Thiếu xương là gì? những đối tượng nào dễ gặp tình trạng thiếu xương? Đây chắc hẳn là băn khoăn của không ít người và bài viết dưới đây của MEDLATEC sẽ giúp làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến chứng thiếu xương.
09/08/2021 | Xương bị vôi hóa: nguyên nhân và phương pháp điều trị 06/08/2021 | Đau xương mu khớp háng: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị 05/08/2021 | Giải đáp băn khoăn: khi vặn người xương sống kêu, có sao không
1. Thiếu xương là gì?
Thiếu xương là một tình trạng giảm mật độ xương do khối lượng xương bị giảm thấp hơn so với mức độ bình thường, khiến cho cấu trúc xương càng ngày càng xốp, lâu dần dẫn đến loãng xương.
Người ta dựa vào các thang điểm T-Score hoặc Z-Score để đánh giá mức độ thiếu xương.
Hiện tượng thiếu xương thường gặp nữ nhiều hơn ở nam và thường gặp ở những người 50 tuổi trở lên.
Thiếu xương chưa phải là loãng xương nhưng là một tình trạng có nguy cơ rất cao dẫn đến loãng xương.
2. Nguyên nhân gây ra thiếu xương là gì?
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu xương, như:
-
Các tình trạng bệnh lý mạn tính và việc điều trị bệnh có thể gây ra tình trạng thiếu xương;
-
Việc thiếu dinh dưỡng do ăn uống kém cũng dẫn đến không đủ chất để tạo xương;
-
Các bệnh lý đường tiêu hóa như bệnh Celiac khiến cho việc hấp thụ chất tại ruột non kém dẫn đến việc thiếu xương;
-
Bệnh lý cường tuyến giáp;
-
Các bệnh nhân phải điều trị bằng hóa xạ trị;
-
Các thuốc điều trị như Corticoid, các thuốc chống động kinh cũng gây thiếu xương;
-
Những người lười vận động, hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu bia hay đồ uống có gas cũng có thể xuất hiện tình trạng thiếu xương.
3. Đối tượng nguy cơ thiếu xương
Những đối tượng có nguy cơ cao bị thiếu xương:
3.1 Về giới:
Nữ giới có tỉ lệ thiếu xương cao hơn nam giới do có khối lượng xương thấp hơn. Mặt khác, ở tuổi mãn kinh hoặc do sinh đẻ nhiều, phụ nữ cũng bị mất đi khối lượng xương lớn vì sự suy giảm estrogen và giảm hấp thu calci.
Nữ giới có nguy cơ bị thiếu xương cao hơn nam giới
Tùy từng cơ địa mà tốc độ mất xương sẽ khác nhau. Tốc độ này cũng khác nhau do từng loại xương: xương cứng bị mất lâu hơn xương xốp. Và vị trí của xương cũng có sự mất xương khác nhau: Xương đùi bị mất xương muộn hơn các xương nhỏ như cổ tay hay đốt sống.
3.2 Về độ tuổi:
Nguy cơ thiếu xương càng cao khi con người càng lớn tuổi. Đó là do sự tổng hợp kém gây thiếu hụt Vitamin D và hấp thu calci giảm. Vì vậy mỗi năm những người trên 50 tuổi ở cả hai giới mất đi khoảng 5% khối lượng xương.
3.3 Về bệnh tật
Những người cường giáp, cường tuyến cận giáp, suy tuyến thượng thận, đái tháo đường, bệnh thận mạn tính, bệnh đường tiêu hóa mạn tính,... cũng gây ra sự thiếu xương. Ngoài ra những người thường xuyên sử dụng các thuốc Corticoid, thuốc tim mạch hay thuốc chống động kinh cũng làm tăng sự thiếu xương.
Đặc biệt, những người mắc bệnh béo phì cũng là một trong những đối tượng có nguy cơ cao bị thiếu xương do các vấn đề rối loạn chuyển hóa có thể gặp phải.
4. Những yếu tố làm gia tăng mức độ thiếu xương:
-
Những người có cơ địa khung xương nhỏ hoặc xương mỏng manh;
-
Những người có hội chứng kém hấp thu;
-
Những người nghiện thuốc lá, nghiện rượu;
-
Lười vận động, ít thể dục thể thao.
5. Thiếu xương có nguy hiểm không?
Thiếu xương có thể gây ra những hậu quả nặng nề nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đó là:
-
Hiện tượng rạn xương hoặc nứt xương, thậm chí gãy xương. Do xương bị xốp và yếu nên sức chịu đựng của xương cũng kém hơn bình thường, vì vậy rất dễ bị tổn thương khi chịu lực tác động vật lý thông thường;
-
Tình trạng gù, vẹo, còng lưng,... cũng có thể xảy ra do nền xương kém chắc chắn dẫn đến việc xương cột sống có thể bị biến dạng do chịu trọng lực của cơ thể, nhất là việc sai tư thế trong thời gian dài;
Nền xương kém chắc gây nên hiện tượng gù vẹo lưng
-
Các trường hợp bị nứt xương, gãy xương, phải cố định xương lâu dài cũng có nguy cơ dẫn đến các bệnh lý tim mạch, hô hấp;
-
Việc thiếu xương cũng có thể gây ra các vấn đề thoái hóa, loãng xương, hoặc gây thoát vị đĩa đệm, khiến cho bệnh nhân phải chịu nhiều đau đớn.
6. Các biện pháp chẩn đoán thiếu xương là gì?
Để chẩn đoán thiếu xương, bác sĩ sẽ sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như:
-
Đo mật độ xương: Phương pháp này sẽ giúp bác sĩ đánh giá được mật độ xương của người bệnh, thường được chỉ định cho những phụ nữ trên tuổi, hoặc những phụ nữ dưới 65 tuổi đã mãn kinh và có nhiều yếu tố nguy cơ hoặc có tiền sử gãy xương hoặc đang sử dụng thuốc làm tăng nguy cơ loãng xương;
-
Xét nghiệm DEXA: Đây là phương pháp phổ biến để đo mật độ xương bằng việc đo độ hấp thu tia X-quang với 2 nguồn năng lượng. Kỹ thuật này thường được sử dụng để đo mật độ xương gót chân, cẳng chân, cột sống, xương chậu, cổ tay,... Kết quả đo của bạn sẽ được so sánh cùng mật độ xương trung bình của một người cùng giới và cùng chủng tộc ở độ tuổi 30.
-
Từ 1,0 đến - 1.0: Nghĩa là mật độ xương của bạn bình thường.
-
Từ -1,5 đến - 2,5: điều này phản ánh bạn đang có tình trạng thiếu xương
-
Từ - 2,5 trở đi nghĩa là bạn bị loãng xương
7. Các biện pháp điều trị thiếu xương là gì?
Điều trị thiếu xương là cực kỳ quan trọng để ngăn chặn tình trạng nó tiến triển thành loãng xương. Việc điều trị thiếu xương là sự kết hợp giữa chế độ dinh dưỡng và điều trị bằng thuốc
7.1 Chế độ dinh dưỡng trong điều trị thiếu xương
Là một phần cực kỳ quan trọng giúp cải thiện chất lượng xương và giảm thiểu tình trạng mất xương. Người bệnh cần bổ sung đầy đủ Vitamin D và Canxi qua việc bổ sung:
-
Sữa và các sản phẩm từ sữa ít béo hoặc tách béo;
-
Các thực phẩm họ cải;
-
Các loại đậu;
-
Các loại cá giàu canxi và Omega 3 như cá hồi, cá mòi;
Nước ép trái cây giúp cải thiện chất lượng xương
-
Trứng;
-
Nước ép trái cây;
-
Một số loại thực phẩm chức năng có chứa Vitamin D và Canxi;
-
Tuyệt đối không hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích, rượu bia và đồ uống có gas.
7.2 Chế độ thuốc trong điều trị thiếu xương
Các thuốc sẽ được bác sĩ chỉ định trong điều trị thiếu xương nếu cần thiết, như: Alendronate, Ibandronate, Raloxifene, Risedronate, Axit zoledronic,...
Cần lưu ý rằng bệnh nhân thiếu xương cần tuyệt đối tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ về điều trị bằng thuốc, không tự ý uống thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ nhằm tránh tác dụng phụ hoặc phản ứng thuốc.
8. Phòng ngừa thiếu xương
Để phòng ngừa thiếu xương, chúng ta cần ghi nhớ những lưu ý sau:
-
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, có đầy đủ vitamin và khoáng chất thiết yếu, nhất là Vitamin D và Canxi;
-
Tập luyện thể dục, thể thao hàng ngày;
-
Hạn chế tối đa rượu bia, cà phê, các chất có cồn và có gas;
-
Không hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích;
-
Kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm, chú ý đo loãng xương ở những người trên 50 tuổi hoặc có yếu tố nguy cơ cao;
-
Bổ sung các thực phẩm chức năng giàu vitamin D và canxi hàng ngày.
Tại bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, có rất nhiều trường hợp thiếu xương đã được thăm khám và phát hiện kịp thời bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm và các chuyên gia đầu ngành. Để được tư vấn trực tiếp miễn phí cũng như đặt lịch nhanh chóng, các bạn hãy gọi đến tổng đài 1900565656 để được hỗ trợ.