Nguy cơ trẻ bị gan nhiễm mỡ có thể khiến nhiều bậc phụ huynh quan tâm khi bệnh lý này có xu hướng trẻ hóa thay vì thường gặp phải ở đối tượng là người lớn, những người ở độ tuổi trung và cao tuổi. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là do đâu và cha mẹ cần phải làm gì.
04/07/2022 | Vì sao trẻ mắc gan nhiễm mỡ? Mẹ cần lưu ý gì trong quá trình chăm sóc con? 16/06/2022 | Chế độ ăn cho người gan nhiễm mỡ để kiểm soát bệnh hiệu quả 07/05/2022 | Gan nhiễm mỡ khi nào cần điều trị để tránh biến chứng?
1. Nguyên nhân khiến trẻ bị gan nhiễm mỡ là gì?
Gan nhiễm mỡ là tình trạng gan của người bệnh có quá nhiều mỡ tích tụ, chiếm đến 5-10% trọng lượng của gan so với khoảng từ 2 - 4% như ở người bình thường. Không giống như suy nghĩ của nhiều người là căn bệnh này chỉ xuất hiện ở người lớn, tình trạng trẻ bị gan nhiễm mỡ cũng rất đáng lưu tâm.
Có nhiều nguyên nhân gây ra gan nhiễm mỡ ở trẻ, trong đó có một số nguyên nhân phổ biến sau đây.
Thừa cân, béo phì
Tình trạng thừa cân và béo phì là một nguyên nhân phổ biến dẫn tới việc trẻ bị gan nhiễm mỡ với hầu hết trường hợp mắc bệnh xuất phát từ lý do này.
Trẻ em bước vào thời kỳ phát triển và tăng trưởng mạnh đồng thời cũng là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của mỡ. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ bị thừa cân, béo phì ngày càng tăng do không có một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, không kiểm soát được việc ăn nhiều loại thực phẩm ngọt, đồ ăn chiên rán. Đây chính là một lý do lý giải cho sự gia tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ ở trẻ.
Tình trạng thừa cân, béo phì là một nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh gan nhiễm mỡ ở trẻ
Yếu tố di truyền
Nhiều trẻ em bị gan nhiễm mỡ xuất phát từ yếu tố di truyền. Theo đó, yếu tố này tác động lớn đến các tổn thương ở gan, và cơ thể của một đứa trẻ bị gan nhiễm mỡ có thể có một vài loại gen nhạy cảm. Chúng gây nên những ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa mỡ trong cơ thể của bệnh nhi, làm xuất hiện tình trạng tích tụ nhiều mỡ hơn ở gan.
Do vậy, nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ của trẻ sẽ cao hơn khi cha mẹ chúng cũng bị béo phì hoặc bị gan nhiễm mỡ.
Ngộ độc thuốc
Trẻ bị gan nhiễm mỡ cũng có thể là do tình trạng ngộ độc thuốc gây ra. Cụ thể, khi trẻ sử dụng thuốc không đúng cách có thể gây hại tới gan, làm mỡ tồn đọng trong các tế bào của gan; do vậy, làm xuất hiện tình trạng gan nhiễm mỡ ở trẻ. Trong đó, có một số loại thuốc bao gồm carbon tetraclorid, tetracyclin, phosphor,...
Thực phẩm
Tình trạng gan nhiễm mỡ ở trẻ còn có thể có nguyên nhân từ các loại thực phẩm được tiêu thụ cho cơ thể. Theo đó, trẻ em thường thích ăn các loại thức ăn nhiều đường, nhiều chất bảo quản hoặc chất béo bão hòa. Chúng có thể làm rối loạn chuyển hóa mỡ trong gan và gây nên bệnh gan nhiễm mỡ.
Điều này do các chất này làm tỷ lệ của một số vi khuẩn (Gram âm) tăng lên, sinh ra các phân tử viêm nhiễm tại chỗ, lan ra các phân tử trong máu, mô mỡ,... làm tổn thương gan.
Các lựa chọn về thực phẩm cung cấp cho cơ thể cũng có thể là nguyên nhân sinh ra gan nhiễm ở trẻ
Một số bệnh lý mạn tính
Ngoài ra, một số bệnh lý mạn tính như nhiễm trùng huyết, đái tháo đường, lao phổi, tiêu chảy mạn tính, hội chứng thận hư,... cũng làm trẻ bị gan nhiễm mỡ. Lúc đó, lượng mỡ tích tụ toàn thân bị kích thích phân giải thành acid béo vận chuyển tới gan, nhưng gan lại không thể chuyển hết thành năng lượng. Từ đó, phần mỡ dư thừa sẽ lắng đọng trong gan, hình thành mỡ, sinh ra bệnh gan nhiễm mỡ.
2. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị gan nhiễm mỡ là gì?
Các dấu hiệu của bệnh gan nhiễm mỡ ở trẻ em tương đối khó phát hiện, cha mẹ có thể nhận biết trẻ bị gan nhiễm mỡ qua một số dấu hiệu sau:
-
Cân nặng vượt quá 20% so với mức tiêu chuẩn, nguy cơ trẻ bị béo phì, sinh ra gan nhiễm mỡ.
-
Trẻ bị đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng, mệt mỏi…
3. Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị gan nhiễm mỡ?
Khi nghi ngờ trẻ bị gan nhiễm mỡ, đầu tiên phải đưa trẻ đi thăm khám để đánh giá mức độ và định hướng nguyên nhân. Nếu nguyên nhân do di truyền hay bệnh mạn tính thì điều trị căn nguyên gốc. Hoặc do thừa cân béo phì thì cần điều chỉnh lại chế độ ăn và tập luyện hợp lý.
Tiến hành điều chỉnh lại chế độ ăn của trẻ
Khi trẻ bị gan nhiễm mỡ, cha mẹ cần tiến hành việc điều chỉnh lại chế độ ăn của con mình, nhất là trong trường hợp bệnh gan nhiễm mỡ ở trẻ là do trạng thái thừa cân và béo phì mà trẻ đang gặp phải.
Về việc này, các bậc phụ huynh cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ để xây dựng được một chế độ ăn khoa học cho trẻ.
Trong đó, có thể bổ sung các loại trái cây, rau xanh, vitamin, khoáng chất, cá, các thực phẩm có thể hỗ trợ giảm máu mỡ như cà chua, giá đỗ,... nhằm mục đích phục hồi các tổn thương ở gan. Đi kèm với đó, cần hạn chế trẻ ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, các loại bánh kẹo, nội tạng động vật,...
Điều chỉnh lại chế độ ăn để góp phần cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ ở trẻ
Tập luyện thể thao thường xuyên
Cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ tăng cường việc luyện tập thể thao bằng cách chơi các bộ môn phù hợp lứa tuổi như đạp xe, bơi lội, chạy bộ,... Điều này có thể giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, cũng như đốt cháy lượng mỡ thừa của cơ thể; từ đó, giảm thiểu nguy cơ bị béo phì, cải thiện được tình trạng gan nhiễm mỡ.
Tập luyện thể thao thường xuyên giúp hạn chế nguy cơ béo phì, cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ ở trẻ
Tạo thói quen ăn uống khoa học
Hình thành thói quen khoa học, ăn uống đúng giờ, đúng bữa và tránh việc ăn khuya là một phương pháp cha mẹ có thể thực hiện để góp phần tăng tính hiệu quả của việc điều trị tình trạng gan nhiễm mỡ ở trẻ.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ là một việc làm cần thiết khi trẻ bị gan nhiễm mỡ.
Thông qua đó, các bậc phụ huynh có thể nắm bắt được tình hình sức khỏe, tình trạng bệnh lý của con; đồng thời, bác sĩ và phụ huynh có thể tiến hành những thay đổi phù hợp trong phác đồ điều trị và chăm sóc tại nhà.
Do vậy, trong khi điều trị gan nhiễm mỡ ở trẻ, cha mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ đúng lịch tái khám và đảm bảo tuân thủ về loại thuốc và liều lượng sử dụng.
Hy vọng những thông tin về tình trạng trẻ bị gan nhiễm mỡ trong bài viết này đã giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc của mình.
Nếu vẫn còn băn khoăn về vấn đề gan nhiễm mỡ ở trẻ và cần được tư vấn, thăm khám, hoặc liên hệ xét nghiệm chẩn đoán gan nhiễm mỡ tại nhà, cha mẹ hãy gọi ngay đến số hotline 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được hỗ trợ.