.

  • Mỗi lần tập, nên thực hiện trong thời gian từ 3 tới 5 phút.

Thở cơ hoành có thể giúp tăng sức mạnh, điều chỉnh nhịp thở

Thở cơ hoành có thể giúp tăng sức mạnh, điều chỉnh nhịp thở

Hít thở bằng mũi

Hít thở qua đường mũi mang lại nhiều ưu điểm so với miệng, đó là làm tăng độ ấm, ẩm cho không khí. Từ đó, các triệu chứng của bệnh có thể được hạn chế.

Hít thở theo phương pháp Papworth

Đây được xem là một trong những bài tập hít thở cho người hen suyễn nặng, được ra đời từ những năm 1960, là sự kết hợp của nhiều cách thở khác nhau nhằm mục đích thư giãn, kiểm soát căng thẳng và giúp cho nhịp thở từ cơ hoành qua mũi được chậm, đều hơn. Cụ thể các bước bao gồm:

  • Ngồi với tư thế hoa sen, thường gặp trong yoga.

  • Có thể sử dụng miệng hoặc mũi để hít vào rồi trong khi thở ra theo đường mũi thì đếm nhịp từ 1 tới 4.

  • Khi thực hiện, hãy đảm bảo rằng hơi thở của bạn đi theo hướng từ mũi xuống bụng rồi từ bụng đi ra ngoài một cách chậm rãi, đều đặn.

Dù rất tốt song không có nghĩa bài tập này có thể thay thế cho thuốc điều trị. Bạn cần chấp hành đúng chỉ định và kết hợp hài hòa để tăng hiệu quả.

Phương pháp Buteyko

Được phát hiện ra từ năm 1950 bởi một bác sĩ người Ukraine tên là Konstantin Buteyko với mục tiêu giúp việc hít thở của bạn được chậm và sâu hơn. Hiệu quả chúng mang lại giúp xoa dịu đường hô hấp, từ đó, giúp giảm các triệu chứng bệnh. Cụ thể các bước thực hiện gồm:

  • Ngồi với phần lưng giữ thẳng. Bài tập sẽ hiệu quả hơn nếu bạn thực hiện trong một không gian thoáng đãng, trong lành, yên tĩnh, gần với thiên nhiên.

  • Hít thở bình thường qua đường mũi trong thời gian khoảng 30 giây.

  • Sử dụng hai ngón tay để bịt kín hay lỗi mũi một cách nhẹ nhàng, đồng thời khép kín miệng lại. Bạn giữ nguyên tư thế này lâu nhất có thể.

  • Buông tay khỏi mũi nhưng miệng vẫn khép chặt và hít thở bằng mũi một hơi thật sâu. 

Không chỉ giúp nhịp thở chậm, sâu hơn,Buteyko còn giúp xoa dịu đường hô hấp

Không chỉ giúp nhịp thở chậm, sâu hơn,Buteyko còn giúp xoa dịu đường hô hấp

Bài tập mím môi hít thở

Khi hít thở với đôi môi chu nhẹ, có thể giúp cho nhịp thở được chậm lại và giữ cho đường thở được mở lâu hơn. Điều sẽ khiến cho oxy được lưu chuyển sâu vào cơ thể khi hít vào và đẩy hết khí ra ngoài khi thở ra.

Bạn nên có thể thực hiện bằng cách: ngậm miệng, sau đó từ từ hít vào bằng mũi. Khi thở ra, bạn thở thật chậm bằng miệng với đôi môi mím lại, giống như huýt sáo.

Các bài tập yoga hít thở

Đối với yoga, hít thở đúng cách là một trong những yêu cầu quan trọng. Áp dụng đúng các bài hít thở của bộ môn này, có thể mang lại chuyển biến tốt với người hen suyễn.

Ngoài hít thở bằng bụng như đã trình bày ở trên, bạn có thể áp dụng cách thở ngực và kết hợp cả ngực và bụng.

  • Với thở ngực: hít sâu sao cho khi hít vào, cả phần ngực lẫn các khớp xương được mở rộng, sau đó thở ra thật chậm rãi.

  • Khi kết hợp cả ngực và bụng, hãy nhẹ nhàng hít vào và để không khí đi sâu vào khoang ngực rồi xuống bụng. Sau khi nín thở trong vài giây, chầm chậm thở ra theo hướng từ bụng tới ngực, ra mũi.

3. Bài tập hít thở cho người hen suyễn: thực hiện sao cho an toàn?

Có thể nói, khi duy trì một cách thường xuyên các bài tập này, bạn có thể cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh. Mặc dù vậy, nên lưu ý:

  • Tham khảo ý kiến, sự chỉ dẫn của bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ bài tập hay phương pháp nào.

  • Luôn mang bên mình ống hít giúp cắt cơn hen.

  • Tùy từng điều kiện thời tiết mà nên lựa chọn luyện tập trong nhà hay ngoài trời.

  • Trong quá trình tập, nếu cảm thấy triệu chứng nặng hơn thì cần dừng ngay lại.

  • Đảm bảo đúng kỹ thuật.

  • Duy trì hoạt động kiểm tra định kỳ để bác sĩ đánh giá tình trạng và kịp thời có sự điều chỉnh.

Sự hướng dẫn, tư vấn của chuyên gia rất cần thiết khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào

Sự hướng dẫn, tư vấn của chuyên gia rất cần thiết khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào

Khi có nhu cầu được kiểm tra, thăm khám, chữa trị bệnh hen suyễn hoặc các bệnh khác liên quan tới hô hấp, bạn có thể thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hoặc gọi tới số 1900 56 56 56 để được tư vấn và hướng dẫn đặt lịch trước.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hít thở sâu - Chìa khóa vàng cho cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày

Hiện nay thế giới ngày càng hiện đại, sôi động đòi hỏi con người luôn phải sống nhanh hơn, ngay cả trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Điều này khiến cho không ít người đã bỏ qua việc chăm sóc sức khỏe chủ động bằng những thói quen hàng ngày, đặc biệt là thói quen hít thở sâu. Hãy cùng tìm hiểu lợi ích của cách hít thở này nhé. 
Ngày 22/06/2023

Những biểu hiện của viêm phổi thùy và cách thức phòng tránh

Viêm phổi là một loại bệnh lý thường gặp. Bệnh được chia ra gồm có viêm phổi thùy và chứng phế quản phế viêm. Trong đó, bệnh viêm phổi thùy được đánh giá nhẹ hơn và hiệu quả điều trị cũng tốt hơn. Vậy viêm phổi thùy là gì? Những triệu chứng nhận biết của bệnh như thế nào? 
Ngày 21/06/2023

Phân độ suy hô hấp được phân chia như thế nào?

Suy hô hấp là một trong các dạng bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Suy hô hấp không chỉ có tác động xấu với sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy các phân độ suy hô hấp được chia như thế nào?
Ngày 21/06/2023

Phổi nằm ở đâu? Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của phổi

Tầm quan trọng của lá phổi đối với các hoạt động sống của cơ thể đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu khoa học. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rõ cấu tạo và nhiệm vụ của phổi cụ thể ra sao. Vậy phổi nằm ở đâu? Phổi có vai trò gì đối với cơ thể? Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ được tầm quan trọng của cơ quan này. 
Ngày 21/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp