Từ điển y khoa: Hội chứng Guillain - Barre (GBS) là gì? Có nguy hiểm không? | Medlatec

Từ điển y khoa: Hội chứng Guillain - Barre (GBS) là gì? Có nguy hiểm không?

Hội chứng Guillain - Barre (GBS) thuộc dạng rối loạn hiếm gặp, tốc độ tiến triển bệnh rất nhanh và người bệnh khi mắc phải hội chứng này có nguy cơ biến chứng cao rất nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn về Hội chứng Guillain - Barre (GBS), xin mời quý bạn đọc cùng tham khảo qua bài viết dưới đây.


02/06/2022 | Rối loạn thần kinh tim: nguyên nhân, triệu chứng và phòng ngừa
28/05/2022 | Đề phòng và điều trị đau thần kinh tọa sau độ tuổi 30
28/05/2022 | Bệnh rễ thần kinh - ám ảnh không phải của riêng ai nay đã có cách chữa!

1. Khái niệm Hội chứng Guillain - Barre (GBS)

Hội chứng Guillain - Barre (GBS) là hệ quả của việc các dây thần kinh trong cơ thể bị chính hệ miễn dịch tấn công. Tình trạng này rất hiếm gặp, triệu chứng đầu tiên xuất hiện thường là yếu cơ và dị cảm. Sau đó những biểu hiện khác cũng bắt đầu lan ra nhanh chóng, thậm chí cơ thể còn bị tê liệt toàn bộ. Ở giai đoạn tiến triển nặng bệnh nhân còn phải cấp cứu và điều trị tại viện.

Khi các dây thần kinh bị chính hệ miễn dịch của cơ thể tấn công sẽ hình thành nên hội chứng Guillain - Barre (GBS)

Khi các dây thần kinh bị chính hệ miễn dịch của cơ thể tấn công sẽ hình thành nên hội chứng Guillain - Barre (GBS)

Hội chứng Guillain - Barre (GBS) bao gồm nhiều dạng bệnh lý khác nhau, cụ thể:

  • Hội chứng MFS (Miller Fisher): biểu hiện đặc trưng là đi không vững, tình trạng liệt bắt đầu từ mắt;

  • Bệnh AIDP (viêm đa dây thần kinh hủy myelin cấp tính): đây là dạng thường gặp nhất với triệu chứng điển hình là yếu cơ xuất phát từ phần dưới cơ thể, sau đó lan dần lên phần trên;

  • Bệnh lý AMAN (sợi trục thần kinh vận động cấp) và bệnh AMSAN (sợi trục thần kinh vận động - cảm giác cấp).

2. Mắc Hội chứng Guillain - Barre (GBS) là do nguyên nhân gì? 

Hiện vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân dẫn đến Hội chứng Guillain - Barre (GBS) là gì nhưng các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng hội chứng này thường xảy ra sau khi cơ thể bệnh nhân bị nhiễm khuẩn như bị viêm dạ dày do virus hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp, cũng có khi là sau tiêm chủng hoặc phẫu thuật (hiếm gặp).

Một số yếu tố nguy cơ dẫn đến Hội chứng Guillain - Barre (GBS) đó là:

  • Bệnh nhân là nam giới, tuổi còn trẻ;

  • Nhiễm virus: cytomegalo, cúm, zika, Epstein - Barr, HIV, viêm gan (A, B, C, E),...;

  • Nhiễm vi khuẩn: phổ biến nhất là campylobacter, Mycoplasma pneumonia;

  • Mắc bệnh Hodgkin.

3. Các dấu hiệu cảnh báo Hội chứng Guillain - Barre (GBS)

Ngay từ ban đầu hội chứng  Guillain - Barre sẽ có biểu hiện yếu cơ và dị cảm xuất phát từ bàn chân, cẳng chân rồi dần lan lên canh tay, thân người. Tuy nhiên có đến 50% trường hợp lại có triệu chứng từ vùng mặt hoặc cánh tay. Khi hội chứng này bước sang giai đoạn tiến triển có thể dẫn tới liệt. Dưới đây là một số biểu hiện của Hội chứng Guillain - Barre (GBS):

  • Bệnh nhân đi không vững, không thể đi lại hoặc leo cầu thang;

  • Có cảm giác kiến bò, đau nhói, kim chân ở cổ tay, ngón tay, mắt cá chân hoặc ngón chân;

  • Yếu cơ lan từ cẳng chân tới phần trên của cơ thể;

  • Khó nói, khó nhai và nuốt, khó cử động các cơ trên khuôn mặt;

  • Nhịp tim nhanh;

  • Huyết áp có thể cao hoặc thấp;

  • Cảm giác đau thường xuất hiện và tăng nặng vào ban đêm.

Nhiễm virus là một trong số các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Guillain - Barre (GBS)) 

Nhiễm virus là một trong số các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Guillain - Barre (GBS)

Hội chứng Guillain - Barre (GBS) tiến triển khá nhanh chỉ trong vòng từ 2 - 4 tuần sau khi có biểu hiện đầu tiên. Vì Guillain - Barre tác động chủ yếu lên các dây thần kinh nên sẽ gây ra những biến chứng liên quan tới thần kinh, cụ thể như sau:

  • Đau đớn: hiện tượng này gặp ở phần lớn các trường hợp mắc Hội chứng Guillain - Barre (GBS), tính chất cơn đau thần kinh thường ở mức độ nặng nhưng khắc phục được bằng thuốc giảm đau;

  • Thở khó: tình trạng yếu hay liệt cơ có khả năng ảnh hưởng cả tới các cơ trong hệ hô hấp. Có khoảng 30% số bệnh nhân khi gặp phải Hội chứng Guillain - Barre (GBS) phải nhập viện và thở máy;

  • Dị cảm hoặc mất cảm giác: phần lớn người bệnh đều có cơ hội hồi phục hoàn toàn nhưng cũng có những người bị di chứng nhẹ như mất cảm giác, yếu cơ, dị cảm;

  • Hình thành huyết khối;

  • Loét do tì đè: tình trạng liệt cơ khiến bệnh nhân nằm lâu một chỗ rất dễ dẫn đến lở loét do tì đè nhiều;

  • Rối loạn hoạt động đại tràng hoặc bàng quang: bí tiểu, táo bón.

Mặc dù Hội chứng Guillain - Barre (GBS) là khá hiếm nhưng vẫn có trường hợp bệnh nhân bị tử vong vì hội chứng này do các biến chứng nhồi máu cơ tim và suy hô hấp.

4. Bệnh nhân cần đi khám khi nào?

Khi nhận thấy các biểu hiện sau thì người bệnh nên đi cấp cứu càng sớm càng tốt:

  • Dị cảm (cảm giác châm chích, ngứa ngáy như có kiến bò) tại các ngón tay, ngón chân, sau đó triệu chứng này lan lên phần phía trên của cơ thể;

  • Khó thở mỗi khi nằm xuống;

  • Nuốt nước bọt bị sặc;

  • Tình trạng yếu cơ và dị cảm lan đi và tăng nặng nhanh chóng.

Vì Guillain - Barre là một hội chứng đặc biệt nghiêm trọng và tốc độ tiến triển nhanh, do đó bệnh nhân cần được sớm nhập viện để điều trị, tránh nguy cơ biến chứng về sau. Càng điều trị sớm thì cơ hội chữa khỏi sẽ càng cao.

5. Chẩn đoán và điều trị Hội chứng Guillain - Barre (GBS)

5.1. Chẩn đoán

Ở giai đoạn đầu Hội chứng Guillain - Barre (GBS) thường hay bị nhầm lẫn với những dấu hiệu của bệnh lý thần kinh khác và tùy từng bệnh nhân mà hội chứng sẽ có các biểu hiện khác nhau. Để xác định chính xác hội chứng này, ngoài thăm khám lâm sàng bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các biện pháp chẩn đoán sau:

  • Điện cơ đồ: dùng để đo hoạt động của thần kinh cơ;

  • Chọc dịch não tủy: lấy dịch não tủy của bệnh nhân để làm xét nghiệm, qua đó kiểm tra, phát hiện những thay đổi báo hiệu Hội chứng Guillain - Barre (GBS);

  • Đo tốc độ dẫn truyền thần kinh.

5.2. Điều trị 

Hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu đối với Hội chứng Guillain - Barre (GBS) mà các biện pháp được áp dụng hiện nay chủ yếu là giúp kiểm soát, giảm nhẹ triệu chứng cho người bệnh. Bác sĩ thường chỉ định 2 phương pháp là lọc huyết tương và liệu pháp miễn dịch giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như đẩy nhanh tốc độ phục hồi.

Hiệu quả của 2 liệu pháp trên là tương đương nhau nhưng chúng nên được áp dụng riêng lẻ thay vì dùng song song hoặc nối tiếp nhau. Bên cạnh đó trong quá trình điều trị, bệnh nhân cũng sẽ được cho sử dụng một số loại thuốc có tác dụng giảm đau và ngăn ngừa nguy cơ hình thành huyết khối, ngoài ra họ cũng cần được hỗ trợ tập vật lý trị liệu để hồi phục và duy trì chức năng vận động cơ.

Hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu đối với Hội chứng Guillain - Barre (GBS)

Hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu đối với Hội chứng Guillain - Barre (GBS)

Hy vọng rằng những thông tin do MEDLATEC cung cấp trên đây đã giúp bạn hiểu thêm về Hội chứng Guillain - Barre (GBS). Nếu bạn đang gặp phải những dấu hiệu nghi ngờ mắc hội chứng này thì nên đi khám ngay. Để được tư vấn chi tiết hơn về các dịch vụ thăm khám tại Chuyên khoa Thần kinh của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, quý bạn đọc vui lòng liên hệ qua hotline 1900 56 56 56. Tổng đài viên sẽ hỗ trợ bạn đặt lịch khám và giải đáp mọi băn khoăn một cách cụ thể hơn.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề cần lưu tâm về bệnh nhồi máu não

Bệnh nhồi máu não được WHO liệt kê vào danh sách nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trên thế giới. Những biến chứng do căn bệnh này gây ra sẽ biến người bệnh trở thành gánh nặng đối với gia đình. Vì thế, phát hiện sớm để cấp cứu người bệnh kịp thời là cách tốt nhất để giảm thiểu gánh nặng do bệnh gây ra.
Ngày 21/06/2023

Cấu tạo của tiểu não như thế nào? Làm sao để bảo vệ tiểu não?

Tiểu não là một phần của bộ não và rất quan trọng đối với các hoạt động chuyển động của cơ thể chẳng hạn như khả năng đi lại, lái xe hay ném bóng,... Khi tiểu não bị ảnh hưởng hoặc gặp phải những vấn đề bất thường, người bệnh sẽ di chuyển khó khăn và khả năng phối hợp của cơ thể cũng giảm sút. Vậy cấu tạo của tiểu não như thế nào và phải làm sao để bảo vệ tiểu não?
Ngày 14/06/2023

Xung thần kinh và 6 bệnh lý thường gặp

Đối với cơ thể con người, hệ thần kinh là cơ quan có sự phân hóa cao nhất với các ống cùng một mạng lưới chằng chịt chạy khắp cơ thể. Quá trình hoạt động của hệ thần kinh cũng như sự hình thành nhận thức và tư duy của con người không kể không kể đến vai trò của xung thần kinh.
Ngày 14/06/2023

Cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà giúp cải thiện nhanh tình trạng

Đối với những đứa trẻ tự kỷ, cùng với việc tuân thủ theo chỉ dẫn của chuyên gia, vai trò của gia đình, của các bậc phụ huynh rất quan trọng, có thể quyết định tới thành công, hiệu quả việc chữa trị. Vậy có thể thực hiện những cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà nào?
Ngày 12/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp