Xuất huyết dạ dày là bệnh lý cấp cứu do chảy máu từ ống tiêu hóa, có nguy cơ sốc mất máu trụy mạch dẫn tới tử vong. Bệnh nhân có thể bị thiếu máu, thậm chí gây tử vong khi điều trị chậm trễ. Vậy nguyên nhân xuất huyết dạ dày là gì?
19/04/2021 | Phát hiện bệnh lý về dạ dày và đại tràng qua công nghệ nội soi tiên tiến NBI 05/04/2021 | Viêm teo niêm mạc dạ dày có nguy hiểm không? 23/03/2021 | Giải đáp: Bệnh xuất huyết dạ dày nên ăn gì?
1. Nguyên nhân xuất huyết dạ dày - 3 nguyên nhân phổ biến
Niêm mạc dạ dày gồm nhiều lớp tế bào, bên ngoài là lớp màng nhầy đặc biệt bảo vệ để đảm bảo cho tế bào niêm mạc không bị tổn thương do vi khuẩn cũng như môi trường acid cao trong dạ dày. Nhưng vì bệnh lý hoặc tổn thương nào đó, khiến niêm mạc dạ dày bị thương tổn nặng nề có thể dẫn tới chảy máu. Lúc này gọi là tình trạng xuất huyết dạ dày.
Nguyên nhân xuất huyết dạ dày thường do 3 bệnh lý dạ dày chính sau:
Viêm dạ dày là nguyên nhân của khoảng 20 - 30% trường hợp viêm dạ dày. Xuất huyết do viêm dạ dày có thể xảy ra đồng thời hoặc riêng lẻ 2 thể sau:
-
Thể phát triển từ từ, còn gọi là viêm dạ dày mạn tính.
-
Thể xuất hiện bất ngờ, còn gọi là viêm dạ dày cấp tính.
Viêm dạ dày là một trong những nguyên nhân dẫn đến xuất huyết dạ dày
Viêm dạ dày phổ biến nhất vẫn là do thói quen sinh hoạt, trong đó có lạm dụng rượu bia và thuốc giảm đau. Cần xác định được nguyên nhân gây viêm dạ dày để can thiệp điều trị, phải kiểm soát được tình trạng viêm, tổn thương kéo dài mới có thể ngăn ngừa xuất huyết dạ dày.
Viêm dạ dày tự miễn là dạng khó xác định và điều trị. Bác sĩ thường cần dựa trên triệu chứng kết hợp với chẩn đoán loại trừ nguyên nhân mới có thể chẩn đoán bệnh.
1.2. Loét dạ dày
Viêm loét dạ dày là bệnh lý phổ biến gây nhiều vấn đề tiêu hóa, đây cũng là nguyên nhân gây ra khoảng 10 - 20% trường hợp xuất huyết dạ dày. Tổn thương niêm mạc dạ dày ban đầu thường không lớn nhưng trong môi trường acid sẽ hình thành vết loét. Khi vết loét này phát triển rộng và sâu dần theo thời gian do không kiểm soát tốt, nó có thể ăn mòn đến mao mạch và gây chảy máu.
Viêm loét dạ dày cũng là nguyên nhân gây ra khoảng 10 - 20% trường hợp xuất huyết dạ dày
Nguyên nhân gây loét dạ dày khá đa dạng, phổ biến nhất là do nhiễm khuẩn HP, chế độ ăn uống sinh hoạt kém lành mạnh, lạm dụng thuốc NSAIDs hoặc người mắc các hội chứng di truyền liên quan. Viêm loét dạ dày nói chung rất khó điều trị, dễ tái phát nên nếu không điều trị tích cực kéo dài, bệnh hoàn toàn có thể gây xuất huyết dạ dày nguy hiểm.
Mặc dù đây không phải là nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy máu dạ dày, song bệnh ung thư này đang có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất trên toàn thế giới. Riêng tại Việt Nam từ năm 2018 đến nay, trung bình mỗi 100 nghìn dân số có khoảng 11,38 người mắc bệnh. Ung thư dạ dày chỉ phổ biến đứng sau ung thư gan và ung thư phổi, cũng đang có xu hướng tăng lên nhanh chóng.
Ung thư dạ dày thường không trực tiếp gây xuất huyết dạ dày, song nó tác động đến những yếu tố sau:
Nhiễm khuẩn HP
Khuẩn HP có một số thể độc lực có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Khi nhiễm vi khuẩn này, nguy cơ ung thư dạ dày tăng lên gấp 6 lần do chúng thường xuyên gây tổn thương như viêm loét dạ dày, dị sản ruột, teo niêm mạc,…
Khuẩn HP có một số thể độc lực có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày
Di truyền
Ung thư dạ dày có liên quan đến yếu tố di truyền, rất khó điều trị và thường gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác cho hệ tiêu hóa, trong đó có xuất huyết dạ dày.
Chế độ ăn uống không lành mạnh
Thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh là tình trạng khá thường gặp ở bệnh nhân ung thư dạ dày, nó còn gây tổn thương, viêm loét niêm mạc dạ dày. Khi tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, các mạch máu nhỏ xung quanh có thể bị ảnh hưởng dẫn tới vỡ ra và chảy máu.
Ngoài ra, xuất huyết dạ dày cũng xuất hiện ở những bệnh nhân bị chấn thương nặng vùng bụng như ngã xe, va đập mạnh,… Những trường hợp này ngoài tổn thương dạ dày, có thể có nhiều cơ quan nội tạng khác cũng bị chấn thương nên biến chứng và tiên lượng thường không tốt.
2. Xuất huyết dạ dày nguy hiểm như thế nào?
Xuất huyết dạ dày có thể gây mất máu nhanh và số lượng lớn. Tuy nhiên không ít bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày âm thầm, chảy máu rỉ rả với lượng nhỏ, sau đó tăng dần.
Đến khi lượng máu mất đi lớn, người bệnh sẽ có cảm giác chóng mặt, thiếu máu, tay chân lạnh, hoa mắt,… Nghiêm trọng hơn là ngất xỉu, mạch yếu, tụt huyết áp đe dọa đến tính mạng khi không can thiệp xử lý kịp thời.
Người bệnh sẽ có cảm giác chóng mặt, thiếu máu, tay chân lạnh, hoa mắt
Dựa theo tình trạng chảy máu dạ dày cũng như các vấn đề sức khỏe khác, bác sĩ sẽ kiểm tra để lên phác đồ điều trị hợp lý nhất. Đầu tiên cần xử lý tình trạng xuất huyết này, tìm nguyên nhân và điều trị khắc phục. Nếu xuất huyết nhẹ, bệnh nhân sẽ được theo dõi triệu chứng bệnh, sau đó nội soi dạ dày kiểm tra. Khi không còn dấu hiệu xuất huyết, bệnh nhân sẽ được xuất viện.
Xuất huyết dạ dày có thể dẫn tới việc đau bụng dữ đội
Để giảm biến chứng cũng như ảnh hưởng của xuất huyết dạ dày đến sức khỏe, người bệnh cần nhận biết sớm dấu hiệu bệnh bao gồm:
-
Đi ngoài phân đen như bã cà phê, mùi thối khắm.
-
Đau dạ dày dữ dội, đặc biệt vùng thượng vị khiến bệnh nhân xanh tái, cứng bụng, toát mồ hôi.
-
Nôn ra máu: Bệnh nhân có thể nôn ra máu tươi hoặc máu đen nếu máu chảy đã ở trong dạ dày một thời gian dài.
-
Thiếu máu: Chảy máu dạ dày có thể gây thiếu máu với triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, tụt huyết áp,…
-
Thay đổi sắc tố da: Thiếu hụt dinh dưỡng khiến bệnh nhân thường xuyên mệt mỏi, da nhợt nhạt.
Để xác định chính xác nguyên nhân xuất huyết dạ dày, bệnh nhân cần tới cơ sở y tế uy tín để thăm khám, kiểm tra. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cũng tiếp nhận, chẩn đoán nguyên nhân và điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân xuất huyết dạ dày, trong đó có nhiều trường hợp chảy máu nghiêm trọng, xuất hiện biến chứng.
Nếu cần tư vấn hoặc liên hệ thăm khám, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.