Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt có phải là dấu hiệu nguy hiểm? | Medlatec

Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

Không chỉ ở người lớn, ho cũng là một trong những biểu hiện hay gặp với trẻ nhỏ. Đặc biệt, một số trường hợp trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt có thể khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Hãy cùng tìm hiểu xem do đâu mà có hiện tượng này và liệu có phải là dấu hiệu nguy hiểm không?


15/09/2022 | Ngứa cổ họng ho về đêm là dấu hiệu cảnh báo của bệnh lý gì?
22/10/2021 | Trẻ ho về đêm và cách chăm sóc, điều trị hiệu quả
19/04/2021 | Nguyên nhân và cách giảm, tránh ho về đêm

1. Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt có thể tới từ nguyên nhân nào?

Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau cả từ môi trường lẫn bệnh lý, trong đó, có thể kể đến như:

Do dị ứng

Hiện tượng dị ứng ở đây có thể tới từ môi trường bên ngoài không sạch sẽ, nhiều bụi bẩn, không khí ô nhiễm, cũng có thể đến từ các tác nhân như lông của động vật hoặc phấn hoa,... Với những trường hợp này, ho chính là cách phản ứng thường gặp để cơ thể tống các tác nhân này khỏi mũi, cổ họng.

Với nguyên nhân này, ngoài hiện tượng ho, trẻ sẽ không gặp phải bất kỳ một dấu hiệu nào khác, chẳng hạn như nghẹt, sổ mũi, khó thở, đờm,...

Nếu là dị ứng, ngoài hiện tượng ho, trẻ sẽ không bị đờm hay nghẹt, sổ mũi

Nếu là dị ứng, ngoài hiện tượng ho, trẻ sẽ không bị đờm hay nghẹt, sổ mũi

Do bị cảm lạnh

Đặc biệt, trong những giai đoạn thời tiết có sự thay đổi đột ngột hoặc chênh lệch ngày đêm cao hay những khi không khí nồm ẩm, vi khuẩn rất dễ hoành hành và tấn công cơ thể trẻ, dẫn tới cảm lạnh.

Nếu cảm lạnh, trẻ có thể ho, có đờm, thở khò khè và thường ít sốt, nếu có cũng chỉ mức độ nhẹ.

Bị viêm tiểu phế quản

Với tác nhân chính là bị virus hợp bào tấn công vào đường thở, thường gặp ở thời điểm cuối đông, đầu xuân. Điều này sẽ dẫn tới vùng dưới phổi bị nhiễm trùng. Nếu là do bệnh này, khi trẻ ho sẽ thấy xuất hiện đờm, hơi thở nhanh, có thể khò khè.

Viêm xoang

Cũng là dạng bệnh thường gặp đối với trẻ nhỏ sau khi đường hô hấp trên trải qua một đợt nhiễm trùng cấp tính. Khi cách chữa trị không phù hợp, bệnh có thể tái phát nhiều lần hoặc thậm chí là chuyển thành mạn tính.

Bệnh sẽ khiến cho vùng xoang bị tắc nghẽn và dịch không thoát ra bên ngoài được mà chảy theo hướng ngược về phía họng, gây ứ. Từ đó, họng bị kích ứng khiến trẻ ho nhiều, đặc biệt vào ban đêm và cùng với ho, có thể còn kéo theo đau ở vùng họng, trán, má và nước mũi đặc, mùi hôi.

Vùng xoang tắc nghẽn, không chỉ khiến dịch chảy về họng gây kích ứng

Vùng xoang tắc nghẽn, không chỉ khiến dịch chảy về họng gây kích ứng

Viêm thanh quản

Khi thanh quản bị viêm, trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng đau rát cổ họng, nói khàn, cùng với đó là sự tăng tiết của dịch nhầy, khiến kích thích vùng họng gây ho nhiều. Ngoài ra, sự phù nề thanh quản có thể gây ra triệu chứng khó thở.

Trẻ bị hen suyễn

Đây là bệnh có thể dẫn tới nhiều mối đe dọa cho cả sức khỏe lẫn tính mạng của trẻ. Không chỉ gây ra những cơn ho khan kéo dài, dữ dội bệnh còn có thể khiến trẻ tức ngực, khò khè, nôn ói. Đặc biệt, khi trẻ cảm thấy khó thở, cần thực hiện các biện pháp can thiệp kịp thời để tránh biến chứng.

Trẻ bị viêm phổi

Bệnh xảy ra khi virus và vi khuẩn tấn công vào cơ quan phổi, gây ra sự tổn thương với những ổ nhiễm trùng. Triệu chứng bị viêm phổi tương đối giống với các triệu chứng khi bị những bệnh về đường hô hấp khác, trong đó có các cơn ho nhiều, thở nhanh, khó thở,...

Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản

Đây là hiện tượng axit từ trong dạ dày trào ngược lên phía trên, khiến cho thực quản bị kích thích, dẫn tới ho. Đặc biệt, khi trẻ ăn quá no vào ban đêm hoặc ăn muộn, sát với giờ đi ngủ, khiến nôn trớ, khò khè. Trẻ mắc bệnh có thể do một số nguyên nhân bẩm sinh, chẳng hạn: sa dạ dày, hở van tâm vị hoặc thoát vị cơ hoành,...

2. Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt, bố mẹ nên làm gì?

Khi trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt, bố mẹ có thể thực hiện một số biện pháp sau để giúp con khắc phục tình trạng này:

Dùng thuốc trị ho không cần kê đơn

Đó là các loại siro với tác dụng giúp long đờm và giảm ho. Đặc biệt, nên chọn sản phẩm có thành phần từ thiên nhiên, đồng thời, cho con ăn thêm đồ ăn có thể giúp tăng sức khỏe, đề kháng.

Tuy nhiên, dù là dạng thuốc không cần kê đơn nhưng siro ho cũng không nên lạm dụng mà cần tuân thủ khuyến cáo cũng như hướng dẫn từ nhà sản xuất.

Thay đổi thói quen sinh hoạt của con

Việc thay đổi thói quen sinh hoạt của con nên được thực hiện gồm:

  • Không để con ăn quá no, quá nhiều sát giờ ngủ. Tốt nhất, chỉ cho con uống thêm sữa hoặc bú vừa đủ cách giờ đi ngủ ít nhất là một tiếng. Điều này giúp hạn chế việc cơ thể bị kích thích dẫn tới ho và nôn trớ.

  • Vệ sinh môi trường sống, cơ thể trẻ, đặc biệt là phần mũi họng: Cha mẹ cần giữ cho nơi ở của con được sạch sẽ, tránh xa các tác nhân như khói bụi, lông thú, vụn vải, phấn hoa,... Đồng thời có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh phần họng, mũi cho con, nhất là những bé đang bị sổ mũi, tránh việc dịch nhầy chảy ngược vào họng.

  • Giữ ấm cơ thể con: Đặc biệt là vào mùa đông hoặc những khi giao mùa. Việc giữ cho cơ thể được ấm áp, nhất là phần cổ, bàn chân có thể hạn chế tình trạng bị ho. Đối với những ngày hè nóng bức, cha mẹ không nên để điều hòa quá thấp, không để gió từ quạt hay điều hòa chiếu thẳng vào vùng mặt, mũi, họng trẻ.

  • Cho con ăn, uống đồ ấm: Việc ăn uống đồ ấm có thể giúp đờm loãng ra đồng thời bảo vệ cổ họng.

Thực phẩm cũng là cách giúp nâng cao sức khỏe vùng mũi họng

Thực phẩm cũng là cách giúp nâng cao sức khỏe vùng mũi họng

Có thể thực hiện các mẹo dân gian

Với mục đích giảm ho, cha mẹ có thể thực hiện một số mẹo dân gian, chẳng hạn như: 

  • Dùng lá hẹ thái nhỏ hoặc quất xanh cắt đôi ra rồi trộn với đường phèn, đem chưng trong thời gian khoảng 15 tới 20 phút, sau đó, chắt lấy nước để cho trẻ uống.

  • Lá xương sông trộn với mật ong, đem hấp cách thủy trong khoảng thời gian từ 15 tới 20 phút. Sau đó, chắt nước này để cho trẻ uống.

3. Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt khi nào thì cần tới bác sĩ?

Đối với các trường hợp trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt do nguyên nhân dị ứng, cha mẹ có thể thực hiện một số cách như trên. Song, khi hiện tượng này không thuyên giảm, nên đưa con đi khám.

Đặc biệt, khi ho là biểu hiện liên quan tới bệnh lý hoặc kèm theo các dấu hiệu như: kéo dài, trẻ mệt mỏi, thường xuyên quấy khóc, nôn mửa, đờm xanh đặc hoặc lẫn máu, thở khò khè, tức ngực,... cha mẹ cần đưa có đi khám sớm.

Hiện tượng ho nhiều về đêm ở bé cần được xác định rõ nguyên nhân để khắc phục

Hiện tượng ho nhiều về đêm ở bé cần được xác định rõ nguyên nhân để khắc phục

Khi con bị ho dai dẳng, xuất hiện bất kỳ sự bất thường hay dấu hiệu nghi ngờ nào khác, cha mẹ có thể đưa con tới Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được bác sĩ chẩn đoán, điều trị. Các bậc phụ huynh cũng có thể gọi đến số 1900 56 56 56 để được hướng dẫn, tư vấn cụ thể và đặt lịch khám nhanh chóng.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh: Cách chăm sóc như thế nào?

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh không phải là một bệnh lý hiếm gặp. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng nếu bị chàm sữa, trẻ sẽ rất khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày cũng như quá trình phát triển toàn diện của con. Để giúp trẻ sớm thoát khỏi tình trạng chàm sữa, mẹ cần phải biết cách chăm sóc đúng cách và hiệu quả. 
Ngày 22/06/2023

3 bước hút mũi cho bé cha mẹ cần biết

Hút mũi cho bé là một trong những bước chăm sóc cơ bản, giúp bảo vệ trẻ trước các bệnh lý về đường hô hấp. Tuy nhiên, việc hút mũi nếu không làm đúng cách đôi khi còn gây tổn thương hoặc tác động xấu đến đường hô hấp của bé. Để giúp mẹ có thêm thông tin hữu ích, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách hút mũi an toàn và hiệu quả cho bé. 
Ngày 22/06/2023

Trẻ nổi mề đay: Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ nổi mề đay dẫn đến tình trạng phát ban đỏ gây ngứa ngáy khắp người và khó chịu, quấy khóc khiến không ít các bậc phụ huynh lo lắng. Nổi mề đay ở trẻ có nguy hiểm không? Tìm hiểu những nguyên nhân và biện pháp chữa trị hiệu quả sẽ giúp con sớm trở về cuộc sống bình thường. 
Ngày 22/06/2023

Trẻ biếng ăn - Truy tìm nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ biếng ăn luôn là vấn đề khiến các bậc phụ huynh phải trăn trở bởi điều này ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của con. Tìm hiểu những nguyên nhân khiến trẻ lười ăn sẽ giúp ba mẹ phần nào khắc phục được tình trạng này và có biện pháp giúp bé ăn ngoan, ăn khỏe hơn.
Ngày 22/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp