Thông tin, kiến thức tổng quan về bệnh hen phế quản | Medlatec

Thông tin kiến thức tổng quan về bệnh hen phế quản

Các bệnh lý về đường hô hấp, đặc biệt hen phế quản luôn là mối đe dọa đến sức khỏe, khiến nhiều người phải bận tâm, lo lắng. Thông qua bài viết này, chúng tôi sẽ làm rõ về tình trạng bằng việc đưa ra những thông tin tổng quan về bệnh hen phế quản.


23/04/2021 | 3 yếu tố giúp phân biệt viêm phổi và viêm phế quản
16/04/2021 | Giãn phế quản ở người lớn: triệu chứng và phương pháp điều trị
11/12/2020 | Bé bị viêm phế quản thở khò khè có nguy hiểm không?

1. Tổng quan về bệnh hen phế quản và những tác động đến sức khỏe

Hen phế quản còn được biết đến với cái tên hen suyễn. Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, bệnh lý này là những tổn thương mạn tính tại cơ quan hô hấp do các yếu tố khác nhau, kèm theo các triệu chứng lâm sàng tắc nghẽn toàn bộ hay một phần đường thở. Bệnh nhân có thể phục hồi được giữa các cơn một cách tự nhiên hoặc nhờ tác dụng của thuốc.
Cũng theo số liệu của WHO (năm 2004), ước tính thế giới có khoảng 300 triệu người mắc phải bệnh lý này và đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Tỷ lệ tử vong cũng tăng theo với số người mắc bệnh.

tổng quan về bệnh hen phế quản

Tìm hiểu thông tin tổng quan về bệnh hen phế quản sẽ giúp bạn bổ sung nhiều kiến thức bổ ích về sức khỏe

2. Phân loại hen phế quản

Dựa theo các yếu tố nguy cơ gây bệnh, hen phế quản được phân loại thành 2 nhóm chính:

Hen phế quản do dị ứng

Trường hợp có nhiễm khuẩn

Dạng này chỉ những trường hợp mắc bệnh do các tác nhân gây hại từ môi trường xâm nhập vào cơ thể, có thể kể đến như:

  • Vi khuẩn: một số loại thường gặp nhất là Streptococcus Pyogenes, Streptococcus Pneumoniae,…

  • Virus: những loại virus này rất dễ xâm nhập qua đường hô hấp, điển hình là các loại virus Haemophilus Influenza, Parainfluenza,…

  • Nấm: các loại nấm mộc cũng có thể gây mắc hen phế quản như nấm Cladosporium, Alternaria,…

Trường hợp không có nhiễm khuẩn

Tác nhân gây bệnh không đến,… từ các virus hay vi khuẩn gây bệnh, mà nó đến từ các yếu tố khiến cơ thể xuất hiện những phản ứng mẫn cảm, chẳng hạn như:

  • Các yếu tố kích ứng trong không khí: một số trường hợp có cơ địa mẫn cảm có thể bị kích ứng bởi bụi bặm, lông áo len, chăn đệm, lông của các loài thú cưng. Ngoài ra, một số loài phấn hoa, cây cỏ cũng có thể gây ra những phản ứng quá mẫn.

  • Thực phẩm: thường gặp nhất là các loài hải sản như tôm, cua, cá ngừ, ốc, hến,… Một số loại thực phẩm từ động vật như sữa và các chế phẩm từ sữa (bơ, kem, phô mai,…), thịt gà, trứng,… cũng tiềm ẩn nguy cơ đối với những cơ địa mẫn cảm. Chưa hết, bạn cũng nên cẩn thận với các món ăn có nguồn gốc thực vật như dưa leo, hạt điều, óc chó, đậu phộng, đậu nành,…

  • Thuốc: các loại thuốc kháng viêm non steroid, kháng sinh như aspirin, penicillin,… cũng có thể gây ra cơn hen đối với những cơ địa mẫn cảm. Ngoài ra, một số chất phụ gia trong thực phẩm, mỹ phẩm, áo quần, chất tẩy rửa,… cũng có thể khiến bạn bị kích ứng.

Hen phế quản không do dị ứng

Ngoài do các tác động từ môi trường, bạn còn có nguy cơ mắc hen phế quản do những yếu tố như:

  • Vận động: làm việc hay vận động quá sức trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn, nhất là những người đã từng có tiền sử hen.

  • Di truyền: căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến tận ba đời thế hệ. Vì vậy, hãy cẩn thận lưu ý các vấn đề sức khỏe của bạn nếu có người họ hàng nào mắc phải căn bệnh này nhé.

  • Tâm lý: khi tâm trạng của bạn đột nhiên thay đổi với những xúc cảm mạnh như căng thẳng, sợ hãi, hay vui mừng,… đều có nguy cơ trở thành cơn hen.

  • Rối loạn nội tiết: thường gặp ở bệnh nhân suy tuyến thượng thận (Addison), nhiễm độc tuyến giáp. Ngoài ra, trong thời kỳ dậy thì, một số bé có thể được giảm triệu chứng hen hoặc khỏi hẳn.

Tùy vào mức độ tiến triển và tính chất nghiêm trọng của các triệu chứng biểu hiện trên bệnh nhân, hen phế quản được phân loại thành những mức độ như sau:

Phân loại mức độ dựa theo tính chất cơn hen

Phân loại mức độ dựa theo tính chất cơn hen

3. Triệu chứng nhận biết hen phế quản

Các dấu hiệu điển hình của bệnh chính là những cơn khó thở, co thắt lồng ngực, thở khò khè, có thể kèm theo một số biểu hiện khác như ho, khạc đàm, hắt hơi, chảy nước mũi,… Người bệnh mắc phải và lên cơn hen sẽ có những biểu hiện sau.

Tiền triệu

Cơn hen thường xuất hiện đột ngột nhất là khoảng thời gian từ đêm khuya đến rạng sáng,... Thông thường, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện sớm như ngứa mũi, chảy nước mũi và/hoặc nước mắt,… Tuy nhiên, những dấu hiệu và thời gian lên cơn còn tùy thuộc vào yếu tố cơ địa hoặc mức độ tiếp xúc với yếu tố dị nguyên.

Cơn hen phế quản

Sau các phản ứng tiền triệu là những cơn khó thở chậm ở thì ra, có thể dễ dàng nghe thấy tiếng khò khè, cò cử của bệnh nhân sau mỗi nhịp thở (thở như tiếng mèo kêu). Khi cơn khó thở tăng lên sẽ khiến bệnh nhân vã mồ hôi, giọng nói ngắt quãng, nặng nề hơn là tím môi và/hoặc đầu chi. Đồng thời, lồng ngực của bệnh nhân căng ra, các khoảng gian sườn giãn nở, co kéo hõm ức và các cơ hô hấp phụ nổi rõ.

Thông thường, mạch của bệnh nhân khi lên cơn có thể nhanh đến 120 - 130 lần/phút, huyết áp tăng, nhịp tim nhanh. Trường hợp nghiêm trọng, nhịp thở của bệnh nhân sẽ ngày càng chậm hơn, huyết áp tụt và ngừng hô hấp.

Hình ảnh so sánh tổng quan về bệnh hen phế quản: phế quản tắc nghẽn và không bị tắc nghẽn

Hình ảnh so sánh tổng quan về bệnh hen phế quản: phế quản tắc nghẽn và không bị tắc nghẽn

Cuối cơn hen

Sau giai đoạn lên cơn khó thở có thể kéo dài từ vài phút cho đến vài giờ, lúc này bệnh nhân sẽ ho khạc đàm. Việc ho rất khó khăn, đàm đặc quánh, xuất hiện nhiều hạt nhỏ như hạt trai. Biểu hiện này cho thấy cơn hen đã dừng.

Giai đoạn giữa các cơn

Bệnh nhân trong khoảng thời gian giữa các cơn thường không có triệu chứng gì. Các chỉ số dấu hiệu cho thấy bình thường. Tuy nhiên tình trạng phản ứng phế quản vẫn có thể tăng và xuất hiện lại cơn khó thở.

4. Một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra

Tình trạng bệnh tiến triển kéo dài, không được can thiệp sớm và điều trị với những biện pháp thích hợp, dẫn đến việc bệnh nhân có nguy cơ cao xuất hiện các biến chứng như:

Biến chứng cấp tính

  • Hen phế quản cấp nặng: diễn biến xấu khiến cho tri giác bệnh nhân lơ mơ, vật vã hoặc hôn mê. Còn có thể khiến huyết áp chậm, huyết áp tụt nhanh và cuối cùng là ngừng thở.

  • Tràn khí màng phổi: hay còn gọi là xẹp phổi do không khí xâm nhập và bị tích tụ tại khoang màng phổi.

  • Nhiễm khuẩn phế quản - phổi: nguyên nhân bởi các loại vi khuẩn, virus hoặc cả hai. 

Biến chứng mạn tính

  • Khí phế thũng: là tình trạng các phế nang bị căng giãn bởi những cơn hen khiến các phế nang bị phá hủy và không thể hồi phục. 

  • Suy hô hấp mạn: việc cơ thể không được cung cấp đủ lượng oxy cần thiết sẽ dẫn đến các cơn suy hô hấp nặng nề, nhất là các bệnh nhân đã mắc bệnh trong thời gian dài.

Ghi nhớ các kiến thức về bệnh hen phế quản sẽ giúp bạn chủ động phòng tránh và can thiệp kịp thời 

Ghi nhớ các kiến thức về bệnh hen phế quản sẽ giúp bạn chủ động phòng tránh và can thiệp kịp thời 

Mong rằng thông qua bài viết tổng quan về bệnh hen phế quản trên, bạn đọc được cung cấp thêm những thông tin bổ ích về căn bệnh này, cũng như biết chủ động ngăn ngừa các nguy cơ gây bệnh. Nếu cần biết thêm thông tin cũng như các biện pháp can thiệp, điều trị, hãy đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, liên lạc qua số điện thoại 1900.56.56.56.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hít thở sâu - Chìa khóa vàng cho cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày

Hiện nay thế giới ngày càng hiện đại, sôi động đòi hỏi con người luôn phải sống nhanh hơn, ngay cả trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Điều này khiến cho không ít người đã bỏ qua việc chăm sóc sức khỏe chủ động bằng những thói quen hàng ngày, đặc biệt là thói quen hít thở sâu. Hãy cùng tìm hiểu lợi ích của cách hít thở này nhé. 
Ngày 22/06/2023

Những biểu hiện của viêm phổi thùy và cách thức phòng tránh

Viêm phổi là một loại bệnh lý thường gặp. Bệnh được chia ra gồm có viêm phổi thùy và chứng phế quản phế viêm. Trong đó, bệnh viêm phổi thùy được đánh giá nhẹ hơn và hiệu quả điều trị cũng tốt hơn. Vậy viêm phổi thùy là gì? Những triệu chứng nhận biết của bệnh như thế nào? 
Ngày 21/06/2023

Phân độ suy hô hấp được phân chia như thế nào?

Suy hô hấp là một trong các dạng bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Suy hô hấp không chỉ có tác động xấu với sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy các phân độ suy hô hấp được chia như thế nào?
Ngày 21/06/2023

Phổi nằm ở đâu? Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của phổi

Tầm quan trọng của lá phổi đối với các hoạt động sống của cơ thể đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu khoa học. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rõ cấu tạo và nhiệm vụ của phổi cụ thể ra sao. Vậy phổi nằm ở đâu? Phổi có vai trò gì đối với cơ thể? Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ được tầm quan trọng của cơ quan này. 
Ngày 21/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp