Biểu hiện của bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ giai đoạn đầu thường khá giống với bệnh cúm ốm thông thường. Tuy nhiên bệnh có thể phát triển nhanh chóng, nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách.
08/09/2020 | Hướng dẫn cách phát hiện và chăm sóc trẻ mắc bệnh tay chân miệng 04/09/2020 | Những biến chứng không thể xem thường của bệnh tay chân miệng 04/09/2020 | Cẩm nang bỏ túi mọi điều cần biết về bệnh tay chân miệng
1. Các biểu hiện của bệnh tay chân miệng cần biết
bệnh tay chân miệng khiến trẻ bị sốt nhẹ từ 38 - 39 độ C, cơ thể mệt mỏi, đau cổ họng giống như bệnh cúm ốm thông thường. Tuy nhiên dấu hiệu nhận biết rõ nhất là sau khi sốt 1 - 2 ngày, trẻ sẽ bị nổi ban hồng và mụn nước trên da quanh miệng, bên trong má, lòng bàn tay bàn chân và có thể rộng hơn ở mông, xung quanh hậu môn.
Tay chân miệng có thể tiến triển nhanh chóng, nguy hiểm
Ngoài ra, 6 triệu chứng dưới đây cho thấy bệnh tay chân miệng ở trẻ đã diễn biến sang thể nặng với nguy cơ biến chứng cao, cần đưa trẻ tới khám và điều trị bác sĩ:
Có thể bạn quan tâm: dấu hiệu sớm của tay chân miệng ở trẻ nhỏ
1.1. Triệu chứng quấy khóc dai dẳng
Nhiều mẹ nghĩ rằng, việc sốt cao và mọc các nốt phát ban, mụn nước khiến trẻ đau đớn, quấy khóc. Tuy nhiên nếu tình trạng này nặng, trẻ quấy khóc nhiều suốt đêm hoặc chỉ ngủ được 15 - 20 phút rồi lại quấy khóc thì rất có thể virus đã gây nhiễm độc thần kinh. Đây chỉ là dấu hiệu sớm, biến chứng này sẽ còn nguy hiểm và gây những ảnh hưởng nặng nề hơn cho sức khỏe trẻ.
Trẻ quấy khóc dai dẳng là dấu hiệu bệnh tay chân miệng nặng
1.2. Triệu chứng sốt cao không hạ
Nếu trẻ bị bệnh tay chân miệng, điều trị hiệu quả sớm thì tình trạng sốt sẽ mau chóng biến mất. Tuy nhiên khi virus tấn công gây nhiễm độc thần kinh nặng¸ trẻ sốt cao liên tục trên 38,5 độ C, dù dùng thuốc Paracetamol cũng không hạ thì cần đưa trẻ đi khám y tế ngay. Cần can thiệp điều trị bằng thuốc hạ sốt liều cao cho trẻ dưới sự chăm sóc theo dõi của y bác sĩ.
1.3. Triệu chứng rối loạn ý thức
Rối loạn ý thức ở trẻ biểu hiện bằng việc trẻ bị ngủ gà, phản ứng chậm chạp, đi lại loạng choạng khó cân bằng. Cha mẹ cần theo dõi phát hiện sớm tình trạng này bởi đây rất có thể là biểu hiện báo hiệu huyết áp thấp, viêm não,… do virus tay chân miệng.
1.4. Triệu chứng giật mình
Biến chứng nhiễm độc thần kinh ở trẻ mắc bệnh tay chân miệng cũng gây ra triệu chứng giật mình tần suất lớn, tăng theo thời gian kể cả khi trẻ chơi, trẻ ngủ hoặc sinh hoạt.
1.5. Dấu hiệu tiểu ít
Đây là dấu hiệu sớm cho thấy bệnh tay chân miệng phát triển sang thể nặng. Đó là do virus gây bệnh gây tình trạng rối loạn huyết động, suy thận, tụt huyết áp, khiến lượng nước tiểu hàng ngày của trẻ giảm. Có thể quan sát và đánh giá tình trạng này bằng cách thu thập nước tiểu của trẻ và so sánh.
Trẻ khó thở cần được can thiệp hỗ trợ thở càng sớm càng tốt
1.6. Triệu chứng khó thở
Nếu trẻ xuất hiện triệu chứng khó thở như: Trẻ thở khó nhọc, cánh mũi phập phồng, thở nhanh hơn bình thường, có dấu hiệu co rút cơ hô hấp ở trẻ,… thì rất có thể bệnh có thể gây suy tim, rối loạn huyết động. Khó thở có thể khiến trẻ tử vong nếu không được can thiệp y tế kịp thời, hỗ trợ thở máy hoặc đặt nội khí quản.
Nhìn chung, phần lớn trẻ mắc bệnh tay chân miệng đều có triệu chứng nhẹ, diễn biến bệnh kéo dài 7 - 10 ngày là khỏi nếu chăm sóc điều trị tích cực. Tuy nhiên cũng có những trường hợp gặp phải biến chứng nguy hiểm, triệu chứng chuyển biến nhanh chỉ sau vài giờ.
Vì thế nếu xuất hiện bất cứ dấu hiệu nguy hiểm nào ở trên, cần đưa trẻ tới cơ sở y tế khám và can thiệp. Việc này giúp phòng ngừa các tình huống nguy hiểm như: Viêm não, viêm màng não, phù phổi cấp, viêm cơ tim, sốc dẫn tới tử vong.
2. Cách phân biệt bệnh chân tay miệng cảm sốt, cúm virus
Biểu hiện bệnh tay chân miệng có thể khiến các bậc cha mẹ dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác như cảm sốt, cúm virus, thủy đậu,… Đặc điểm bệnh lý khác nhau có thể khiến việc xử lý, điều trị sai cách, bệnh sẽ phát triển nặng và biến chứng nguy hiểm đe dọa. Vì thế phân biệt chẩn đoán bệnh chính xác vô cùng quan trọng.
Bệnh tay chân miệng gây những vết loét và mụn nước
Điểm giống nhau giữa các bệnh lý này là đều gây triệu chứng sốt cao, cơ thể mệt mỏi, trẻ biếng ăn, quấy khóc và đau họng. Thế nhưng bệnh Tay chân miệng lại gây xuất hiện những nốt phát ban, bọng nước rất đặc trưng ở 3 vùng cơ thể là: lòng bàn tay, lòng bàn chân và miệng (niêm mạc miệng, lưỡi, má trong,…).
Hơn nữa bệnh tay chân miệng ở trẻ thường diễn biến nhanh, nặng và dễ gây biến chứng nguy hiểm hơn, cần điều trị tích cực theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Ngoài ra, cha mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau hoặc các loại thuốc điều trị khác nếu chưa được chẩn đoán chính xác bệnh.
Cha mẹ cần hết sức lưu ý tránh nhầm chân tay miệng với bệnh khác
3. Nên đi khám chân tay miệng cho trẻ ở đâu?
Tuy là bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu không được theo dõi và chăm sóc đúng cách, bệnh có thể gây các biến chứng nghiêm trọng.
Khi nghi ngờ trẻ mắc bệnh, hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Một trong những địa chỉ tin cậy hiện nay là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Những ưu điểm của MEDLATEC mà ít cơ sở y tế nào sánh kịp như:
- Chuyên khoa Nhi với đội ngũ y bác sĩ nhiều năm trong nghề, tận tụy, coi bệnh nhi như người thân.
- Hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, góp phần hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh.
- Quy trình thủ tục nhanh gọn, tiết kiệm thời gian chờ đợi, tránh khiến bệnh nhi mệt mỏi, uể oải.
Nếu cần khám và điều trị tại Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Trên đây là thông tin về biểu hiện của bệnh tay chân miệng mà các chuyên gia y tế Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã tổng hợp. Hy vọng đã cung cấp những kiến thức bổ ích giúp các bậc phụ huynh chăm sóc sức khỏe cho trẻ tốt hơn.