Thiếu xương là gì và khác gì so với tình trạng loãng xương? | Medlatec

Thiếu xương là gì và khác gì so với tình trạng loãng xương?

Thiếu xương là tình trạng khối lượng xương của cơ thể thấp hơn so với bình thường và bệnh này dễ gây nhầm lẫn với bệnh loãng xương. Vậy thiếu xương và loãng xương khác nhau như thế nào, ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe ra sao?


13/05/2021 | Dấu hiệu gãy xương và phương pháp điều trị hiệu quả
06/05/2021 | Các dấu hiệu ung thư xương ở trẻ em và những điều cần biết
14/04/2021 | Vì sao đau xương khớp vào mùa lạnh và cách cải thiện hiệu quả

1. Thiếu xương là gì và khác gì so với loãng xương

Theo sự phát triển của hệ xương khớp, mật độ xương sẽ đạt mức cao nhất khi con người ở 35 tuổi. Mật độ xương là chỉ số đánh giá lượng khoáng chất có trong xương, từ đó có thể đánh giá mức độ cứng chắc, chịu lực của xương trong các hoạt động hàng ngày.

Để phân biệt thiếu xương và loãng xương, bác sĩ sẽ thực hiện đo mật độ xương BMD

Để phân biệt thiếu xương và loãng xương, bác sĩ sẽ thực hiện đo mật độ xương BMD

Khi bị thiếu xương, mật độ xương sẽ thấp hơn bình thường, là yếu tố nguy cơ dẫn đến loãng xương.

Loãng xương xảy ra khi khối lượng xương thiếu trầm trọng, kết hợp của sự thiếu hụt nhiều khoáng chất như Canxi, Magie, Vitamin D, Vitamin khác,… Khi loãng xương tiến triển nặng, bệnh nhân có thể bị còng lưng, giảm chiều cao, thường xuyên đau nhức và gù vẹo.

Để phân biệt thiếu xương và loãng xương cũng như đánh giá mức độ thiếu khoáng chất trong xương cụ thể, bác sĩ sẽ thực hiện đo mật độ xương BMD. Chỉ số này đánh giá mức canxi có trong xương, có thể thực hiện ở xương cổ tay, xương cột sống, xương hông, xương ngón tay hoặc ngón chân. 

2. Nguyên nhân gây thiếu xương

Thiếu xương chỉ là tình trạng ban đầu khi mật độ xương thấp hơn bình thường do sự thiếu hụt khoáng chất trong xương, nguyên nhân từ các yếu tố sau:

2.1. Nguyên nhân y tế

Các tình trạng sức khỏe hoặc bệnh lý không được điều trị tốt sau có thể kích hoạt tình trạng thiếu xương:

Người mắc bệnh cường giáp dễ bị thiếu xương hơn

Người mắc bệnh cường giáp dễ bị thiếu xương hơn

  • Tuyến giáp hoạt động quá mức, bệnh cường giáp.

  • Rối loạn ăn uống kể cả chán ăn, ít ăn lẫn cuồng ăn nhưng vẫn khiến cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho xương khỏe mạnh.

  • Xạ trị: Tia bức xạ sử dụng trong điều trị các bệnh ung thư có thể ảnh hưởng đến mật độ xương, nhất là khi tiếp xúc quá thường xuyên. Đặc thù một số công việc cũng khiến cơ thể tiếp xúc nhiều hơn với tia bức xạ dẫn tới thiếu xương.

  • Ảnh hưởng của một số loại thuốc làm giảm mật độ xương như: thuốc steroid (prednisone, hydrocortisone), thuốc chống động kinh (gabapentin, carbamazepine, phenytoin).

  • Bệnh celiac không được điều trị có thể khiến ruột non hoạt động không tốt nếu ăn thực phẩm chứa gluten, ảnh hưởng đến hấp thu khoáng chất.

2.2. Nguyên nhân do lối sống

Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, thói quen sống không tốt hay lười vận động, tập thể dục cũng đều là yếu tố nguy cơ dẫn tới chứng thiếu xương. Cụ thể bao gồm:

  • Chế độ ăn nghèo canxi hoặc cơ thể sản sinh kém Vitamin D do hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

  • Thói quen hút thuốc lá.

  • Lười vận động, lười tập thể dục.

  • Uống quá nhiều đồ có gas và bia rượu.

2.3. Yếu tố nguy cơ

Những người có càng nhiều yếu tố nguy cơ thì khả năng mắc chứng thiếu xương càng cao, nguy cơ tiến triển thành loãng xương cũng tăng hơn. Cụ thể các yếu tố nguy cơ bao gồm:

Phụ nữ có nguy cơ thiếu xương cao hơn nam giới

Phụ nữ có nguy cơ thiếu xương cao hơn nam giới

  • Người trên 50 tuổi bao gồm cả nam giới và nữ giới.

  • Lười vận động, tập thể dục.

  • Phụ nữ mãn kinh sớm hoặc từng cắt bỏ buồng trứng.

  • Chế độ ăn nghèo nàn, không khoa học, đặc biệt là thiếu canxi.

  • Uống nhiều caffein và rượu.

  • Hút thuốc hoặc các dạng khác của thuốc lá.

3. Tìm hiểu những dấu hiệu thiếu xương điển hình

Do mật độ xương chỉ giảm hơn mức bình thường, chưa gây vấn đề sức khỏe nào nên thiếu xương không gây triệu chứng gì. Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh liên quan hoặc đối tượng nguy cơ cao phát hiện mình bị thiếu xương do làm xét nghiệm đo mật độ xương.

Thiếu xương không gây triệu chứng gì nên khó để phát hiện

Thiếu xương không gây triệu chứng gì nên khó để phát hiện

Các đối tượng nguy cơ cao được chuyên gia khuyên nên kiểm tra mật độ xương thường xuyên là:

  • Phụ nữ trên 65 tuổi.

  • Phụ nữ dưới 65 tuổi nhưng đã mãn kinh, mãn kinh sớm hoặc có triệu chứng đau nhức lưng, thiếu canxi, xương yếu.

  • Phụ nữ đã mãn kinh và từng bị gãy xương do hoạt động bình thường.

Xét nghiệm đo mật độ xương có nhiều, song phổ biến nhất vẫn là phương pháp DEXA sử dụng tia X hai nguồn năng lượng và đo độ hấp thụ tia X của xương. Đo mật độ xương DEXA có thể thực hiện ở nhiều vị trí xương như: xương cổ tay, xương hông, xương gót chân, xương cột sống, xương cẳng chân, xương ngón tay,… 

Dựa trên kết quả đo mật độ xương, so sánh với mật độ xương của người 30 tuổi cùng chủng tộc và giới tính sẽ cho biết mật độ xương của bạn có đang thấp hay không.

Cụ thể, nếu kết quả:

  • Từ +1.0 đến -1.0 thì mật độ xương là bình thường.

  •  Từ -1.5 đến -2.5 thì mật độ xương thấp, hay còn gọi là chứng thiếu xương.

  • Từ -2.5 trở đi nghĩa là bạn đang bị loãng xương.

Nếu được chẩn đoán thiếu xương, thông thường bác sĩ sẽ gợi ý thực hiện đánh giá FRAX dựa trên kết quả đo mật độ xương cùng các yếu tố nguy cơ để phán đoán nguy cơ gãy xương quan trọng trong vòng 10 năm (xương cột sống, xương cẳng tay, xương vai, xương hông,…).

Kết quả FRAX sẽ giúp bác sĩ đưa ra biện pháp điều trị thích hợp, mục tiêu là ngăn ngừa tình trạng thiếu xương tiến triển thành loãng xương bệnh lý. Đa phần bệnh nhân được hướng dẫn thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục hợp lý, chủ yếu là bổ sung đủ Canxi và Vitamin D cho cơ thể từ thực phẩm hoặc thực phẩm chức năng.

Người bị thiếu xương cần tăng cường bổ sung Canxi và Vitamin D

Người bị thiếu xương cần tăng cường bổ sung Canxi và Vitamin D

Chỉ khi mật độ xương của bạn quá thấp, gần với mức loãng xương thì bác sĩ mới xem xét cho sử dụng thuốc kê đơn điều trị để ngăn ngừa nguy cơ loãng xương tiến triển. Các thuốc thường được sử dụng như: Alendronate, Risedronate, Ibandronate, Acid Zoledronic, Raloxifene,…

Như vậy, dấu hiệu thiếu xương thường không xuất hiện trừ khi tiến triển thành bệnh loãng xương và gây ra những vấn đề sức khỏe liên quan. Những đối tượng nguy cơ cao nên thường xuyên đo mật độ xương để phát hiện thiếu xương và có biện pháp phòng ngừa tiến triển thành loãng xương.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Đau cơ uống thuốc gì để giảm thiểu triệu chứng?

Đau cơ với nhiều mức độ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này tuy không gây ảnh hưởng quá nặng nề đến sức khỏe nhưng lại khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống. Thậm chí còn có những trường hợp bị đau cơ vượt ngoài khả năng chịu đựng của bệnh nhân thì cần phải khắc phục bằng thuốc. Vậy đau cơ uống thuốc gì để cải thiện triệu chứng? Mời bạn đọc cùng tham khảo thông tin dưới đây.
Ngày 09/06/2023

Loãng xương uống thuốc gì? Những lưu ý khi dùng thuốc loãng xương

Loãng xương là tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở những người trong độ tuổi trưởng thành, trung niên và phổ biến ở người cao tuổi. Để hạn chế tình trạng này thì thuốc điều trị loãng xương chính là mối quan tâm chung của nhiều người bệnh. Vậy bị loãng xương uống thuốc gì để cải thiện bệnh hiệu quả? Điều này sẽ được bật mí qua những thông tin dưới đây!
Ngày 05/06/2023

Cột sống lưng và một số bệnh lý thường gặp

Cột sống lưng hay xương cột sống có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể người. Những thông tin về giải phẫu xương cột sống cũng như chủ động tìm hiểu về các bệnh lý thường gặp trên bộ phận này là một cách hữu hiệu để phòng ngừa và tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân. 
Ngày 16/05/2023

Thuốc giảm đau xương khớp có mấy loại?

Thuốc giảm đau xương khớp được ứng dụng phổ biến trong việc kiểm soát các cơn đau và cải thiện các bệnh lý về xương khớp. Có nhiều nhóm thuốc giảm đau xương khớp và mỗi nhóm lại có tác dụng khác nhau. Tuy nhiên nếu không dùng các thuốc này đúng cách và sai liều, rất có thể chúng sẽ gây ra nhiều phản ứng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Ngày 12/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp