Viêm đường hô hấp dưới: Triệu chứng và cách điều trị | Medlatec

Viêm đường hô hấp dưới: Triệu chứng và cách điều trị

Tình trạng viêm đường hô hấp dưới rất nguy hiểm và là một trong những nguyên nhân thường gặp khiến nhiều người bệnh phải nhập viện cấp cứu, thậm chí tử vong. Nhận biết sớm các dấu hiệu viêm đường hô hấp dưới cùng với việc điều trị kịp thời là cách hiệu quả để hạn chế những biến chứng nguy hiểm.


04/02/2023 | Các bệnh về đường hô hấp dễ mắc khi trời lạnh
01/02/2023 | Điểm danh các bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ
17/12/2022 | Phân biệt các loại bệnh ở đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới
01/12/2022 | Viêm đường hô hấp - Bệnh lý thường gặp và đang bị xem nhẹ

1. Viêm đường hô hấp dưới gây ra những triệu chứng như thế nào?

Viêm đường hô hấp dưới là tình trạng viêm nhiễm tại các cơ quan đường hô hấp dưới. Bệnh có thể do các loại vi khuẩn hoặc virus gây ra. Ngoài ra, một số bệnh nhân bị viêm đường hô hấp dưới là do bị kích ứng từ một số chất kích thích như khói bụi trong môi trường, chất độc từ khói thuốc lá hay tiếp xúc với các loại hóa chất hoặc những chất có nguy cơ gây dị ứng.

Viêm đường hô hấp dưới có thể gặp ở nhiều đối tượng, lứa tuổi

Viêm đường hô hấp dưới có thể gặp ở nhiều đối tượng, lứa tuổi

Bất cứ ai cũng có thể bị bệnh, nhưng những trường hợp như trẻ em, người cao tuổi, mẹ bầu, người bị suy giảm hệ miễn dịch, người mắc bệnh mạn tính, nhất là bệnh tim, phổi, tiểu đường,... thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp dưới cao hơn những đối tượng khác. 

Một số triệu chứng bệnh phổ biến: 

- Viêm phế quản cấp: Đây là căn bệnh dễ gặp phải nhưng thường lành tính và ít khi để lại di chứng. Bệnh thường xảy ra sau những đợt cảm cúm và gây ra những triệu chứng như ho có đờm hoặc không, hắt hơi, đau đầu, sổ mũi, sốt, cơ thể đau nhức, mệt mỏi, đau tức ngực,... 

Sốt có thể do viêm phế quản cấp gây ra

Sốt có thể do viêm phế quản cấp gây ra

- Viêm phổi: Có nhiều nguyên nhân gây viêm phổi, trong đó chủ yếu là các tác nhân vi khuẩn, virus. Những triệu chứng thường gặp phải là sốt, khó thở thường xuyên khạc đờm,... Bệnh có thể gây suy hô hấp và gây tử vong nếu không được điều trị sớm và đúng cách. 

- Viêm tiểu phế quản: Dễ gặp ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Ở giai đoạn đầu, bệnh gây ra những triệu chứng gần giống với cảm lạnh. Tuy nhiên, sau đó những biểu hiện của trẻ bắt đầu nghiêm trọng hơn. Trẻ thường ho nhiều, khò khè và có cảm giác khó thở. Nếu không được điều trị sớm, trẻ có thể gặp phải những biến chứng suy hô hấp cấp, xẹp phổi,...

- Lao phổi được gây ra bởi vi khuẩn Mycobacter Tuberculosis: Đây là căn bệnh nguy hiểm. Nó không chỉ ảnh hưởng đến phổi mà vi khuẩn gây bệnh còn có thể di chuyển đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Đáng lo ngại hơn khi bệnh có thể lây nhiễm nhanh chóng khi người bệnh ho, khạc đờm, hắt hơi.

2. Phương pháp điều trị viêm đường hô hấp dưới

2.1. Phương pháp chẩn đoán bệnh 

Để đưa ra chẩn đoán bệnh chính xác, ngoài việc thăm khám các triệu chứng lâm sàng, khai thác tiền sử bệnh và thói quen sinh hoạt của bệnh nhân, bác sĩ còn thực hiện: 

- Đo nhiệt độ cơ thể, kiểm tra lượng oxy trong cơ thể bằng máy đo SpO2. Nghe phổi để đánh giá các tiếng rales trong phổi. 

- Với những trường hợp có biểu hiện nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể chỉ định:

+ Chụp X-quang hay chụp CT phổi: Xác định rõ vị trí tổn thương, mức độ nhiễm trùng. 

+ Xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng viêm, chức năng gan, thận để lựa chọn kháng sinh và theo dõi bệnh trong quá trình điều trị.

+ Xét nghiệm đờm: Kết quả của phương pháp xét nghiệm này sẽ giúp xác định được loại vi khuẩn và virus gây bệnh nhằm lên phác đồ kháng sinh hiệu quả nhất. 

2.2. Phương pháp điều trị

Thông thường, bệnh nhân sẽ được cải thiện bệnh sau từ 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp đột ngột chuyển biến nặng, gặp phải những biến chứng rất nguy hiểm. Chính vì thế, bác sĩ khuyến cáo người bệnh cần đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời. 

Người bệnh cần uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ

Người bệnh cần uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ

Các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị với từng trường hợp bệnh, từng loại bệnh và mức độ bệnh: 

- Điều trị viêm phế quản cấp: 

+ Bệnh nhân cần lưu ý giữ ấm cho cơ thể, nên nghỉ ngơi đầy đủ. 

+ Bỏ thuốc lá. 

+ Uống nhiều nước để bù nước và các chất điện giải. 

+ Tăng cường bổ sung các loại vitamin và khoáng chất để nâng cao sức khỏe. 

+ Sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. 

- Điều trị viêm phổi: 

+ Tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. 

+ Đối với những trường hợp nghiêm trọng, khi người bệnh có dấu hiệu suy hô hấp cấp chẳng hạn như khó thở, tím tái,... bác sĩ sẽ cho điều trị thở oxy hay thở máy tùy tình hình cụ thể. 

- Viêm tiểu phế quản: Phần lớn người bệnh có thể tự khỏi nếu chăm sóc đúng cách tại nhà. 

- Điều trị lao phổi: Phương pháp điều trị bệnh theo quy chuẩn của Bộ Y tế như sau: 

+ Điều trị có kiểm soát trực tiếp. 

+ Điều trị theo đúng phác đồ chuẩn đối với người bệnh mắc lao ở phổi mới được phát hiện do Bộ Y tế quy định

+ Để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần uống thuốc theo đúng liều lượng, thời gian do bác sĩ chỉ dẫn. 

3. Hướng dẫn cách phòng ngừa viêm đường hô hấp dưới

Để phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp dưới cũng như ngăn chặn lây lan bệnh sang những người xung quanh, bạn cần lưu ý những vấn đề sau: 

Bỏ thuốc lá giúp giảm nguy cơ mắc bệnh

Bỏ thuốc lá giúp giảm nguy cơ mắc bệnh

- Không hút thuốc lá và tránh những nơi có khói thuốc. 

- Thường xuyên rửa tay thường xuyên. 

- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, khử trùng các bề mặt, nhất là khi xảy ra dịch bệnh đường hô hấp. 

- Đeo khẩu trang khi ra ngoài và khi đến những nơi công cộng. 

- Che miệng khi ho và hắt hơi. 

- Không tiếp xúc với người bệnh. 

- Tiêm phòng vắc xin cúm, sởi – quai bị – rubella, vắc xin phòng bệnh do phế cầu khuẩn,…

Bài viết dưới đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng viêm đường hô hấp dưới, mức độ nguy hiểm của bệnh và phương pháp điều trị hiệu quả. Để được tìm hiểu thêm về bệnh lý đường hô hấp hoặc cần kiểm tra sức khỏe, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến  Hệ thống Y tế MEDLATEC theo tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn và hướng dẫn đặt lịch khám sớm nhất. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hít thở sâu - Chìa khóa vàng cho cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày

Hiện nay thế giới ngày càng hiện đại, sôi động đòi hỏi con người luôn phải sống nhanh hơn, ngay cả trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Điều này khiến cho không ít người đã bỏ qua việc chăm sóc sức khỏe chủ động bằng những thói quen hàng ngày, đặc biệt là thói quen hít thở sâu. Hãy cùng tìm hiểu lợi ích của cách hít thở này nhé. 
Ngày 22/06/2023

Những biểu hiện của viêm phổi thùy và cách thức phòng tránh

Viêm phổi là một loại bệnh lý thường gặp. Bệnh được chia ra gồm có viêm phổi thùy và chứng phế quản phế viêm. Trong đó, bệnh viêm phổi thùy được đánh giá nhẹ hơn và hiệu quả điều trị cũng tốt hơn. Vậy viêm phổi thùy là gì? Những triệu chứng nhận biết của bệnh như thế nào? 
Ngày 21/06/2023

Phân độ suy hô hấp được phân chia như thế nào?

Suy hô hấp là một trong các dạng bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Suy hô hấp không chỉ có tác động xấu với sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy các phân độ suy hô hấp được chia như thế nào?
Ngày 21/06/2023

Phổi nằm ở đâu? Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của phổi

Tầm quan trọng của lá phổi đối với các hoạt động sống của cơ thể đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu khoa học. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rõ cấu tạo và nhiệm vụ của phổi cụ thể ra sao. Vậy phổi nằm ở đâu? Phổi có vai trò gì đối với cơ thể? Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ được tầm quan trọng của cơ quan này. 
Ngày 21/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp