Viêm màng phổi gây ảnh hưởng đến chức năng hô hấp và nguy cơ gây nhiễm trùng nặng nếu không được phát hiện sớm. Nắm rõ những triệu chứng sớm của viêm màng phổi giúp phát hiện, can thiệp kịp thời, hạn chế nguy cơ biến chứng.
23/04/2021 | 3 yếu tố giúp phân biệt viêm phổi và viêm phế quản 03/03/2021 | Nhiễm trùng phổi có phải là bệnh viêm phổi không? 06/08/2020 | Viêm màng phổi - những kiến thức cơ bản cần nắm rõ
1. Nguyên nhân gây viêm màng phổi
Phổi được bao bọc ngay bên ngoài là màng phổi, gồm 2 lớp tế bào, ở giữa là khoang màng phổi có chứa một lượng dịch nhỏ. Khi phổi hoạt động hô hấp, lớp màng phổi này sẽ hạn chế sự va chạm trực tiếp của phổi với thành ngực. Viêm màng phổi xảy ra khi lớp màng phổi này bị tổn thương, sưng viêm và gây ra những cơn đau nhói ở ngực.
Viêm màng phổi là một dạng viêm phổi thường gặp
Mức độ viêm càng nghiêm trọng thì cơn đau càng tăng, nhất là khi bệnh nhân ho hoặc hít thở sâu khiến cho 2 lớp màng phổi viêm cọ xát vào nhau. Viêm màng phổi có thể là nguyên phát hoặc thứ phát tùy theo vị trí khởi phát bệnh ban đầu là tại chính mô của màng phổi hay tiến triển từ bệnh lý phổi, bệnh lý ở ngực khác gây ra.
Những nguyên nhân dẫn đến viêm màng phổi thường gặp gồm:
Do nhiễm virus
Virus là vi sinh vật gây ra nhiều bệnh lý hô hấp, trong đó có viêm màng phổi. Sự tấn công của virus sẽ gây tổn thương ở một phần màng phổi và gây đau đớn cho người bệnh.
Đặc điểm viêm màng phổi do virus là tình trạng bệnh thường không nặng, sẽ cải thiện tốt sau một thời gian điều trị. Bệnh nhân sẽ có những triệu chứng đặc trưng của nhiễm virus như sốt, ho, cảm lạnh, cảm cúm,… Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt virus và ngăn ngừa tiến triển bệnh.
Tác nhân gây viêm màng phổi có thể là vi khuẩn hoặc virus
Do bệnh lý ở phổi
Viêm màng phổi tiến triển từ các bệnh lý ở phổi thường nghiêm trọng hơn, điều trị khó khăn và nguy cơ biến chứng cao, phổ biến như: viêm phổi, ung thư phổi, viêm màng phổi tiến triển từ viêm khớp, tràn khí màng phổi, chấn thương ở ngực, thuyên tắc phổi,…
Ngoài triệu chứng đau đớn do viêm màng phổi, bệnh nhân còn xuất hiện biểu hiện bệnh lý tại phổi này sớm hơn. Để điều trị, bác sĩ cần chẩn đoán tìm nguyên nhân bệnh lý chính xác và điều trị theo nguyên nhân.
Do bệnh lý khác
Dù ít gặp hơn nhưng viêm màng phổi cũng có thể tiến triển từ bệnh lý cơ thể khác như: tiểu đường, viêm phế quản mạn tính, bệnh tim mạch, khí phế thũng,…
2. Điểm danh ngay những triệu chứng sớm của viêm màng phổi
Bệnh viêm màng phổi có triệu chứng cảnh báo từ khá sớm như:
-
Tình trạng sốt, cảm lạnh, ớn lạnh bất thường.
-
Ho khan kéo dài.
-
Thường xuyên có cảm giác đau, tức ngực khi hít thở.
-
Khó thở.
-
Cơ thể mệt mỏi.
Đau tức ngực là triệu chứng sớm của viêm màng phổi điển hình
Triệu chứng ở ngực khi hoạt động hô hấp là phổ biến và đặc trưng nhất của viêm màng phổi. Khi phát hiện các dấu hiệu này, bệnh nhân nên sớm đi thăm khám để tránh nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Hầu hết trường hợp được điều trị không diễn biến nặng, song cần lưu ý thông báo với bác sĩ nếu bạn xuất hiện dấu hiệu như: ho ra máu, khó thở, nhịp thở nhanh, đau diễn tiến chậm và kéo dài nhiều tuần dù đã điều trị tích cực,…
Khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng của viêm màng phổi, bản thân người bệnh cũng có thể là nguồn lây nhiễm ra xung quanh. Tác nhân gây bệnh như virus, nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng,… theo đường hô hấp, đặc biệt là hoạt động ho, hắt hơi, nói chuyện bắn nước bọt,… sẽ lây từ người bệnh sang người lành.
Nếu viêm màng phổi tiến triển nặng nhưng không được điều trị, bệnh tiến triển viêm rộng, tổn thương nhiều cơ quan khác vùng ngực sẽ gây ra triệu chứng tương ứng như:
-
Rò rỉ thành ngực.
-
Vỡ vào phổi.
-
Tràn dịch màng ngoài tim.
-
Tràn khí thứ phát, tràn khí phối hợp.
-
Phế quản gây áp xe phổi, khái mủ.
-
Nhiễm trùng huyết.
Khi xảy ra biến chứng này, sức khỏe và thậm chí là tính mạng của người bệnh đang bị đe dọa. Can thiệp y tế càng sớm càng hạn chế rủi ro cho người bệnh.
3. Chẩn đoán và điều trị viêm màng phổi
Triệu chứng có thể gợi ý cho bác sĩ về căn bệnh viêm màng phổi, song để chẩn đoán bệnh chính xác cũng như tình trạng bệnh cần tới các xét nghiệm chuyên sâu hơn. Từ đó bác sĩ cũng lựa chọn phương pháp và liệu trình điều trị phù hợp, đem lại hiệu quả cao.
Chụp X-quang giúp đánh giá tình trạng tổn thương trong viêm màng phổi
3.1. Các phương pháp chẩn đoán viêm màng phổi
-
Xét nghiệm máu: Kết quả xét nghiệm máu sẽ cho biết người bệnh có bị nhiễm trùng không, tình trạng nhiễm trùng này có thể xảy ra ở cả cơ quan khác ngoài phổi.
-
Chụp X-quang phổi: đánh giá sơ bộ tổn thương bất thường và tiên lượng bệnh.
-
Chụp CT: Hình ảnh phổi được thể hiện chi tiết hơn so với X-quang, chẩn đoán tổn thương vì thế cũng dễ dàng hơn.
-
Siêu âm: Sóng âm thanh tần số cao được sử dụng an toàn, chiếu qua vùng ngực cho phép bác sĩ quan sát nhanh cấu trúc bên trong, xác định tình trạng các tổn thương bất thường khác tại màng phổi.
-
Điện tâm đồ: Nhằm theo dõi nhịp tim, loại bỏ nguyên nhân tim mạch gây đau tức ngực hoặc biến chứng viêm màng phổi gây bệnh lý tim mạch.
3.2. Điều trị viêm màng phổi
Điều trị viêm màng phổi chủ yếu dựa theo tác nhân gây bệnh. Nếu vi khuẩn gây viêm màng phổi, liệu trình kháng sinh thích hợp sẽ tiêu diệt được vi khuẩn nhanh chóng. Song nếu tác nhân là virus, kháng sinh không có hiệu quả bác sĩ chủ yếu điều trị triệu chứng, cải thiện bệnh và hỗ trợ hệ miễn dịch.
Cơn đau ngực luôn là vấn đề nghiêm trọng với bệnh nhân viêm màng phổi. Để cơn đau bớt khó chịu, bác sĩ có thể sử dụng thuốc kháng viêm không Steroid với liều lượng thích hợp. Nếu bệnh nhân không đáp ứng với thuốc này, thuốc giảm đau như Paracetamol hoặc Codeine sẽ được xem xét.
Thuốc giảm đau giúp cải thiện cơn đau tức ngực do viêm màng phổi
Khi điều trị được nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng sớm của viêm màng phổi sẽ nhanh chóng được cải thiện, cũng đồng thời ngăn ngừa được biến chứng muộn xảy ra. Hãy tham khảo y kiến bác sĩ về loại thuốc điều trị, việc tự ý sử dụng sẽ khiến bệnh lý nghiêm trọng hơn.