Tình trạng loãng xương gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sinh hoạt cá nhân cũng như tình hình sức khỏe người bệnh. Không ít trường hợp bệnh nhân bị loãng xương nhưng không phát hiện ra để điều trị đã dẫn tới tình trạng gãy xương. Vậy làm thế nào để chẩn đoán bệnh loãng xương?
05/06/2021 | Những nguyên nhân gây bệnh loãng xương ít ngờ đến 25/05/2021 | Thiếu xương là gì và khác gì so với tình trạng loãng xương? 12/12/2020 | Sức khỏe xương khớp: Bị loãng xương nên ăn gì để cải thiện?
1. Tìm hiểu về bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương được hiểu là tình trạng mất chất nền xương (bone matrix), một số đơn vị thể tích xương bị giảm trong khi đó phần xốp của xương lại tăng. Hiện tượng này thường xuất hiện do sự suy giảm một lượng lớn calci và các tổ hợp protein có trong xương. Nguy cơ người bệnh bị gãy xương là rất cao bởi sức khỏe của xương phải dựa vào chất lượng của xương và sự toàn vẹn về khối lượng xương.
-
Khối lượng xương sẽ được biểu hiện dựa trên 2 yếu tố: Khối lượng xương (Bone Mass Content - BMC) và mật độ khoáng chất của xương (Bone Mineral Density - BMD).
-
Chất lượng xương được đánh giá trên các chỉ số về: Thể tích xương, chu chuyển xương và vi cấu trúc của xương.
Để việc chẩn đoán bệnh loãng xương dễ dàng và có kết quả chính xác hơn thì cần phải tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh. Cơ chế hoạt động một cách bình thường của xương khi có sự cân bằng giữa quá trình tạo xương và quá trình hủy xương. Tuy vậy, trong một số trường hợp quá trình hủy xương vẫn diễn ra bình thường nhưng quá trình tạo các tế bào xương mới lại bị suy giảm, dẫn tới bệnh loãng xương.
Bên cạnh đó, cũng có những yếu tố khác có thể là nguyên nhân đẩy mạnh tình trạng loãng xương như:
-
Mắc phải các chứng bệnh có liên quan đến việc hấp thu và đào thải canxi: Bệnh thận nghiêm trọng, bệnh nội tiết hoặc do hậu quả của việc lạm dụng thuốc corticoid;
-
Đối tượng người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn rất nhiều bởi khả năng hấp thụ canxi đã kém;
-
Phụ nữ ở độ tuổi hậu mãn kinh thường có nguy cơ bị loãng xương do lượng estrogen bị giảm đột ngột;
-
Có thể bị di truyền;
-
Chế độ ăn uống không khoa học gây thiếu chất, đồng thời lười vận động hoặc do bệnh tật không thể di chuyển nên cơ thể khó hấp thụ trọn vẹn các chất dinh dưỡng;
-
Sử dụng các loại chất kích thích hoặc các đồ uống có chứa cồn, cafein nhiều sẽ khiến thận phải hoạt động quá tải, đào thải quá nhiều canxi trong khi hệ tiêu hóa lại hấp thụ canxi kém.
Sử dụng quá nhiều rượu bia và các chất kích thích khác sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn bình thường
Một số triệu chứng điển hình có thể phát hiện ra bệnh loãng xương là:
-
Đau nhức các vùng xương: đặc biệt xuất hiện các cơn đau nhiều ở vùng xương lưng, cột sống và ngực;
-
Đôi lúc bị khó thở, cơ thể mệt mỏi;
-
Hệ tiêu hóa gặp vấn đề trong việc hấp thụ.
2. Các biện pháp chẩn đoán bệnh loãng xương
Trước khi thực hiện các biện pháp đo lường hay xét nghiệm nhằm xác định tình trạng loãng xương thì các bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng trước. Tìm hiểu các nguyên nhân gây bệnh có thể xảy ra, xác định các triệu chứng bệnh xem có triệu chứng nào bất thường hoặc quá nghiêm trọng, xác định tiền sử gãy xương,...
Các biện pháp chẩn đoán bệnh loãng xương:
-
Chụp X-quang quy ước nhằm xác định các vị trí xương có nguy cơ biến dạng;
-
Đo khối lượng xương và khối lượng các nhóm xương ngoại vi;
-
Có thể kết hợp chụp cộng hưởng từ MRI hoặc chụp CT scan nhằm tìm hiểu kỹ hơn về các biến chứng dị tật hoặc biến dạng khung xương;
-
Trường hợp người bệnh thuộc nhóm phụ nữ thời kỳ sau mãn kinh thì sẽ được đánh giá khả năng loãng xương bằng chỉ số OSTA (Osteoporosis Self-Assessment Tool for Asians index);
-
Có thể áp dụng phương pháp IOF (International Osteoporosis Foundation) để xác định nguy cơ loãng xương;
-
Đánh giá nguy cơ loãng xương dựa vào phương pháp đo mật độ xương BMD (tiêu chuẩn vàng) theo tổ chức y tế thế giới WHO.
Bảng một số câu hỏi thường được sử dụng cho những bệnh nhân nghi ngờ bị loãng xương
Phương pháp đo mật độ xương BMD sẽ cho ra các chỉ số T score, dựa vào chỉ số T score sẽ có thể xác định mức độ loãng xương của bệnh nhân ở giai đoạn nào:
-
Xương được đánh giá khỏe mạnh khi có chỉ số T score - 1SD trở lên;
-
Tình trạng thiếu xương: T score - 1SD đến - 2,5SD;
-
Tình trạng chẩn đoán loãng xương khi: T score dưới - 2,5SD;
-
Tình trạng bệnh nhân đã bị loãng xương nghiêm trọng: T score dưới - 2,5SD đồng thời xuất hiện gãy xương hoặc có tiền sử gãy xương.
Để có kết quả điều trị bệnh loãng xương tốt đòi hỏi phải kết hợp nhiều cách thức khác nhau từ việc điều trị các bệnh lý có ảnh hưởng, điều trị các triệu chứng mà bệnh gây ra và thiết lập các chế độ ăn uống, luyện tập thể dục thể thao phù hợp với cơ trạng từng người.
Bên cạnh đó, mỗi cá nhân dù đã có nguy cơ bị loãng xương hoặc chưa có triệu chứng bệnh gì thì cũng cần thực hiện các biện pháp sau nhằm phòng ngừa bệnh tình:
-
Hạn chế tối đa việc uống quá nhiều rượu bia, các đồ uống có chứa hàm lượng cafein cao;
-
Không hút thuốc lá, thuốc lào và các chất cấm khác nhằm giảm nguy cơ loãng xương và các bệnh lý khác;
-
Thiết lập chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt không được thiếu các loại thực phẩm chứa nhiều canxi, phospho và các loại thức ăn giàu protein;
-
Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao phù hợp với cơ trạng để giúp xương khớp chắc khỏe đồng thời nâng cao sức đề kháng. Trường hợp người bệnh đang gặp một số vấn đề về bệnh lý không thể di chuyển nhiều thì cũng nên tập các bài tập nhẹ nhàng tại chỗ;
-
Trường hợp bệnh nhân đang sử dụng corticoid để điều trị bệnh cần được các bác sĩ có chuyên môn chỉ định và kiểm tra nguy cơ loãng xương do lạm dụng thuốc.
Chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao cũng sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương
Quý bạn đọc cần thêm thông tin hữu ích để ngăn ngừa bệnh loãng xương hoặc đang có nghi ngờ bị loãng xương thì hãy liên hệ ngay tới bệnh viện MEDLATEC để được hỗ trợ tốt nhất. Bệnh viện cung cấp mọi thiết bị y tế hiện đại nhất cùng với sự tận tâm của các y bác sĩ có chuyên môn cao, quý bạn đọc hoàn toàn có thể tin tưởng đến viện thăm khám. Số tổng đài liên hệ với bệnh viện là 1900565656.