Phổi nằm ở vị trí nào và nguyên lý hoạt động của phổi? | Medlatec

Phổi nằm ở vị trí nào và nguyên lý hoạt động của phổi?

Chúng ta hầu như đều biết về tầm quan trọng của phổi đối với cơ thể con người. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm cấu trúc, vị trí và chức năng cụ thể do phổi đảm nhận. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu phổi nằm ở vị trí nào và cách thức mà phổi hoạt động.


17/12/2022 | Phổi người: Cấu tạo, chức năng và các bệnh thường gặp ở phổi
17/12/2022 | Bị lao phổi nhưng không ho có lây cho người khác không?
17/12/2022 | Các bệnh về phổi và lưu ý phòng tránh

1. Phổi nằm ở vị trí nào? 

Phổi là một trong những cơ quan nằm trong lồng ngực của con người. 2 lá phổi sẽ nằm đều ở cả 2 bên lồng ngực trái và lồng ngực phải. Theo góc độ giải phẫu, nếu nhìn từ hướng phía trước có thể thấy phổi được giới hạn trong khoảng cách từ xương quai xanh đến dưới xương sườn số 6. Nếu nhìn từ  phía sau thì điểm cuối của phổi là ở mức xương sườn số 10. Trong khi đó lớp màng bao bọc bên ngoài cả 2 lá phổi có thể kéo dài hơn xuống tận xương sườn số 12. Cả khoang ngực đều được lấp đầy bởi 2 lá phổi và ở giữa chúng là tim.

Cấu tạo của hệ hô hấp

Cấu tạo của hệ hô hấp

Phổi giữ vai trò là cơ quan trao đổi khí, giúp cơ thể hấp thụ khí O2 và thải ra khí CO2. Ngoài nhiệm vụ này, phổi còn đảm nhận những trọng trách dưới đây:

  • Lọc bóng khí có trong máu;

  • Nếu trong tĩnh mạch hình thành nên các cục máu đông, phổi sẽ giúp lọc chúng;

  • Trong trường hợp máu bị nhiễm toan hoặc kiềm, phổi có tác dụng điều chỉnh nồng độ pH trong máu bằng cách làm giảm hoặc tăng hàm lượng khí CO2;

  • Chuyển hóa angiotensin I thành angiotensin II - một dạng chất hóa học giúp kiểm soát huyết áp.

2. Cấu tạo và cơ chế hoạt động của hệ hô hấp

2.1. Cấu tạo của hệ hô hấp

Dưới đây là cấu tạo sơ lược của hệ thống hô hấp:

Không khí từ ngoài môi trường do chúng ta hít vào sẽ đi từ mũi đến cổ họng, thanh quản và khí quản. Từ khí quản phân thành phế quản trái và phế quản phải. Mỗi phế quản này sẽ dẫn khí cho lá phổi tương ứng (phế quản trái phục vụ cho lá phổi trái, phế quản phải là để dành cho lá phổi phải). Khi đi vào phổi, mỗi phế quản sẽ dần phân ra thành những nhánh nhỏ hơn, nhánh nhỏ nhất được gọi là tiểu phế quản. Cuối các tiểu phế quản sẽ là các túi khí gọi là phế nang. Như vậy bạn có thể hình dung hệ hô hấp được cấu tạo giống như một chiếc cây mọc ngược, với phần thân rễ (khí quản) ở trên và tán cây với nhiều nhánh nhỏ (là cuống phổi, tiểu phế quản,...) ở phía dưới. 

2.2. Cách thức hoạt động của hô hấp 

Máu thiếu Oxy (bị khử Oxy)  sẽ do động mạch phổi đưa từ tim vào phổi. Sau đó dòng máu này sẽ chảy tới các phế nang. Oxy do chúng ta hít vào từ không khí bên ngoài sẽ được phế quản và tiểu phế quản đưa qua lớp tế bào mỏng lót trong các phế nang. Lúc này các phế nang sẽ nhả Oxy vào máu, còn khí CO2 sẽ được máu gửi trả lại phế nang, theo phế quản thở ra ngoài môi trường.

Dòng máu đã nhận đủ Oxy từ phổi sẽ có màu đỏ tươi (là máu giàu Oxy). Nó đi theo tĩnh mạch phổi trở lại với tim và được tim bơm theo hệ tuần hoàn đi khắp cơ thể để tế bào sử dụng cho các hoạt động sống hàng ngày.

Bộ não hay hệ thần kinh trung ương chính là cơ quan điều khiển nhịp thở của con người. Chính xác hơn bộ phận đảm nhiệm vai trò quan trọng này là thân não. Tại đây dành riêng một khu vực đặc biệt chỉ để điều phối và  duy trì nhịp thở. Tế bào thần kinh của vùng này sẽ sản sinh ra một loại xung điện có chức năng điều khiển sự co thắt của cơ hoành cũng như những nhóm cơ hô hấp khác. Ở điều kiện bình thường chúng ta thường thở trong vô thức đó là nhờ sự điều khiển của thân não. Tuy nhiên không chỉ thân não mới có “quyền năng” này mà những khu vực khác của não cũng có thể tạm thời làm được điều đó. Đây là nguyên nhân vì sao bạn có thể chủ động ngừng hít thở (nín thở) hoặc tự thay đổi nhịp thở bằng ý thức.

Các chức năng chính của lá phổi

Các chức năng chính của lá phổi

Trong  quá trình điều khiển nhịp thở, bộ não đồng thời sẽ tiếp nhận các thông tin do các cảm thụ quan trên khắp cơ thể cung cấp. Để làm được điều này, bộ não cần huy động các tế bào thần kinh cung cấp thông tin cho mình, ghi nhận độ sâu và tần số của hơi thở. Nồng độ CO2 trong máu sẽ được những cảm thụ quan này giám sát. Nếu CO2 tăng lên, các “giám sát viên” sẽ ngay lập tức gửi tín hiệu bằng xung điện cho não bộ. Bộ não khi nhận được tín hiệu sẽ chỉ đạo các nhóm cơ hô hấp điều chỉnh hoạt động khiến cho hơi thở trở nên nhanh và sâu hơn, từ đó cơ thể sẽ thải ra nhiều khí CO2 hơn để làm giảm lượng CO2 trong máu. Khi hàm lượng CO2 ở mức cân bằng cũng là lúc các cảm thụ quan ngừng bắn tín hiệu cho não bộ.

3. Những bệnh lý có thể gặp phải ở phổi và đường hô hấp

Sau đây là một số nhóm bệnh lý thường gặp ở đường hô hấp bạn nên hết sức lưu ý:

  • Bệnh ở màng phổi bao gồm: tràn dịch và tràn khí màng phoiir, viêm mủ màng phổi;

  • Hen phế quản, giãn phế quản;

  • Xoe nang, xơ phổi nguyên phát;

  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD;

  • Ung thư phổi;

  • Chứng ngưng thở khi ngủ;

  • Bệnh Sarcoidosis;

  • Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp: cảm lạnh, cúm, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, viêm nắp thanh quản, viêm xoang, viêm amidan, viêm họng, ho, ho gà, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, bệnh lao phổi.

Để phòng tránh nguy cơ mắc phải những bệnh lý về đường hô hấp nêu trên, bạn nên áp dụng những biện pháp sau: 

  • Đeo khẩu trang mỗi khi ra khỏi nhà và sử dụng đồ bảo hộ nếu phải làm việc trong môi trường chứa nhiều khói bụi;

  • Không hút thuốc lá, thuốc lào và tránh xa chất kích thích;

  • Bổ sung đầy đủ những nhóm thực phẩm tốt cho phổi như súp lơ, bông cải xanh, gừng, tỏi, rau chân vịt, cà rốt, bắp cải, trái cây giàu vitamin C,...;

  • Vận động thể chất và thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao, hít thở sâu và uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể;

  • Tiêm phòng lao phổi và bệnh cúm theo lịch tiêm chủng;

  • Thăm khám sức khỏe ít nhất 2 lần/năm để sớm phát hiện ra các tổn thương ở phổi, qua đó áp dụng phương án điều trị phù hợp nhất. 

Hãy tránh xa thuốc lá vì một lá phổi khỏe mạnh

Hãy tránh xa thuốc lá vì một lá phổi khỏe mạnh

Như vậy bài viết đã giúp bạn nhận biết phổi nằm ở vị trí nào,  cấu tạo, chức năng và cơ chế hoạt động của phổi nói riêng và hệ hô hấp nói chung. 

Trong trường hợp bạn đang gặp các vấn đề về phổi và cần được tư vấn điều trị, hãy liên hệ ngay với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tổng đài viên hỗ trợ đặt lịch khám cùng các bác sĩ Chuyên khoa Hô hấp của MEDLATEC ngay hôm nay!

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hít thở sâu - Chìa khóa vàng cho cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày

Hiện nay thế giới ngày càng hiện đại, sôi động đòi hỏi con người luôn phải sống nhanh hơn, ngay cả trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Điều này khiến cho không ít người đã bỏ qua việc chăm sóc sức khỏe chủ động bằng những thói quen hàng ngày, đặc biệt là thói quen hít thở sâu. Hãy cùng tìm hiểu lợi ích của cách hít thở này nhé. 
Ngày 22/06/2023

Những biểu hiện của viêm phổi thùy và cách thức phòng tránh

Viêm phổi là một loại bệnh lý thường gặp. Bệnh được chia ra gồm có viêm phổi thùy và chứng phế quản phế viêm. Trong đó, bệnh viêm phổi thùy được đánh giá nhẹ hơn và hiệu quả điều trị cũng tốt hơn. Vậy viêm phổi thùy là gì? Những triệu chứng nhận biết của bệnh như thế nào? 
Ngày 21/06/2023

Phân độ suy hô hấp được phân chia như thế nào?

Suy hô hấp là một trong các dạng bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Suy hô hấp không chỉ có tác động xấu với sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy các phân độ suy hô hấp được chia như thế nào?
Ngày 21/06/2023

Phổi nằm ở đâu? Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của phổi

Tầm quan trọng của lá phổi đối với các hoạt động sống của cơ thể đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu khoa học. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rõ cấu tạo và nhiệm vụ của phổi cụ thể ra sao. Vậy phổi nằm ở đâu? Phổi có vai trò gì đối với cơ thể? Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ được tầm quan trọng của cơ quan này. 
Ngày 21/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp