12 triệu chứng điển hình của bệnh viêm thị thần kinh | Medlatec

12 triệu chứng điển hình của bệnh viêm thị thần kinh

Bệnh viêm thị thần kinh là dạng tổn thương thần kinh thường gặp ở nữ giới, nếu không điều trị tốt bệnh có thể gây mất thị lực và các rối loạn khác. Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng, cần xét nghiệm chẩn đoán cẩn thận mới có thể xác định nguyên nhân và điều trị hiệu quả.


21/05/2021 | Đỏ mắt khi ngồi máy tính nhiều phải làm sao và cách thư giãn mắt
20/05/2021 | Những kiến thức không nên bỏ qua về bệnh nhiễm trùng mắt
19/05/2021 | Bệnh khô mắt: nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết đơn giản

1. Tìm hiểu về bệnh viêm thị thần kinh

Khi nhắc tới tên bệnh viêm thị thần kinh, chắc hẳn nhiều người cảm thấy xa lạ song đây không phải bệnh lý hiếm gặp, liên quan đến tình trạng viêm nhiễm và thoái hóa bao myelin của dây thần kinh thị giác. Đối tượng mắc bệnh thường là phụ nữ trẻ tuổi.

Viêm thị thần kinh là bệnh nghiêm trọng khó điều trị

Viêm thị thần kinh là bệnh nghiêm trọng khó điều trị

Khởi phát bệnh thường là bệnh xơ hóa mảng rải rác và viêm tủy thị thần kinh, sau đó mới tiến triển thành viêm thị thần kinh. Trong đó viêm tủy thị thần kinh là bệnh nghiêm trọng, kết hợp giữa thoái hóa bao myelin dây thần kinh thị giác và viêm tủy sống cắt ngang. 

Bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mắt và thị giác của người bệnh, nếu không điều trị tốt bệnh không những gây đau nhức, khó chịu mà có thể dẫn tới mù lòa. Tình trạng mất thị lực do viêm thị thần kinh có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên mắt. Người bị biến chứng mù 1 bên mắt do viêm thị thần kinh rất dễ lan đến bên mắt đối diện.

Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng, không phải trường hợp nào cũng xác định được chính xác. Trong đó, phổ biến nhất là viêm thị thần kinh biến chứng sau viêm nhiễm giác mạc, viêm mắt do virus, nấm hoặc vi khuẩn. Ngoài ra, tổn thương do chấn thương, khối u bất thường hoặc bệnh lý tự miễn cũng dẫn tới viêm thị thần kinh.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm thị thần kinh

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm thị thần kinh

2. Triệu chứng bệnh viêm thị thần kinh như thế nào?

Viêm thị thần kinh gây ra các triệu chứng tại bên mắt bị ảnh hưởng, sau đó lan nhanh chóng sang bên mắt còn lại. Các dấu hiệu triệu chứng bệnh bao gồm:

2.1. Rối loạn khả năng nhận biết màu sắc

Triệu chứng này ban đầu thường chỉ xảy ra ở bên mắt bị viêm thị thần kinh, sau đó lan đến cả hai bên mắt. Rối loạn này khiến người bệnh không thể nhận biết màu sắc, điển hình hơn dấu hiệu suy giảm thị lực.

2.2. Suy giảm thị lực

Mức độ suy giảm thị lực trong bệnh viêm thị thần kinh có thể từ giảm mức độ nhẹ cho đến mù lòa hoàn toàn, cũng có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên mắt.

2.3. Đau nhức nhãn cầu

Đây là triệu chứng điển hình để phân biệt viêm thị thần kinh với các bệnh viêm, đau mắt khác. Cảm giác đau thường tăng khi bệnh nhân chuyển động nhãn cầu, khiến khả năng nhìn gặp nhiều khó khăn. Khi xảy ra triệu chứng này, thị giác cũng thường suy giảm nghiêm trọng cho đến mất thị lực hoàn toàn.

Cảm giác đau nhức thường tăng khi chuyển động nhãn cầu

Cảm giác đau nhức thường tăng khi chuyển động nhãn cầu

2.4. Dấu hiệu Pulfrich

Đây là triệu chứng thường gặp ở bệnh viêm thị thần kinh khiến khả năng dẫn truyền thần kinh của hai bên mắt không tương xứng. Vì thế người bệnh dễ nhìn thấy vật thể chuyển động theo đường cong thay vì đường thẳng như thông thường.

2.5. Dấu hiệu Uthoff

Đây là triệu chứng suy giảm thị lực tương ứng với bệnh nhân khi vận động nhiều hoặc sốt khiến cho thân nhiệt tăng lên.

2.6. Nhạy cảm tương phản

Đa phần bệnh nhân viêm thị thần kinh thường bị nhạy cảm tương phản bất thường, kết hợp với giảm khả năng nhận biết màu sắc nguy hiểm hơn cả giảm thị lực.

2.7. Giảm phản xạ ánh sáng

Thông thường tình trạng này chỉ xảy ra ở bên mắt bị viêm thị thần kinh, đây có thể là dạng tổn thương đồng tử Marcus Gunn hoặc tổn thương hướng tâm tương đối.

2.8. Triệu chứng khi soi đáy mắt

Khi nghi ngờ bệnh nhân bị viêm thị thần kinh, soi đáy mắt sẽ được thực hiện và giúp xác định được vị trí tổn thương chính xác, cùng với đó là dấu hiệu cương tụ, đĩa thị phù, bờ hơi mờ kèm xuất huyết xung quanh. Nếu viêm thị thần kinh ở dạng hậu nhãn cầu thì thường không phát hiện được tổn thương khi soi đáy mắt.

Soi đáy mắt có thể thấy tổn thương viêm thị thần kinh

Soi đáy mắt có thể thấy tổn thương viêm thị thần kinh

2.9. Tổn khuyết thị trường

Đây là bất thường liên quan đến ám điểm trung tâm, ám điểm hình cung, ám điểm cạnh trung tâm, khuyết nửa ngang thị trường,…

Nếu viêm thị thần kinh liên quan đến viêm tủy ngang cấp, người bệnh còn có các triệu chứng tổn thương điển hình như:

2.10. Liệt cơ

Cơ liệt có thể là cơ vùng chi trên, chi dưới hoặc cơ hô hấp, đều gây ra các biến chứng nguy hiểm.

2.11. Rối loạn cảm giác bên dưới vùng tủy viêm

Gồm các triệu chứng tê bì, bỏng rát, đau nhói ở cổ, lưng, ngực,…

2.12. Rối loạn cơ tròn

Bệnh nhân có thể bị táo bón, bí tiểu khi rối loạn cơ tròn.

3. Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm thị thần kinh

Khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh, bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm và chẩn đoán bằng phương pháp cận lâm sàng như: Cộng hưởng từ MRI, điện thế gợi thị giác,… Ngoài ra, để phân biệt các nguyên nhân khác ngoài viêm thị thần kinh, cần xét nghiệm tốc độ máu lắng, xét nghiệm tìm kháng thể kháng nhân, xét nghiệm chức năng tuyến giáp,… Bệnh lý dễ nhầm lẫn với viêm thị thần kinh là bệnh thiếu máu đầu dây thần kinh thị giác, bệnh thị thần kinh di truyền hoặc nhiễm độc, chèn ép dây thần kinh thị giác,…

Cần đánh giá, viêm thị thần kinh là bệnh thần kinh nặng, rất khó để điều trị. Hiện nay các phương pháp điều trị chủ yếu làm giảm triệu chứng và mức độ nguy hiểm của triệu chứng cũng như kiểm soát tiến triển bệnh.

Điều trị viêm thị thần kinh nhằm giảm triệu chứng và tiến triển bệnh

Điều trị viêm thị thần kinh nhằm giảm triệu chứng và tiến triển bệnh

Các phương pháp thường điều trị viêm thị thần kinh gồm:

  • Liệu pháp Corticosteroid đơn thuần hoặc phối hợp với thuốc ức chế miễn dịch.

  • Thay huyết tương khi bệnh nhân không đáp ứng với Corticosteroid để loại bỏ phức hợp kháng nguyên kháng thể gây viêm thị thần kinh.

  • Dùng kháng thể chống lại tế bào B hoặc Rituximab để giảm sản xuất kháng thể IgG, ổn định triệu chứng bệnh.

  • Thuốc giảm triệu chứng và bất thường liên quan.

Bệnh viêm thị thần kinh có triệu chứng đa dạng, tiến triển phức tạp, nhanh chóng ảnh hưởng đến thị giác của người bệnh nếu không khám và điều trị kịp thời. Điều trị tốt sẽ giúp phục hồi và duy trì thị lực, giảm triệu chứng và biến chứng bệnh. Vì thế nếu có dấu hiệu nghi ngờ, hãy nhanh chóng tới cơ sở y tế chuyên khoa để khám điều trị, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và thị giác sau này. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề cần lưu tâm về bệnh nhồi máu não

Bệnh nhồi máu não được WHO liệt kê vào danh sách nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trên thế giới. Những biến chứng do căn bệnh này gây ra sẽ biến người bệnh trở thành gánh nặng đối với gia đình. Vì thế, phát hiện sớm để cấp cứu người bệnh kịp thời là cách tốt nhất để giảm thiểu gánh nặng do bệnh gây ra.
Ngày 21/06/2023

Cấu tạo của tiểu não như thế nào? Làm sao để bảo vệ tiểu não?

Tiểu não là một phần của bộ não và rất quan trọng đối với các hoạt động chuyển động của cơ thể chẳng hạn như khả năng đi lại, lái xe hay ném bóng,... Khi tiểu não bị ảnh hưởng hoặc gặp phải những vấn đề bất thường, người bệnh sẽ di chuyển khó khăn và khả năng phối hợp của cơ thể cũng giảm sút. Vậy cấu tạo của tiểu não như thế nào và phải làm sao để bảo vệ tiểu não?
Ngày 14/06/2023

Xung thần kinh và 6 bệnh lý thường gặp

Đối với cơ thể con người, hệ thần kinh là cơ quan có sự phân hóa cao nhất với các ống cùng một mạng lưới chằng chịt chạy khắp cơ thể. Quá trình hoạt động của hệ thần kinh cũng như sự hình thành nhận thức và tư duy của con người không kể không kể đến vai trò của xung thần kinh.
Ngày 14/06/2023

Cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà giúp cải thiện nhanh tình trạng

Đối với những đứa trẻ tự kỷ, cùng với việc tuân thủ theo chỉ dẫn của chuyên gia, vai trò của gia đình, của các bậc phụ huynh rất quan trọng, có thể quyết định tới thành công, hiệu quả việc chữa trị. Vậy có thể thực hiện những cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà nào?
Ngày 12/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp