CRP là loại xét nghiệm được sử dụng rất nhiều trong ngành y tế. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra đánh giá về tình trạng mắc bệnh tự miễn hoặc nhiễm trùng trên cơ thể người bệnh. Vậy cụ thể hơn CRP là xét nghiệm gì, có ý nghĩa ra sao? Mời bạn đọc đi tìm hiểu cùng Trung tâm xét nghiệm MEDLATEC!
04/04/2023 | Kết quả xét nghiệm máu có thai như thế nào? 03/04/2023 | Địa chỉ xét nghiệm NIPT An Giang uy tín 23/03/2023 | Xét nghiệm nước tiểu biết bệnh gì?
1. Hiểu CRP là xét nghiệm gì?
CRP (C-reactive protein) thực chất là tên gọi của một loại protein được hình thành và phát triển từ gan. Sau khi vào trong máu, cơ thể sẽ có phản ứng lại với tình trạng viêm nhiễm. Do vậy mà CRP được các nhà khoa học xem là dấu hiệu cơ bản để có thể đánh giá tình trạng viêm, nhiễm đang tồn tại trên cơ thể người bệnh.
Xét nghiệm CRP giúp đánh giá tình trạng viêm nhiễm trên cơ thể
Xuất phát từ khái niệm CRP, có thể hiểu được CRP là xét nghiệm gì. Thực tế, đây là xét nghiệm định lượng protein phản ứng C hay C-reactive protein. Xét nghiệm này thường được các bác sĩ chuyên qua sử dụng để đưa ra đánh giá về mức độ nhiễm trùng trên cơ thể; hoặc để theo dõi điều trị bệnh nhân mắc các căn bệnh mạn tính và rối loạn tự miễn.
Bình thường, định lượng CRP không cao, thậm chí là rất thấp. Chỉ số CRP này chỉ tăng cao khi xuất hiện viêm và nhiễm trùng. Nó cũng sẽ giảm ngay sau khi tình trạng viêm nhiễm được cải thiện.
Các chỉ số được đưa ra sau khi xét nghiệm định lượng CRP rất hữu ích trong việc đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh.
2. Phân loại xét nghiệm CRP
Để biết được chi tiết CRP là xét nghiệm gì, cần nắm được các loại xét nghiệm cụ thể.
CRP xét nghiệm tiêu chuẩn
Dựa trên xét nghiệm CRP tiêu chuẩn, người ta có thể đo được định lượng từ 0,8mg cho tới 100 mg/dl (hay 8 đến 1000 mg/L). Từ đó đưa ra các đánh giá về mức độ nghiêm trọng của những bệnh nhân được cho rằng bị nhiễm trùng.
Xét nghiệm CRP được phân ra làm 2 loại
Xét nghiệm High-sensitivity C-Reactive Protein - hs-CRP
Độ nhạy của xét nghiệm này cao hơn xét nghiệm CRP tiêu chuẩn được đề cập ở trên. Nhờ đó mà người ta có thể đo được định lượng từ 0,3 đến 10 mg/L.
Xét nghiệm này thường được sử dụng để đánh giá khả năng mắc các bệnh tim mạch tiềm ẩn ở một số trường hợp bệnh nhân.
3. Ý nghĩa của xét nghiệm định lượng CRP là gì?
Dựa trên kết quả tăng giảm của chỉ số CRP, các bác sĩ nhận định được vấn đề. Thông thường, 0.5 mg/100ml (5 mg/l) là chỉ số ở mức độ cho phép.
Xét nghiệm CRP để làm gì?
Xét nghiệm định lượng CRP được dùng cho những trường hợp cần chẩn đoán tình trạng viêm như: nhiễm khuẩn phổi, tiết niệu, đường tiêu hóa hoặc nhiều vị trí khác; đánh giá tình trạng nhiễm trùng trong, lupus hoặc viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng xương và các bệnh mạn tính khác.
Điều gì xảy ra khi chỉ số CRP tăng
Chỉ số định lượng CRP có thể tăng cao tới rất cao tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý. Trong nhiều trường hợp, chỉ số CRP biến động tăng là dấu hiệu cảnh báo bệnh nhân đang mắc phải tình trạng viêm,…
Chỉ số CRP vô cùng quan trọng
Thông thường, chỉ số này tăng rất cao ở những người có nguy cơ mắc bệnh liên quan tới tim mạch. Công thức xác định cụ thể như sau:
-
Định lượng CRP < 1 mg/l - nguy cơ mắc bệnh tim thấp.
-
Định lượng CRP từ 1 - 3 mg/l - nguy cơ vừa, có khả năng mắc bệnh liên quan tới hệ thống tim mạch.
-
Định lượng CRP > 3mg/l - người có nguy cơ cao mắc bệnh.
Chỉ số CRP cũng tăng trên cơ thể người béo phì, phụ nữ đang trong thai kỳ giai đoạn sắp sinh, phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai, những người hút thuốc lá hoặc vừa mới vận động mạnh.
4. Đối tượng nào cần xét nghiệm CRP?
Các trường hợp nhất định sẽ được chỉ định để cho xét nghiệm CRP. Cụ thể:
-
Những người có biểu hiện mắc bệnh liên quan tới tim mạch cần làm xét nghiệm để đánh giá nguy cơ. Hoặc những người có người thân trong gia đình đã bị mắc và có khả năng di truyền.
-
Các bệnh nhân đã mắc bệnh tự miễn hoặc các bệnh mạn tính hay nhiễm trùng cũng cần xét nghiệm CRP để đánh giá mức độ hiệu quả xuyên suốt quá trình điều trị.
-
Những đối tượng bệnh nhân mà bác sĩ cần đánh giá mức độ thành công sau quá trình điều trị hậu phẫu. Xét nghiệm CRP sẽ đưa ra các chỉ số giúp bác sĩ xem xét nguy cơ nhiễm trùng sau những ca mổ.
-
Bệnh nhân bị viêm nhiễm trùng dài ngày không khỏi.
Phương pháp xét nghiệm CRP xác định tình trạng bệnh lý trong quá trình điều trị
5. Cách thực hiện xét nghiệm CRP
Tìm hiểu rõ hơn CRP là xét nghiệm gì, chúng ta cũng cần nắm chắc về phương thức thực hiện. Trước khi tiến hành phân tích mẫu máu tại phòng thí nghiệm, các bác sĩ sẽ chọn vùng tĩnh mạch để lấy máu. Những trường hợp thông thường không nhất thiết phải nhịn bữa sáng. Nhưng trong một số trường hợp cụ thể, đội ngũ chuyên gia y tế có thể yêu cầu bệnh nhân không được ăn uống trong khoảng từ 6 tới 8 tiếng trước khi tiến hành lấy máu xét nghiệm.
Các chỉ số CRP có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công cuộc xác định mức độ nhiễm khuẩn xuyên suốt quá trình điều trị bệnh. Vì vậy, xét nghiệm cần được thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín. Đơn vị đó phải có hệ thống máy móc và thiết bị kỹ thuật chất lượng cùng đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Đảm bảo sau khi phân tích huyết thanh và bảo quản mẫu xét nghiệm sẽ đưa ra được kết quả chỉ số chính xác.
Như vậy, CRP là xét nghiệm gì đã được MEDLATEC giải đáp qua bài viết. Với xét nghiệm này, bạn có thể đến trải nghiệm trực tiếp tại các chi nhánh phòng khám, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, hoặc sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà do MEDLATEC triển khai.
Với gần 30 năm kinh nghiệm hoạt động, MEDLATEC không chỉ quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm và giỏi chuyên môn, mà còn sở hữu hệ thống thiết bị y tế và máy móc chuyên dụng, hiện đại. Đơn vị luôn được khách hàng đánh giá cao về chất lượng dịch vụ cũng như giá thành!
Khách hàng có thể ”chọn mặt gửi vàng” với MEDLATEC
Đặc biệt, Trung tâm xét nghiệm MEDLATEC được cấp 2 chứng chỉ hàng đầu về đánh giá chất lượng phòng xét nghiệm, bao gồm ISO 15189:2012 và CAP của Hoa Kỳ, giúp mang lại các kết quả xét nghiệm đảm bảo nhanh chóng, chính xác
Trong trường hợp bạn muốn tiết kiệm thời gian và công sức di chuyển, bạn có thể đặt lịch sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà tiện lợi, chính xác của MEDLATEC. Quý khách hãy gọi trực tiếp tới tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn thêm và đặt lịch nhanh chóng.