Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh - 6 câu hỏi thường gặp! | Medlatec

Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh - 6 câu hỏi thường gặp!

Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh là bệnh đường hô hấp dễ xảy ra nhất vào thời điểm giao mùa. Bài viết sau sẽ giúp cha mẹ tìm hiểu rõ hơn về viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh thông qua việc giải đáp các câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh lý này.


14/03/2023 | Hen phế quản là bệnh gì? Có điều trị được không?
28/02/2023 | Viêm thanh khí phế quản cấp: Điều trị và phòng ngừa
17/12/2022 | Hen phế quản ở trẻ có nguy hiểm không?

1. Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh là bệnh gì?

Viêm tiểu phế quảntrẻ sơ sinh là một bệnh đường hô hấp rất dễ lây lan, do virus tác động đến các ống phế quản nhỏ nhất - các tiểu phế quản. 

Các ca bệnh được quan sát thấy ở trẻ em dưới 2 tuổi và đặc biệt là ở trẻ sơ sinh từ 0-30 ngày tuổi. Trong phần lớn trường hợp, viêm tiểu phế quản là do virus hợp bào hô hấp (RSV), nhưng cũng có thể là thứ phát do một loại virus khác hoặc có nguồn gốc vi khuẩn (ví dụ như Hæmophilus influenzae loại B). 

Bệnh thường xảy ra từ giữa tháng 10, cao điểm vào tháng 12 và kết thúc vào cuối mùa đông.

Trẻ em dưới 2 tuổi dễ bị viêm tiểu phế quản 

Trẻ em dưới 2 tuổi dễ bị viêm tiểu phế quản 

Các bé lớn tuổi khi bị nhiễm virus gây viêm tiểu phế quản thường không có dấu hiệu hoặc chỉ như bị cảm lạnh. Vì vậy, công tác phòng ngừa lây lan ra cộng đồng thường không được chú trọng, dễ bùng phát thành dịch. Trong khi tác nhân gây bệnh chủ yếu là virus, dễ phát tán ngoài môi trường thông qua giọt bắn, ho và hắt hơi. Chưa kể, virus có thể tồn tại trên tay và đồ vật (chẳng hạn như đồ chơi, núm vú giả, khăn tắm, thực phẩm bị nhiễm bẩn,...). Ngoài ra, những nơi mất vệ sinh, thông thoáng kém,... cũng là yếu tố thuận lợi cho sự lây lan của bệnh. 

2. Những triệu chứng nhận biết của viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh là gì?

Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh khởi đầu là viêm mũi họng đơn thuần, sốt nhẹ, sổ mũi và ho khan. Sau đó trẻ thở nhanh, xen kẽ với những khoảng dừng, đặc biệt là trong bữa ăn. Các ống phế quản của bé bị tắc với các chất tiết không thể thoát ra ngoài, vì thế có thể nghe thấy tiếng thở khò khè của bé. Một số trẻ có thể bị suy hô hấp với triệu chứng thở nhanh, rút lõm lồng ngực, cánh mũi phập phồng.

Đây thường là một bệnh nhẹ

Đây thường là một bệnh nhẹ

Viêm tiểu phế quản tự khỏi sau 5 đến 10 ngày, nhưng cũng có thể ho kéo dài từ 2 đến 4 tuần. Một số biến chứng trẻ có thể gặp phải nếu bệnh tiến triển nặng và không được chữa trị kịp thời là: suy hô hấp, viêm phổi, rối loạn điện giải, mất cân bằng kiềm toan,…

4. Khi nào cần đưa trẻ đến phòng cấp cứu nhi khoa?

Nếu trẻ có các triệu chứng của viêm tiểu phế quản và thuộc các trường hợp hoặc xuất hiện thêm một trong các biểu hiện sau, bạn nên đưa bé đến phòng cấp cứu nhi khoa:

  • Ở trẻ sơ sinh: tần số thở >60 lần/ phút; trẻ 2-12 tháng tần số thở >50 lần/phút; trẻ trên 12 tháng tần số thở >40 lần/ phút. Trẻ li bì hoặc kích thích.

  • Bé tím tái.

  • Có biểu hiện ngưng thở.

  • Trẻ bị nôn mửa hoặc tiêu chảy.

  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi thở nhanh hoặc mạch nhanh 140 lần/ phút, có biểu hiện ngưng thở, bú kém lơ mơ, tình trạng nhiễm trùng như có sốt cao.

  • Nếu trẻ bị bệnh tim hoặc bệnh mạn tính.

  • Biểu hiện mất nước, ăn uống kém.

5. Cách điều trị viêm phế quản cho trẻ sơ sinh là gì?

Nếu không có biến chứng, viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh sẽ khỏi sau 7 - 10 ngày. Điều trị cơ bản bao gồm điều trị các triệu chứng: thông thoáng đường thở, phát hiện điều trị các biến chứng, nâng cao thể trạng, đảm bảo cân bằng nước và điện giải.

Vật lý trị liệu thông đường thở bị tắc nghẽn do dịch tiết

Vật lý trị liệu thông đường thở bị tắc nghẽn do dịch tiết

6. Các biện pháp phòng ngừa là gì?

Một vài quy tắc vệ sinh có thể hạn chế nguy cơ lây nhiễm trong thời kỳ dịch bệnh, hoặc ít nhất là nguy cơ tái phát bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh:

Rửa tay trước khi chạm vào trẻ sơ sinh, hoặc sử dụng gel hydro-cồn khử trùng

Rửa tay trước khi chạm vào trẻ sơ sinh, hoặc sử dụng gel hydro-cồn khử trùng

  • Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi thay đồ cũng như trước khi cho con bú, ôm con, bú bình, cho ăn,... hoặc sử dụng dung dịch cồn hydro nếu không thể rửa tay.

  • Không hôn vào mặt, vào cổ hoặc cơ thể trẻ.

  • Nếu có thể, đừng đưa em bé một hoặc hai tháng tuổi đến những nơi quá đông đúc và chật hẹp, chẳng hạn như phương tiện giao thông công cộng hoặc siêu thị, vì đây có thể là nơi trẻ tiếp xúc với những người bị nhiễm virus này.

  • Thông gió cho ngôi nhà thường xuyên, nên mở cửa sổ phòng em bé ngủ ít nhất 10 phút mỗi ngày và tránh để các phòng quá nóng.

  • Thường xuyên nhỏ mũi cho trẻ trong trường hợp trẻ bị viêm mũi họng.

  • Không dùng chung bình sữa, núm vú giả hoặc dụng cụ ăn uống với trẻ sơ sinh.

  • Vệ sinh đồ chơi và chăn bông thường xuyên.

  • Không hút thuốc trong các môi trường xung quanh trẻ.

  • Trẻ bú mẹ nên tăng cường bú mẹ.

  • Làm ẩm không khí trong phòng ở mức khuyến cáo.

Và ngoài ra, khi bạn bị cảm lạnh, tốt nhất nên đeo khẩu trang khi chăm sóc em bé, che miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khuỷu tay hoặc tay áo, không hôn lên mặt và tay trẻ.

Trên đây là những thông tin sức khỏe hữu ích liên quan đến viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh. Nếu bé có những biểu hiện viêm tiểu phế quản trở trên trầm trọng và ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày, cha mẹ hãy đưa trẻ đến khoa Nhi tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được các bác sĩ tư vấn, thăm khám và có hướng điều trị thích hợp.

Chuyên khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC quy tụ nhiều chuyên gia, bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực, có nhiều kinh nghiệm, cùng các nhân viên y tế tận tình với người bệnh, đặc biệt là thấu hiểu tâm lý trẻ nhỏ,... giúp các bé cảm thấy an tâm và thoải mái khi đến viện. Ngoài ra, cùng hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, tân tiến sẽ đảm bảo kết quả thăm khám chính xác, hỗ trợ cho bác sĩ đưa ra hướng điều trị hiệu quả.

Bạn có thể gọi đến số tổng đài sau: 1900 56 56 56 để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc và đặt lịch khám nhanh chóng tại MEDLATEC.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh: Cách chăm sóc như thế nào?

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh không phải là một bệnh lý hiếm gặp. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng nếu bị chàm sữa, trẻ sẽ rất khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày cũng như quá trình phát triển toàn diện của con. Để giúp trẻ sớm thoát khỏi tình trạng chàm sữa, mẹ cần phải biết cách chăm sóc đúng cách và hiệu quả. 
Ngày 22/06/2023

3 bước hút mũi cho bé cha mẹ cần biết

Hút mũi cho bé là một trong những bước chăm sóc cơ bản, giúp bảo vệ trẻ trước các bệnh lý về đường hô hấp. Tuy nhiên, việc hút mũi nếu không làm đúng cách đôi khi còn gây tổn thương hoặc tác động xấu đến đường hô hấp của bé. Để giúp mẹ có thêm thông tin hữu ích, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách hút mũi an toàn và hiệu quả cho bé. 
Ngày 22/06/2023

Trẻ nổi mề đay: Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ nổi mề đay dẫn đến tình trạng phát ban đỏ gây ngứa ngáy khắp người và khó chịu, quấy khóc khiến không ít các bậc phụ huynh lo lắng. Nổi mề đay ở trẻ có nguy hiểm không? Tìm hiểu những nguyên nhân và biện pháp chữa trị hiệu quả sẽ giúp con sớm trở về cuộc sống bình thường. 
Ngày 22/06/2023

Trẻ biếng ăn - Truy tìm nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ biếng ăn luôn là vấn đề khiến các bậc phụ huynh phải trăn trở bởi điều này ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của con. Tìm hiểu những nguyên nhân khiến trẻ lười ăn sẽ giúp ba mẹ phần nào khắc phục được tình trạng này và có biện pháp giúp bé ăn ngoan, ăn khỏe hơn.
Ngày 22/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp