Điều trị viêm niêm mạc dạ dày bằng cách nào? | Medlatec

Điều trị viêm niêm mạc dạ dày bằng cách nào?

Viêm niêm mạc dạ dày gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống của người bệnh. Không những vậy, bệnh còn có nguy cơ biến chứng thành ung thư dạ dày rất nguy hiểm. Vì vậy, cần thăm khám và điều trị bệnh sớm nhằm hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng.


28/12/2022 | Triệu chứng viêm loét dạ dày và cách điều trị bệnh
28/12/2022 | Hiện tượng trào ngược dạ dày và những lưu ý về dinh dưỡng
27/12/2022 | Cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà dễ thực hiện
26/12/2022 | Cách trị trào ngược dạ dày để tránh nguy cơ tái phát

1. Nguyên nhân gây viêm niêm mạc dạ dày

Khi bị viêm niêm mạc dạ dày, bệnh nhân có thể gặp phải nhiều triệu chứng khác nhau như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, phân đen, chán ăn, nôn ra máu,… Dưới đây là những nguyên nhân gây bệnh thường gặp:

- Người nghiện rượu bia: Đây là thói quen không tốt, gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là những bệnh lý về gan mật và dạ dày. Theo các chuyên gia, những thành phần trong rượu có thể tăng kích ứng và bào mòn niêm mạc dạ dày. Vì thế, cơ quan này rất dễ bị tổn thương khi tiếp xúc với dịch tiêu hóa. Thói quen tiêu thụ quá nhiều rượu bia và các chất kích thích khác chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới viêm dạ dày cấp tính.  

Uống rượu bia thường xuyên có thể dẫn tới viêm niêm mạc dạ dày

Uống rượu bia thường xuyên có thể dẫn tới viêm niêm mạc dạ dày

- Căng thẳng: Không phải tất cả các trường hợp bị viêm niêm mạc dạ dày đều là do căng thẳng. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên bị căng thẳng thì sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của hệ tiêu hóa và làm tăng nguy cơ bị viêm dạ dày. Tình trạng căng thẳng có thể khiến hoạt động của hệ thống thần kinh trung ương bị gián đoạn, ảnh hưởng đến lưu lượng máu và những cơn co bóp của dạ dày.

Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân gây viêm niêm mạc dạ dày

Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân gây viêm niêm mạc dạ dày

- Do nhiễm khuẩn HP từ thói quen ăn uống hoặc di truyền. Tuy nhiên, những trường hợp nhiễm khuẩn HP và biến chuyển thành viêm dạ dày thường không nhiều. 

- Lạm dụng thuốc giảm đau: Tuy mang lại hiệu quả giảm đau rất nhanh chóng nhưng các loại thuốc giảm đau lại có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, một trong những tác dụng phụ thường gặp là viêm dạ dày. 

- Tuổi tác: Những người cao tuổi có nguy cơ cao về tình trạng rối loạn bài tiết dịch vị dạ dày cũng như thường có tình trạng viêm teo niêm mạc dạ dày. Do đó, lớp niêm mạc dạ dày có nguy cơ bị bào mòn nhanh hơn và cuối cùng là dẫn đến tình trạng viêm. 

- Do điều trị ung thư: Những bệnh nhân đang điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị,… có nguy cơ cao gặp phải những vấn đề về dạ dày. 

- Viêm dạ dày tự miễn dịch: Là hiện tượng cơ thể đang tự tấn công những tế bào dạ dày. Tình trạng này rất phổ biến ở những bệnh nhân bị rối loạn tự miễn. Ngoài ra những trường hợp thiếu vitamin B12, cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày tự miễn.

2. Cách điều trị viêm niêm mạc dạ dày

Nguyên tắc điều trị viêm niêm mạc dạ dày để mang lại hiệu quả tốt nhất là làm lành những phần niêm mạc đang bị viêm, tăng cường yếu tố bảo vệ niêm mạc, đồng thời kích thích tái sinh niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần tăng cường sức khỏe tổng thể bằng nhiều phương pháp khác nhau. Dưới đây là những phương pháp điều trị bệnh cụ thể: 

2.1. Dùng thuốc

Một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh là nhóm thuốc ức chế tiết axit dạ dày, các loại thuốc giúp trung hòa axit dịch vị, thuốc diệt khuẩn HP và các loại thuốc có tác dụng bảo vệ ổ viêm loét,… Tùy từng người bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. 

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Người bệnh cần lưu ý: 

+ Không mua thuốc khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ.

+ Không tự ý thay đổi liều lượng thuốc hay thời gian dùng thuốc. 

+ Không tự ý dùng thuốc dù triệu chứng bệnh đang thuyên giảm. 

2.2. Tái khám

Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ: Sau quá trình điều trị, người bệnh cần tái khám theo lịch hẹn trước của bác sĩ. 

Người bệnh cần tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ

Người bệnh cần tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ

Việc tái khám là rất quan trọng để giúp bác sĩ đánh giá về hiệu quả điều trị và xử trí những bất thường, chẳng hạn như những tác dụng phụ của thuốc. Ngay cả khi đã khỏi, người bệnh vẫn nên đi thăm khám định kỳ để phòng ngừa khả năng tái phát bệnh.  

2.3. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Yếu tố dinh dưỡng có liên quan trực tiếp đến dạ dày. Nếu bạn bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh và phù hợp, tình trạng viêm niêm mạc dạ dày cũng sẽ được cải thiện đáng kể. Ngược lại, chế độ ăn thiếu khoa học có thể khiến bệnh nghiêm trọng hơn. 

Một số thực phẩm tốt cho dạ dày là: 

+ Nước ép nha đam: Công dụng của loại nước ép này là giảm triệu chứng đầy hơi, hỗ trợ hệ tiêu hóa. Từ đó, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn. 

+ Tinh bột nghệ vàng kết hợp với mật ong là công thức điều trị đã quá phổ biến đối với những trường hợp mắc bệnh lý về dạ dày. Tác dụng của những loại thực phẩm này là kháng viêm, giảm tiết dịch vị dạ dày. 

+ Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, chia nhỏ các bữa ăn và giữ thói quen ăn chậm, nhai kỹ để tránh gây áp lực cho dạ dày. 

Bệnh nhân mắc chứng viêm niêm mạc dạ dày nên tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ ăn để tránh nguy cơ dị ứng, ngộ độc hoặc những tác dụng phụ không đáng có. 

2.4. Thay đổi thói quen sinh hoạt

Để góp phần cải thiện bệnh, bạn nên chú ý điều chỉnh một số thói quen như sau: 

- Tránh rượu bia, thuốc lá, kiêng đồ chua, cay, nóng,...

- Ngủ đủ giấc và đúng giờ, tránh thức khuya. 

- Kiểm soát căng thẳng từ công việc và cuộc sống. Luôn giữ tình thần vui vẻ, lạc quan, thoải mái.

- Thường xuyên vận động, nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày. Lưu ý lựa chọn những môn thể thao phù hợp với sức khỏe và khả năng của mình. 

- Kiểm soát cân nặng để tránh gây ra những áp lực cho dạ dày.

Trên đây là những phương pháp điều trị viêm niêm mạc dạ dày hiệu quả và đang được áp dụng phổ biến với nhiều trường hợp bệnh nhân. Theo các chuyên gia, bệnh nhân cần kiên trì thực hiện theo đúng phác đồ và kết hợp với lối sống khoa học để bệnh được điều trị triệt để và giảm nguy cơ tái phát. 

Để được đặt lịch khám sớm với các chuyên gia đầu ngành, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56, các tổng đài viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ hỗ trợ bạn. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Quá trình tiêu hóa ở ruột non và cấu tạo cơ quan này

Quá trình tiêu hóa ở ruột non diễn ra rất trình tự, bài bản và đóng vai trò quan trọng đối với sự sinh tồn, phát triển của cơ thể con người. Có thể nói ruột non và các bộ phận khác trong hệ tiêu hóa được thiết kế rất tỉ mỉ và cơ quan nào cũng có nhiệm vụ của riêng mình. Vậy bạn biết gì về ruột non? Hãy để MEDLATEC đồng hành cùng bạn trong chuyến “tham quan nhà máy tiêu hóa” của cơ thể chúng ta trong bài viết dưới đây nhé!
Ngày 16/06/2023

Bỏ túi ngay các loại thuốc chống co thắt dạ dày hiệu quả

Thuốc chống co thắt dạ dày thường được chỉ định trong những trường hợp bị co thắt dạ dày. Loại thuốc này có hiệu quả điều trị cao, ít mang lại tác dụng phụ và để cải thiện được triệu chứng co thắt dạ dày hiệu quả, người bệnh nên tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng thuốc từ bác sĩ chuyên khoa.
Ngày 16/06/2023

Đặc điểm - chức năng và cấu tạo dạ dày con người

Dạ dày còn được gọi là bao tử có vai trò vô cùng quan trọng trong bộ máy tiêu hóa của con người. Đây là bộ phận phình to nhất của ống tiêu hóa có cấu tạo đặc biệt với 2 nhiệm vụ chính bao gồm nghiền nát thức ăn, chuyển hóa thức ăn bằng cách tiết ra enzyme tiêu hóa trong dịch vị. Để giúp bạn hình dung rõ hơn về các đặc điểm cấu tạo, chức năng của dạ dày, MEDLATEC sẽ giới thiệu sơ lược về cơ quan này trong bài viết sau.
Ngày 16/06/2023

Hậu môn bình thường có cấu tạo như thế nào?

Bạn đã bao giờ thắc mắc rằng hậu môn bình thường sẽ có cấu tạo như thế nào chưa? Đây cũng là một trong những cơ quan quan trọng trong hệ tiêu hóa của con người, nó đảm nhiệm chức năng đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Vậy để tìm hiểu thêm về cơ quan này, MEDLATEC sẽ cung cấp cho bạn những thông tin trong bài viết sau.
Ngày 16/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp