Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có đáng lo ngại không? | Medlatec

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có đáng lo ngại không?

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều đôi khi khiến những bậc bố mẹ, nhất là những người làm mẹ lần đầu có chút lo lắng. Trẻ mới sinh có thể ngủ bất cứ lúc nào trong ngày. Vậy bé ngủ nhiều có tốt không? Khi bé ngủ nhiều có nên đánh thức bé dậy để bú không?


26/11/2021 | Mách mẹ cách chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi
25/11/2021 | Những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị ho
17/11/2021 | Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị dị ứng thức ăn

1. Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không

Khi còn trong bụng mẹ, bé được bao bọc ấm áp và được ru bằng giọng nói của mẹ nên bé thường dành nhiều thời gian để ngủ. Vì vậy khi chào đời, trẻ sơ sinh ngủ nhiều vì đã quen thuộc với điều đó. Thậm chí bé có thể ngủ cả ngày.

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có đáng lo ngại không?

Trong giai đoạn sinh học đầu đời, trẻ ngủ nhiều là rất tốt. Những ngày đầu mới sinh, trẻ có thể ngủ 20 giờ mỗi ngày và thời gian này sẽ dần được rút ngắn những tháng tuổi tiếp theo. Giấc ngủ trong giai đoạn này có vai trò trong sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ. Vì vậy, bố mẹ không nên quá lo lắng vì đây là điều hết sức bình thường, không ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều là điều bình thường không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều là điều bình thường không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ

Trẻ cũng có thể ngủ nhiều vào ban ngày và ban đêm thức dậy để bú. Độ dài của mỗi giấc ngủ khoảng 2 - 3 giờ và tùy theo cơ thể của mỗi trẻ mà thời gian, thời điểm ngủ sẽ khác nhau.

Một chu kỳ ngủ của bé gồm giai đoạn ngủ sâu 10 - 15 phút và giai đoạn ngủ động 10 - 15 phút. Hai giai đoạn này xen kẽ nhau kéo dài khoảng 2 - 3 giờ. Trẻ thường bị giật mình tỉnh giấc vào giai đoạn ngủ động nếu có tiếng động mạnh hoặc đang vặn người. 

Một số lưu ý cho bố mẹ như sau:

  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi: Tổng thời gian ngủ mỗi ngày khoảng 16 - 20 giờ.

  • Trẻ từ 3 - 6 tháng tuổi: Trẻ dần quen với giấc ngủ vào ban đêm nên thời gian ngủ sẽ rút ngắn lại khoảng 14 giờ mỗi ngày.

  • Trẻ 6 tháng đến 1 tuổi: Trẻ chỉ ngủ khoảng 12 - 15 tiếng mỗi ngày.

Tại sao trẻ ngủ li bì

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều là tốt. Tuy nhiên trong một số trường hợp, đây lại là dấu hiệu bất thường của một số lý do sau:

  • Trẻ bị viêm đường hô hấp trên: Nếu theo dõi trẻ thấy trẻ bị ho, hắt hơi, chảy nước mũi kèm sốt cao tức là trẻ đã bị cảm lạnh. Lúc này cơ thể mệt mỏi khiến trẻ ngủ nhiều

  • Trẻ tiêu chảy, mất nước: Tiêu chảy, mất nước khi trẻ chán ăn, bỏ bú và ngủ nhiều hơn trước.

  • Trẻ ngủ không đủ giấc: Nếu trước đó trẻ không được ngủ đủ giấc do môi trường xung quanh trẻ ồn ào, nhiệt độ khiến trẻ không thoải mái thì trẻ có xu hướng ngủ nhiều hơn khi môi trường yên tĩnh.

  • Những trẻ sinh non cũng ngủ nhiều hơn trẻ khác.

  • Trẻ bị vàng da.

  • Rối loạn nhịp thở, nhịp tim.

Trẻ ngủ li bì đôi khi là dấu hiệu bất thường

Trẻ ngủ li bì đôi khi là dấu hiệu bất thường

2. Mối quan hệ giữa giấc ngủ và việc bú sữa của bé

Dạ dày của trẻ sơ sinh vẫn còn nhỏ nên trẻ nhanh no. Nếu mẹ vừa cho bé bú dù là sữa mẹ hay sữa công thức, vừa ôm ấp trẻ thì trẻ rất dễ buồn ngủ, khiến trẻ có thể ngủ trước khi bú no. Sau đó, một số trẻ có thể sẽ thức dậy và bú tiếp. Nếu trẻ ngủ một giấc dài thì bạn có thể theo dõi quá trình tăng trưởng của trẻ, theo dõi các lần bú và tã bẩn theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Trẻ bú sữa công thức chậm hơn bú mẹ nên no lâu hơn, ít dậy thường xuyên để bú hơn. Một số trẻ có thể không thức dậy để bú mà thay vào đó là ngủ tiếp. Do đó, trong những tuần đầu tiên, mẹ phải theo dõi trẻ cẩn thận để đánh giá sự phát triển của trẻ. Đặc biệt, phải theo dõi nước tiểu của trẻ. Nếu nước tiểu có màu vàng đậm tức là trẻ uống không đủ. 

Nếu trẻ ngủ nhiều mà không có dấu hiệu bất thường nào thì mẹ không cần lo lắng. Ngủ nhiều đôi khi sẽ khiến tâm trạng, tinh thần của trẻ thoải mái, trẻ không thấy mệt mỏi, chán ăn, bỏ bú hay quấy khóc. Nếu trẻ không ngủ đủ giấc sẽ rất hay quấy khóc, cáu gắt và khó dỗ. Một em bé sẽ mất khoảng 6 tháng mới có thể thiết lập đồng hồ sinh học riêng cho mình.

Vừa cho bé bú vừa ôm ấp trẻ rất dễ khiến trẻ ngủ khi chưa no

Vừa cho bé bú vừa ôm ấp trẻ rất dễ khiến trẻ ngủ khi chưa no

3. Nên làm gì khi trẻ sơ sinh ngủ nhiều

Việc trẻ ngủ nhiều có tốt hay không tùy thuộc vào việc trẻ bú sữa hay không. Nếu ngủ đủ giấc nhưng vẫn không ăn đủ bữa có thể khiến thể chất và trí tuệ của trẻ không phát triển toàn diện. Do đó, khoảng 2 - 3 giờ mẹ nên đánh thức bé dậy để cho bú, nhất là trẻ dưới 1 tháng tuổi chỉ bú khoảng 90 ml một lần. Nếu con ở trong giai đoạn này, mẹ không để bé nhịn trên 4 - 5 giờ. Trẻ bị đói có thể ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ. 

Mẹ nên đánh thức con thật nhẹ nhàng như chạm nhẹ vào bé, bỏ bớt khăn quấn bé, miễn là bé cảm thấy thoải mái khi bị đánh thức. Mẹ cũng có thể vuốt ve má trẻ để kích thích bản năng của trẻ. Nếu trẻ vẫn chưa thức giấc, mẹ có thể lắc ngón chân trẻ, vuốt dưới bàn chân trẻ.

Trong tháng đầu tiên, ban ngày mẹ nên đánh thức bé 2 - 3 giờ một lần và ban đêm 4 - 5 giờ một lần. Sau giai đoạn này, tùy thuộc vào thể trạng cũng như lượng sữa bé bú để mẹ điều chỉnh và cân nhắc có đánh thức trẻ vào ban đêm hay không.

Hãy tập cho con thói quen ngủ vào ban đêm để duy trì giấc ngủ khoa học, phát triển toàn diện về trí tuệ lẫn thể chất.

Tập cho trẻ thói quen đi ngủ vào ban đêm để có giấc ngủ khoa học

Tập cho trẻ thói quen đi ngủ vào ban đêm để có giấc ngủ khoa học

Nếu trẻ ngủ nhiều kèm ho, sốt cao thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được khám và điều trị. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc và điều trị cho con ngay tại nhà để tránh xảy ra những biến chứng nghiêm trọng hơn.

Để điều chỉnh lịch ngủ của trẻ, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp như:

  • Đưa trẻ đi dạo vào ban ngày để trẻ được tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên, phân biệt ngày và đêm.ổ

  • Xây dựng cho trẻ thói quen trước khi ngủ được thực hiện các động tác như: mát xa, tắm,…

  • Mặc cho trẻ những quần áo thoải mái hoặc cởi bớt quần áo để trẻ bớt ấm và thức dậy vào giờ bú sữa hoặc giờ ăn.

  • Lau mặt cho trẻ bằng khăn ướt hoặc nâng trẻ lên trước khi đổi vú để trẻ ợ hơi.

Cho trẻ làm quen với ánh sáng tự nhiên

Cho trẻ làm quen với ánh sáng tự nhiên

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều là một hiện tượng hết sức bình thường của trẻ. Giấc ngủ có vai trò to lớn trong việc phát triển toàn diện ở trẻ nhỏ. Vì vậy, nếu trẻ ngủ nhiều bố mẹ không nên quá lo lắng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về giấc ngủ của trẻ, bạn có thể liên hệ với Bệnh viện MEDLATEC để được giải đáp qua Tổng đài 1900 56 56 56.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp