Theo ghi nhận gần đây thì tỷ lệ mắc bệnh viêm dạ dày ngày càng tăng. Tuy rằng bệnh này không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng đem lại hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và cuộc sống của bệnh nhân. Việc bổ sung kiến thức về căn bệnh này là việc rất cần thiết giúp bảo vệ sức khỏe thật tốt.
30/09/2020 | Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư dạ dày từ giai đoạn đầu 20/09/2020 | Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày và 1 số thông tin liên quan 07/09/2020 | Tìm hiểu về Gerd - chứng trào ngược dạ dày phổ biến hiện nay 20/05/2020 | Những tác nhân gây bệnh viêm dạ dày bạn không thể chủ quan
1. Viêm dạ dày là bệnh gì?
Viêm dạ dày không phải là căn bệnh xa lạ mà lại rất phổ biến trong đời sống hiện nay. Dựa theo giải phẫu bệnh thì viêm dạ dày được phân chia thành 2 loại:
-
Viêm dạ dày cấp điển hình là sung huyết và phù lan rộng tại lớp niêm mạc và không có ổ loét.
-
Viêm dạ dày cấp tại một vài vị trí của lớp niêm mạc dạ dày có các ổ loét trợt, niêm mạc dạ dày của bệnh nhân bị viêm nhiễm bởi nhiều yếu tố tác động có thể là vi khuẩn tấn công, lạm dụng bia rượu hay thường xuyên dùng thuốc giảm đau,…
Bệnh viêm dạ dày không phải quá lo ngại thế nhưng nếu chủ quan không điều trị sớm có thể tiến triển trầm trọng hơn
Bệnh lý này cũng không phải đáng lo ngại nếu như bệnh nhân phát hiện kịp thời và có cách thức chữa trị thích hợp, hiệu quả. Tuy nhiên, chúng ta cũng không được chủ quan nếu có mắc bệnh dạ dày. Bởi khi dạ dày có vấn đề nhưng để lâu không chữa trị có khả năng tiến triển thành viêm loét nặng nề, thậm chí là bệnh ung thư dạ dày.
Viêm dạ dày có thể gặp ở mọi độ tuổi nhưng nhiều nhất là người cao tuổi với tỷ lệ chiếm khoảng 60% trong số các bệnh nhân.
2. Thủ phạm gây ra bệnh viêm dạ dày
Căn bệnh này xuất hiện ở mọi độ tuổi, đa phần bệnh nhân mắc bệnh trong độ tuổi từ 20 đến 40. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau ở mỗi đối tượng. Dưới đây là một số tác nhân gây ra viêm loét dạ dày bạn cần biết.
2.1. vi khuẩn Helicobacter Pylori
Đây được xem là tác nhân chủ yếu gây bệnh, chúng thường được gọi là vi khuẩn HP. Vi khuẩn này sống trong lớp niêm mạc dạ dày của chúng ta và là thủ phạm thường thấy ở các bệnh nhân viêm loét dạ dày.
Vi khuẩn HP được xác định là tác nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm loét dạ dày
2.2. Thói quen dùng chất kích thích
Có rất nhiều trường hợp lạm dụng bia rượu mỗi ngày, nhất là nam giới. Các chất kích thích này nếu sử dụng lâu dài sẽ gây ảnh hưởng nặng nề cho sức khỏe.
Rượu bia có khả năng làm tổn thương lớp niêm mạc trầm trọng gây ra viêm dạ dày. Nếu như bệnh nhân không từ bỏ chúng sẽ làm cho bệnh tiến triển nặng thêm và có thể mắc bệnh ung thư dạ dày. Vì vậy chúng ta không nên sử dụng quá nhiều bia rượu cũng như các chất kích thích.
2.3. Sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau
Bệnh nhân ở mức độ cấp tính và mạn tính thường sử dụng rất nhiều thuốc giảm đau. Do trong thuốc có chứa thành phần làm suy giảm chức năng bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày khiến chúng dễ bị tấn công và bị viêm.
Sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên làm giảm khả năng bảo vệ của lớp niêm mạc dạ dày và khiến chúng bị tấn công gây ra viêm
Chính vì thế, chúng ta không được tự ý dùng thuốc mà phải thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc giảm đau cần hạn chế sử dụng là aspirin hay ibuprofen,…
2.4. Tâm lý căng thẳng
Thường xuyên bị căng thẳng, áp lực là yếu tố tác động gây ra bệnh viêm loét dạ dày. Nguyên nhân do khi bạn rơi vào tình trạng căng thẳng, mỏi mệt kéo dài khiến cho hệ thần kinh bị ảnh hưởng.
Khi tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều hậu quả nặng nề như dạ dày hoạt động kém, lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương và viêm nhiễm. Vì thế nếu tâm lý bạn không ổn định thường xuyên sẽ ảnh hưởng xấu đến cuộc sống cũng như sức khỏe bản thân.
2.5. Chế độ ăn uống không hợp lý
Chế độ ăn uống tác động mạnh mẽ đến hoạt động của dạ dày. Nếu chế độ ăn uống của bạn thiếu khoa học làm cho lớp niêm mạc dạ dày sản sinh ra nhiều acid dịch vị và làm viêm loét lớp niêm mạc dạ dày nặng nề. Vì thế, bạn không được bỏ bữa ăn sáng để không làm cơ thể mỏi mệt, đói cồn cào vì đây là thời điểm acid dịch vị tiết ra nhiều làm tổn thương niêm mạc.
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với hoạt động dạ dày và có khả năng gây ra viêm dạ dày
3. Chăm sóc người bệnh viêm dạ dày
3.1. Chế độ ăn uống
Bệnh nhân viêm dạ dày cần có chế độ ăn thích hợp để hạn chế sự tiến triển của bệnh. Để hệ tiêu hóa của chúng ta làm việc ổn định và hiệu quả, bạn nên cung cấp cho cơ thể thực phẩm có khả năng giảm axit, điều trị vết loét và bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày.
Một số thực phẩm khuyến khích dùng cho bệnh nhân chính là mật ong, tôm, cá, cơm,… Tất cả đều là thức ăn cần cho sức khỏe của bệnh nhân. Cần lưu ý rửa tay sạch sẽ trước khi ăn để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Đặc biệt, bệnh nhân tuyệt đối không được bỏ bữa trong ngày và không nên ăn quá no. Ngoài ra bệnh nhân tránh dùng các thực phẩm chua, cay hoặc đồ ăn liền là xúc xích, mì tôm,… Tuyệt đối không được sử dụng sản phẩm có chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá,… bởi chúng sẽ khiến tình trạng bệnh của bạn trở nên trầm trọng hơn.
3.2. Chế độ sinh hoạt
Tinh thần bệnh nhân có ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình điều trị bệnh và kiểm soát bệnh. Người bệnh cần có chế độ sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi thích hợp, lành mạnh. Họ cần chăm chỉ rèn luyện thể dục thể thao nhưng cần tránh những hoạt động mạnh.
Bệnh nhân luôn cần giữ trạng thái tâm lý thoải mái, vui vẻ để không làm bệnh tiến triển nặng hơn.
Trạng thái tinh thần thoải mái, vui vẻ rất cần được duy trì ở bệnh nhân bị viêm loét dạ dày
Người bệnh cần phải tái khám định kỳ để theo dõi các triệu chứng và tình hình sức khỏe để kịp thời xử lý những bất thường xảy ra. Thực hiện theo đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, không được tự ý mua thuốc để sử dụng bởi điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng bệnh, có thể làm cho bệnh nặng thêm.
Viêm dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra chính vì thế chúng ta cần kiểm soát được thói quen sinh hoạt của mình để hạn chế khả năng mắc bệnh. Khi phát hiện cơ thể có dấu hiệu nghi ngờ hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín để được khám và điều trị sớm.