Viêm phế quản có nguy hiểm không, điều trị ở đâu hiệu quả? | Medlatec

Viêm phế quản có nguy hiểm không điều trị ở đâu hiệu quả?

Viêm phế quản là bệnh lý mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải, đặc biệt là khi thời tiết giao mùa hoặc trở lạnh bất thường. Vậy viêm phế quản là bệnh lý như thế nào? Viêm phế quản có nguy hiểm không, nên điều trị ở đâu hiệu quả? Những thông tin được MEDLATEC chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn đọc giải đáp các thắc mắc trên.


1. Thông tin bệnh lý

Trước khi trả lời cho vấn đề viêm phế quản có nguy hiểm không, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin cơ bản về bệnh lý.

Viêm phế quản là bệnh lý về đường hô hấp, xảy ra khi có sự viêm nhiễm tại các lớp niêm mạc của ống phế quản, khiến các đường ống dẫn khí này bị thu hẹp lại. Viêm phế quản khiến ứ đọng các chất dịch, hình thành đờm tại phế nang, lâu dài làm suy giảm chức năng phổi và gây ra các vấn đề về hô hấp. 

Viêm phế quản là bệnh lý về hô hấp, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người bệnh

Viêm phế quản là bệnh lý về hô hấp, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người bệnh

Bệnh lý chia làm hai 2 loại, gồm có:

Viêm phế quản cấp tính

Viêm phế quản cấp tính hay còn gọi là viêm khí phế mạc cấp là tình trạng viêm nhiễm kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Lúc này, bệnh lý gây ra các tác động làm đường hô hấp bị sưng và xuất hiện nhiều dịch nhầy.

Viêm phế quản mạn tính

Bệnh lý được coi là mạn tính khi tình trạng bệnh kéo dài trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Quá trình viêm ống dẫn khí diễn ra liên tục nhưng vô cùng âm thầm, khi chịu tác động của các tác nhân kích ứng dễ khiến bùng phát thành những cơn cấp tính. Viêm phế quản mạn tính là nghiêm trọng và phức tạp hơn rất nhiều so với viêm phế quản cấp tính.

Trong đó, viêm phế quản mạn tính lại được chia thành ba dạng bệnh cơ bản là:

  • Viêm phế quản mạn tính đơn thuần: Triệu chứng bệnh là các cơn ho dai dẳng. Bệnh tái phát liên tục.

  • Viêm phế quản dạng hen hay viêm phế quản co thắt: các cơn ho đi kèm cảm giác khó - ngạt thở, cơ thể mệt mỏi. 

  • Viêm phế quản mạn tính tắc nghẽn: Người bệnh thường xuyên cảm thấy tắc nghẽn đường thở với mức độ cao, tần suất dày đặc. Bệnh thường gặp ở người có độ tuổi cao, người hút thuốc lá.

2. Giải đáp: Viêm phế quản có nguy hiểm không?

Viêm phế quản có nguy hiểm không và ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe là một trong những vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Viêm phế quản triệu chứng hay gặp là: ho, sốt, chảy dịch mũi, tiết đờm, khò khè,... số ít bị khó thở. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày mà còn dễ xảy ra những biến chứng tiêu cực, gây hại tới sức khỏe của người bệnh.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm phế quản có thể kể đến như sau:

Viêm phổi

Quá trình viêm nhiễm kéo dài, kèm theo các cơn ho có đờm có thể lây lan và gây viêm tới phổi. Đồng thời, hệ nhiễm dịch suy yếu cũng là điều kiện thuận lợi hơn khiến các tác nhân như vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập. Khi cơ thể bị suy hô hấp hay tràn khí màng phổi có thể gây nguy hại tới tính mạng bệnh nhân.

Bệnh hen phế quản

Viêm phế quản khi không được điều trị kịp thời khiến lớp niêm mạc bị tổn thương nặng nề, lâu dần phát triển thành hen mạn tính. Hen phế quản khiến người bệnh cảm thấy khó thở, thở gấp, rít và rất khó để điều trị. Đối với đối tượng người bệnh là trẻ con hoặc người cao tuổi có thể nguy hại đến tính mạng.

Viêm phế quản kéo dài có thể phát triển thành hen phế quản

Viêm phế quản kéo dài có thể phát triển thành hen phế quản

Áp xe phổi

Một trong những biến chứng tiêu cực của viêm phế quản là áp xe phổi, khiến phổi bị tổn thương toàn bộ khi kéo dài dai dẳng, không được điều trị. Người bệnh thường có biểu hiện khó thở, tăng giảm huyết áp bất thường, xuất hiện các bệnh liên quan tới tim mạch,…

COPD
COPD là tình trạng phổi của người bệnh bị tắc nghẽn, xuất hiện nhiều dịch đờm ở cổ, sổ mũi, khó thở,… Dịch nhầy được phế quản tiết ra là môi trường thuận lợi để các tác nhân gây hại xâm nhập và phát triển bệnh lý nghiêm trọng hơn.

Các bệnh về tim mạch

Viêm phế quản không được điều trị, liên tục tái diễn chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus xâm nhập và dần lây lan tới các cơ quan khác của cơ thể. Lâu dài gây viêm nhiễm, suy giảm hệ tim mạch và phát triển thành các bệnh liên quan tới tim mạch.

3. Cách chăm sóc người bị viêm phế quản

Với người mắc bệnh lý, cần lưu ý các vấn đề sau đây để hạn chế tối đa các nguy cơ dẫn đến biến chứng như:

  • Người bệnh tuân thủ đúng theo phác đồ của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc hoặc sử dụng thuốc điều trị.

  • Thực hiện thăm khám - chẩn đoán định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh lý.

  • Có thể kết hợp điều trị bằng các mẹo vặt hoặc bài thuốc dân gian nhằm hạn chế các triệu chứng bệnh lý.

  • Uống nhiều nước, hạn chế sử dụng các loại đồ uống có cồn, ga, các chất kích thích.

  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất,…

  • Không hút thuốc lá.

  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng, làm việc quá sức.

  • Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà cửa.

  • Giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là khi vào mùa lạnh hoặc thời tiết thay đổi thất thường.

Người bệnh cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng bổ sung khoáng chất và vitamin

Người bệnh cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng bổ sung khoáng chất và vitamin

4. MEDLATEC - Địa chỉ thăm khám và điều trị viêm phế quản hiệu quả

Để phòng ngừa - điều trị viêm phế quản hiệu quả thì việc tiến hành thăm khám định kỳ bệnh lý là thực sự. Tuy nhiên, người bệnh nên lựa chọn các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín khi có nhu cầu thăm khám. Trong đó, Chuyên khoa hô hấp thuộc Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu, bởi những lý do dưới đây:

  • Hội tụ những đội ngũ y bác sĩ có kinh nghiệm hàng đầu thuộc chuyên khoa về hô hấp.

  • Sở hữu hệ thống trang thiết bị y tế, máy xét nghiệm hiện đại giúp đảm bảo kết quả thăm khám - chẩn đoán là chính xác nhất.

  • Dịch vụ thăm khám nhanh chóng, tiện ích. Bệnh viện tiến hành khám chữa bệnh vào tất cả các ngày, kể cả thứ 7 và chủ nhật.

  • Chi phí thăm khám hợp lý, tiết kiệm. Người bệnh được thực hiện bảo lãnh viện phí và chi trả theo phí bảo hiểm.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - địa chỉ thăm khám uy tín với các bệnh liên quan đến đường hô hấp

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - địa chỉ thăm khám uy tín với các bệnh liên quan đến đường hô hấp

Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn đọc có thể hiểu rõ viêm phế quản là gì và viêm phế quản có nguy hiểm không. Ngay khi có những biểu hiện bất thường, bạn nên nhanh chóng tiến hành thăm khám để xác định tình trạng bệnh lý và có phương pháp điều trị kịp thời. Để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc liên quan hay có nhu cầu thăm khám tại MEDLATEC, vui lòng gọi tới đường dây nóng 1900.56.56.56.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hít thở sâu - Chìa khóa vàng cho cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày

Hiện nay thế giới ngày càng hiện đại, sôi động đòi hỏi con người luôn phải sống nhanh hơn, ngay cả trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Điều này khiến cho không ít người đã bỏ qua việc chăm sóc sức khỏe chủ động bằng những thói quen hàng ngày, đặc biệt là thói quen hít thở sâu. Hãy cùng tìm hiểu lợi ích của cách hít thở này nhé. 
Ngày 22/06/2023

Những biểu hiện của viêm phổi thùy và cách thức phòng tránh

Viêm phổi là một loại bệnh lý thường gặp. Bệnh được chia ra gồm có viêm phổi thùy và chứng phế quản phế viêm. Trong đó, bệnh viêm phổi thùy được đánh giá nhẹ hơn và hiệu quả điều trị cũng tốt hơn. Vậy viêm phổi thùy là gì? Những triệu chứng nhận biết của bệnh như thế nào? 
Ngày 21/06/2023

Phân độ suy hô hấp được phân chia như thế nào?

Suy hô hấp là một trong các dạng bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Suy hô hấp không chỉ có tác động xấu với sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy các phân độ suy hô hấp được chia như thế nào?
Ngày 21/06/2023

Phổi nằm ở đâu? Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của phổi

Tầm quan trọng của lá phổi đối với các hoạt động sống của cơ thể đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu khoa học. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rõ cấu tạo và nhiệm vụ của phổi cụ thể ra sao. Vậy phổi nằm ở đâu? Phổi có vai trò gì đối với cơ thể? Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ được tầm quan trọng của cơ quan này. 
Ngày 21/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp