Xét nghiệm CRP và lý giải CRP định lượng cao | Medlatec

Xét nghiệm CRP và lý giải CRP định lượng cao

CRP là một loại protein được tổng hợp bởi các tế bào gan để đáp ứng với tình trạng viêm. Khi cơ thể bị ảnh hưởng bởi chứng viêm hoặc nhiễm trùng, nồng độ CRP tăng nhanh trong vòng vài giờ. Bài viết sau sẽ giúp độc giả tìm hiểu về xét nghiệm CRP, cụ thể là mức CRP định lượng cao và CRP định lượng thấp.


07/04/2023 | CRP là xét nghiệm gì? Ý nghĩa của xét nghiệm định lượng CRP
25/10/2022 | Kết quả xét nghiệm CRP định lượng nói lên điều gì?

1. Định nghĩa xét nghiệm CRP

Viêm là một phản ứng miễn dịch đối với một tác nhân truyền nhiễm như vi khuẩn hoặc phản ứng miễn dịch quá mức và không được kiểm soát. Protein phản ứng C (CRP) - một thành phần không đặc hiệu của phản ứng miễn dịch, là một loại protein được tổng hợp bởi các tế bào gan để đáp ứng với tình trạng viêm cấp tính hoặc mạn tính trong cơ thể.

Protein phản ứng C là một dấu hiệu sinh học của tình trạng viêm

Protein phản ứng C là một dấu hiệu sinh học của tình trạng viêm

Xét nghiệm CRP là xét nghiệm miễn dịch, giúp xác định định lượng nồng độ protein phản ứng C trong máu toàn phần, huyết thanh và huyết tương. CRP hầu như không có trong huyết thanh của người khỏe mạnh, nhưng sau chấn thương nặng, nhiễm khuẩn, viêm hoặc phẫu thuật, nồng độ CRP tăng lên đáng kể trong vòng vài giờ. Vì vậy, nồng độ CRP càng cao thì tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm càng nghiêm trọng. 

Nồng độ CRP sẽ đạt đỉnh trong vòng 36 đến 48 giờ sau khi bắt đầu viêm hoặc nhiễm trùng. Sau đó, chỉ số CRP giảm xuống nhanh chóng ngay khi tình trạng này được chữa khỏi. Do đó, vai trò của CRP là một dấu hiệu sinh học ổn định để phát hiện viêm hoặc nhiễm trùng ở giai đoạn đầu. CRP xảy ra trong tất cả các quá trình viêm và không đi qua nhau thai.

2. Tại sao cần thực hiện xét nghiệm CRP?

Xét nghiệm protein phản ứng C được chỉ định khi nghi ngờ viêm hoặc nhiễm trùng, mức độ CRP giúp đánh giá tình trạng viêm. Nói chung, CRP là một loại protein có sự thay đổi nhanh chóng sau khi bắt đầu nhiễm trùng và ngay cả khi các triệu chứng khác (như sốt) chưa xuất hiện. Xét nghiệm CRP cũng có thể được quy định trong các tình huống khác.

Việc đo nồng độ protein phản ứng C trong huyết tương giúp tìm kiếm bệnh lý viêm hoặc nhiễm trùng có thể xảy ra (chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng huyết, áp xe, viêm đại tràng, viêm cơ tim,...) ở những bệnh nhân có các triệu chứng dai dẳng gợi ý viêm (đỏ, sưng, đau, cảm giác nóng, sốt, rối loạn giấc ngủ,...). Tuy nhiên, xét nghiệm này không thể xác định nguyên nhân gây viêm. Để tìm nguyên nhân, cần phải nhờ đến các xét nghiệm bổ sung tùy theo bối cảnh lâm sàng của người bệnh (lấy mẫu nước tiểu, máu,...).

 Xét nghiệm CRP giống như một công cụ thăm dò hơn

Xét nghiệm CRP giống như một công cụ thăm dò hơn

Mặt khác, xét nghiệm CRP cho phép theo dõi diễn biến của tình trạng viêm và xem xét liệu phương pháp điều trị có hiệu quả hay không: nếu phương pháp điều trị có hiệu quả, mức CRP sẽ giảm xuống. CRP vì vậy cũng là một phương pháp để theo dõi điều trị kháng viêm. Ngoài ra, xét nghiệm này còn được sử dụng đối với bệnh nhân mới phẫu thuật nghi ngờ có biến chứng.

3. Protein phản ứng C được đo như thế nào? Mức bình thường là bao nhiêu?

Trong quá trình tư vấn y tế hoặc tại bệnh viện, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu để tìm protein phản ứng C. Đây là một xét nghiệm đơn giản và tương đối phổ biến để xác nhận hoặc loại trừ sự tồn tại của chứng viêm. Xét nghiệm CRP được đo bằng cách lấy máu tĩnh mạch, thường ở chỗ khuỷu tay, một mẫu máu sẽ được lấy và thu thập trong một ống có thể chứa chất làm loãng máu. 

Mức CRP trên 10 mg/L cần được sự theo dõi từ bác sĩ

Mức CRP trên 10 mg/L cần được sự theo dõi từ bác sĩ

Ngoài ra, có thể sử dụng các phương tiện khác để đánh giá CRP như lấy từ dịch não tủy (chọc dò thắt lưng), dịch cổ trướng (chọc dò ổ bụng) và dịch khớp (chọc dò khớp). Những loại mẫu này liên quan đến những bệnh nhân bị viêm nghi do nguyên nhân ở tủy sống, gan và khớp.

Protein phản ứng C được biểu thị bằng miligam trên lít (mg/L) hoặc mg/dL. Nếu không có viêm, kết quả xét nghiệm protein phản ứng C bình thường từ < 8 - 10 mg/L. Kết quả xét nghiệm có thể khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, tiền sử bệnh, kỹ thuật được sử dụng và các yếu tố khác (cao hơn ở phụ nữ, bệnh nhân điều trị thay thế hormone hoặc có chỉ số BMI cao).

Lưu ý: dùng một số loại thuốc (thuốc chống viêm không steroid (ibuprofen, Aspirin) hoặc estrogen (thuốc tránh thai, hormone thay thế cho thời kỳ mãn kinh) có thể ảnh hưởng đến lượng CRP.

4. Mức CRP định lượng cao

Mức CRP định lượng cao trong máu có thể là dấu hiệu của:

  • Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus hoặc nấm, ngoài ra còn có viêm màng não hoặc nhiễm trùng máu.

  • Nhồi máu cơ tim (hoại tử do thiếu máu cục bộ).

  • Ung thư (Hodgkin, ung thư biểu mô, ung thư hạch, sarcoma).

  • Chấn thương (bỏng, phẫu thuật).

  • Một bệnh viêm hoặc tự miễn dịch (viêm khớp dạng thấp, viêm khớp mãn tính, viêm cột sống dính khớp, hội chứng Behçet, bệnh Reiter, bệnh Crohn, viêm mạch, viêm thấp khớp cấp tính).

Trong các trường hợp: nhiễm virus, Lupus, viêm loét đại tràng, bệnh bạch cầu hoặc tình trạng viêm đồng thời suy gan, protein phản ứng C có thể tăng nhưng không cao.

Gia tăng CRP không phải là một bệnh lý, mà là hậu quả của một bệnh lý tiềm ẩn

Gia tăng CRP không phải là một bệnh lý, mà là hậu quả của một bệnh lý tiềm ẩn 

Mức CRP định lượng cao trong một số trường hợp

  • Bệnh do virus: nồng độ CRP ở trẻ em sẽ thấp hơn 20 mg/L và 50 mg/L ở người lớn.

  • Bệnh hệ thống: trong bệnh Lupus ban đỏ hệ thống (SLE) và viêm loét đại tràng (UCH), CRP thấp, dưới 30 mg/L (< 30 mg/L). Sự gia tăng của CRP có thể liên quan đến bội nhiễm vi khuẩn. Để xác định điều này, bác sĩ sẽ chỉ định kiểm tra thêm.

Trong trường hợp kết quả CRP cao, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm khác và xét nghiệm máu bổ sung để tìm ra các nguyên nhân gây ra tình trạng viêm nhiễm này và đưa ra chẩn đoán. 

5. Mức CRP định lượng thấp

Giá trị CRP thấp có thể liên quan đến bệnh tim mạch. Các nghiên cứu cho thấy nồng độ CRP dường như có mối tương quan với chứng xơ vữa động mạch và nhồi máu cơ tim cấp tính. Do đó, nồng độ CRP có thể dự đoán các biến cố tim mạch trong tương lai và được sử dụng như một công cụ sàng lọc. Các chỉ số giúp đánh giá định lượng CRP là:

  • < 1,0 mg/l cho thấy nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp.

  • 1,0 đến 3,0 mg/l rủi ro vừa phải, có liên quan đến tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

  • 3,0 mg/l nguy cơ cao, liên quan đến nguy cơ tai biến mạch vành.

Trên đây là những thông tin liên quan đến xét nghiệm CRP, CRP định lượng cao và CRP định lượng thấp. Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu sức khỏe bất thường, hãy đến tại các Phòng khám, Bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC - một địa chỉ y tế đáng tin cậy với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi về chuyên môn và giàu kinh nghiệm để được kiểm tra, làm các xét nghiệm chẩn đoán. 

Đặc biệt, MEDLATEC còn là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực xét nghiệm khi được nhận cả 2 chứng chỉ về chất lượng phòng xét nghiệm là: ISO 15189: 2012 và CAP (Hoa Kỳ), qua đó đảm bảo kết quả xét nghiệm nhanh và chính xác đến tay khách hàng.

Bên cạnh đó, dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của MEDLATEC tạo điều kiện thuận lợi cho quý khách hàng về mặt thời gian và không gian. Vì thế, tùy vào nhu cầu, mong muốn mà khách hàng lựa chọn dịch vụ xét nghiệm tận nơi hoặc đến trực tiếp các phòng khám, bệnh viện MEDLATEC.

Nếu bạn có thắc mắc và cần được giải đáp, hoặc có nhu cầu đặt lịch xét nghiệm tại MEDLATEC, hãy liên hệ đến số tổng đài sau: 1900 56 56 56 để nhận được hỗ trợ từ các chuyên viên.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Địa chỉ xét nghiệm nước tiểu Hải Dương uy tín

Hiện nay không quá khó để người dân có thể tìm được một địa chỉ xét nghiệm nước tiểu. Tuy nhiên, không phải địa chỉ nào cũng có thể thực hiện được nhiều loại xét nghiệm với mẫu  nước tiểu, cũng như đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác. Vậy với người dân đang sinh sống tại Hải Dương thì nên xét nghiệm nước tiểu Hải Dương ở đâu uy tín? Bạn đọc có thể tham khảo bài viết để có được câu trả lời nhé.
Ngày 23/06/2023

Địa chỉ uy tín thực hiện xét nghiệm giang mai Hải Dương

Địa chỉ nào xét nghiệm giang mai Hải Dương an toàn, chính xác được nhiều người tìm kiếm. Giang mai là căn bệnh xã hội với nguy cơ biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Dưới đây là những thông tin về xét nghiệm giang mai và gợi ý địa chỉ thực hiện kiểm tra uy tín tại Hải Dương. 
Ngày 23/06/2023

Xét nghiệm viêm gan B Hải Dương: Nên thực hiện ở đâu?

Xét nghiệm viêm gan B giúp phát hiện sớm và chính xác một người có bị nhiễm virus viêm gan B không. Vậy với những khách hàng đang sinh sống và làm việc tại Hải Dương thì có thể xét nghiệm viêm gan B Hải Dương ở đâu uy tín? Đâu là phương pháp xét nghiệm được thực hiện để xác định và chẩn đoán, theo dõi bệnh viêm gan B? 
Ngày 23/06/2023

Gợi ý địa chỉ được đánh giá cao về xét nghiệm chức năng gan Hòa Bình

Xét nghiệm chức năng gan gồm tập hợp những xét nghiệm máu khác nhau giúp đánh giá đúng về thực trạng chức năng gan. Việc thực hiện xét nghiệm này định kỳ sẽ giúp mỗi người biết được tình trạng lá gan của mình để có phương án điều chỉnh kịp thời, tránh những hệ lụy xấu. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn địa chỉ được khách hàng đánh giá cao về xét nghiệm chức năng gan Hòa Bình.
Ngày 23/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp