Các dấu hiệu ung thư xương ở trẻ em và những điều cần biết | Medlatec

Các dấu hiệu ung thư xương ở trẻ em và những điều cần biết

Đau nhức xương, gãy xương khi ngã nhẹ,… có thể là một trong những dấu hiệu ung thư xương ở trẻ em. Nhiều ông bố, bà mẹ thường bỏ qua các dấu hiệu này mà không biết con mình đã mắc phải căn bệnh nguy hiểm. Vì vậy, thông qua bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn nhận biết sớm tình trạng để có hướng chữa trị hiệu quả.


09/04/2021 | Đau khớp gối, đi khám ra ung thư xương
02/12/2020 | Bệnh ung thư xương - Những thông tin cơ bản cần biết
21/10/2020 | Cùng tìm hiểu các phương pháp phát hiện sớm ung thư xương

1. Tìm hiểu về bệnh ung thư xương ở trẻ em là gì?

Ung thư xương là căn bệnh hiếm gặp, thường xảy ra vào thời điểm xương và sụn xương trưởng thành. Ngay tại vỏ xương hoặc vùng trung tâm của xương, các tế bào đột biến gen bắt đầu phát triển bất thường. Sau một thời gian, chúng hình thành nên khối u làm hủy hoại tất cả vùng xương ở nơi lưu trú. Trong đó xương bả vai, xương chậu và hai đầu xương chi dưới gần khớp gối là các vị trí xương dễ bị phá hủy nhất.

Không chỉ vậy, các khối u còn gây tổn thương các mô xung quanh. Vì vậy khi mắc bệnh, khả năng vận động của trẻ sẽ giảm xuống. Trong trường hợp nặng hơn, trẻ có thể bị cắt cụt chi dẫn đến tàn phế.

Xương bả vai, hai đầu xương chi dưới gần khớp gối là các vị trí xương dễ bị các tế bào ung thư phá hủy nhất

Xương bả vai, hai đầu xương chi dưới gần khớp gối là các vị trí xương dễ bị các tế bào ung thư phá hủy nhất

Nguyên nhân gây bệnh ung thư xương ở trẻ em:

Trẻ em và thanh thiếu niên là hai lứa tuổi dễ mắc bệnh ung thư xương nhất. Cho đến nay, nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được chẩn đoán chính xác. Dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành các khối u bất thường trong xương:

  • Di truyền: Một số ít trẻ mắc bệnh có thể do đột biến gen hoặc tiền sử gia đình có người bị ung thư xương.

  • Bức xạ: Radium, Stronti,… là các chất phóng xạ tích lũy trong xương. Khi tiếp xúc với những chất này, trẻ rất dễ bị ung thư xương. Đồng thời, nếu trẻ thường xuyên tiếp xúc với các tia bức xạ mang năng lượng cao như: tia X thì nguy cơ mắc bệnh cũng tăng lên.

  • Trẻ có nhiều khối u trong sụn, là mô liên kết trong xương,…

2. Những dấu hiệu ung thư xương ở trẻ em

Dấu hiệu ung thư xương ở trẻ em thường không rõ ràng nên bố mẹ dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác. Nếu không chữa trị kịp thời, các tế bào ung thư xương sẽ di căn sang các vùng xương khác, từ đó làm suy giảm chức năng của xương, ảnh hưởng đến việc đi lại của trẻ. Vì vậy, để phát hiện sớm bệnh ung thư xương ở trẻ, bố mẹ nên nắm vững những dấu hiệu dưới đây:

Đau nhức xương:

Đau nhức xương là một trong những dấu hiệu ung thư xương ở trẻ em. Ban đầu, cơn đau thường nhẹ và ngắt quãng. Đến khi bệnh tiến triển nặng, cơn đau sẽ xuất hiện liên tục, với mức độ tăng dần. Lúc này trẻ sẽ luôn kêu la vì đau nhức.

Vào ban đêm, mặc dù cơ bắp đã được nghỉ ngơi nhưng cơn đau vẫn không thuyên giảm. Cảm giác đau nhức, khó chịu khiến trẻ không thể ngủ được. Khi vận động, cơn đau sẽ trở nên dữ dội hơn. Do đó, việc đi lại cũng gặp nhiều khó khăn nếu khối u nằm ở chân.

Đau nhức xương ở trẻ có thể bị nhầm lẫn với các biểu hiện của sự phát triển xương lúc dậy thì. Vì vậy, nếu cơn đau ngày càng có xu hướng kéo dài, bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám.

Trẻ cảm thấy khó chịu vì đau nhức xương

Trẻ cảm thấy khó chịu vì đau nhức xương

Sưng to bất thường tại vùng da gần xương nổi u:

Các khối u làm biến dạng và phá hủy cấu trúc của xương. Đồng thời, chúng lan rộng sang các mô tổ chức xung quanh khiến vùng da gần phần xương nổi u bị sưng đỏ. Khi khối u phát triển đến một kích thước nhất định, bạn có thể sờ nắn và cảm nhận được sự ấm nóng, căng hoặc mềm do máu tụ. Tuy nhiên, đối với các khối u nằm sâu trong mô thịt thì rất khó phát hiện bằng cách này.

Ngoài ra, khối u còn gây ra các cơn đau nhức xương. Vì vậy, bố mẹ không nên bỏ qua dấu hiệu ung thư xương ở trẻ em đó là: vùng da gần xương bị sưng to bất thường.

Giảm khả năng vận động:

Các khối u sẽ tác động đến phần khớp xương gần nó nhất. Theo thời gian, các hoạt động của khớp sẽ trở nên khó khăn, từ đó làm giảm khả năng vận động của các chi.

Trong trường hợp khối u nằm ở phần xương sống thì các dây chằng tại đây phải chịu một lực ép lớn. Lúc này, sự linh hoạt của các chi sẽ ngày càng yếu đi, nặng hơn là bị tê liệt toàn bộ chi này. Do đó, khi thấy con mình đi lại bất thường bố mẹ nên đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân, vì có thể đây là dấu hiệu ung thư xương ở trẻ em.

Khi bị bệnh, trẻ thường gặp khó khăn trong việc đi lại, nặng hơn là bị liệt

Khi bị bệnh, trẻ thường gặp khó khăn trong việc đi lại, nặng hơn là bị liệt 

Thường xuyên gãy xương:

Khi chơi đùa, chỉ cần ngã nhẹ thì trẻ đã bị gãy xương. Đa số các bố mẹ đều cho rằng, đây là hiện tượng gãy xương thông thường do trẻ nghịch ngợm. Tuy nhiên, hiện tượng này có thể là một trong những dấu hiệu ung thư xương ở trẻ em mà bạn không biết.

Các tế bào ung thư phá hủy cấu tạo và làm suy yếu chức năng của xương. Khi cấu trúc không còn vững chắc, thì chỉ một tác động nhẹ đã có thể khiến xương bị biến dạng hoặc gãy hoàn toàn. Khả năng chống chịu ngoại lực của xương sẽ ngày càng giảm đi. Vì vậy, trẻ thường xuyên bị gãy xương khi ngã. Không chỉ vậy, thời gian xương gãy lành lại cũng rất lâu.

Trẻ thường xuyên bị gãy xương khi ngã là dấu hiệu của ung thư xương ở trẻ em

Trẻ thường xuyên bị gãy xương khi ngã là dấu hiệu của ung thư xương

Các dấu hiệu khác:

Ngoài những dấu hiệu ung thư xương ở trẻ em điển hình như trên, trẻ còn xuất hiện các biểu hiện toàn thân khác như: cơ thể mệt mỏi, sút cân nhanh, sốt cao, thường xuyên ra mồ hôi trộm,…

3. Cách chữa trị bệnh ung thư xương ở trẻ em

Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường của ung thư xương, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám kịp thời, tránh trường hợp bệnh diễn biến phức tạp. Tùy thuộc vào vị trí, kích thước của khối u và tình trạng sức khỏe của trẻ mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.

Bố mẹ có thể áp dụng một trong những cách chữa trị ung thư xương phổ biến như:

  • Hóa trị: Bác sĩ sẽ sử dụng các hóa chất và thuốc đặc trị để tiêu diệt các tế bào ung thư. Hóa trị có tác dụng thu nhỏ kích thước của khối u. Vì vậy, trước khi thực hiện phẫu thuật bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp này để loại bỏ khối u dễ dàng hơn.

  • Phẫu thuật: Bằng các kỹ thuật ngoại khoa, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ khối u và các mô xung quanh nó. Nếu khối u nằm ở vị trí không thể cắt bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật thì cắt cụt chi chính là cách điều trị hiệu quả nhất.

  • Xạ trị: Là phương pháp sử dụng các tia mang năng lượng cao như tia X để kiểm soát và ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Tuy nhiên, phương pháp này có thể để lại nhiều biến chứng cho trẻ.

Bác sĩ tiến hành cắt bỏ khối u bằng các kỹ thuật ngoại khoa

Bác sĩ tiến hành cắt bỏ khối u bằng các kỹ thuật ngoại khoa

Các tế bào ung thư xương có tốc độ phát triển rất nhanh. Vì vậy, bố mẹ nên tìm gặp bác sĩ để có cách chữa trị kịp thời khi phát hiện con mình có những dấu hiệu ung thư xương ở trẻ em. Ngoài những phương pháp điều trị mà bài viết vừa chia sẻ, bố mẹ nên giúp trẻ thiết lập một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi, vitamin,... và duy trì thói quen tập thể dục ở mức độ nhẹ nhàng để bệnh không tiến triển nặng hơn.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Vai trò của xạ trị đối với ung thư tiền liệt tuyến

Xạ trị đối với ung thư tiền liệt tuyến đóng một vai trò quan trọng, có tác dụng tiêu diệt hoặc ngăn ngừa quá trình phân chia, phát triển của khối u ác tính. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về tầm quan trọng của xạ trị trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt.
Ngày 22/06/2023

Những điều cần biết về ung thư thanh quản

Ung thư thanh quản là một căn bệnh nguy hiểm và đáng lo ngại. Bài viết này sẽ chỉ ra nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp chẩn đoán ung thư thanh quản, giúp bạn có thể nhận biết và đối phó với căn bệnh này.
Ngày 21/06/2023

Cách tiếp cận chẩn đoán và điều trị U lympho không Hodgkin

U lympho là một dạng ung thư hệ thống lympho và việc tiếp cận điều trị U lympho không Hodgkin đòi hỏi một chiến lược toàn diện và cẩn thận. Bài viết sau cung cấp các thông tin về căn bệnh này và đưa ra một số phương pháp tiếp cận điều trị thường được áp dụng trong quá trình chăm sóc bệnh nhân U lympho không Hodgkin.
Ngày 21/06/2023

Tìm hiểu chung về ung thư hắc tố

Ung thư hắc tố là bệnh ung thư có nguồn gốc từ tế bào hắc tố melanocytes. Bài viết sau cung cấp định nghĩa về ung thư hắc tố, những nguyên nhân gây ra bệnh và các triệu chứng thường xuất hiện. Hiểu rõ về căn bệnh này sẽ giúp bạn nhận biết và xử lý kịp thời bệnh, từ đó tăng cơ hội điều trị thành công.
Ngày 21/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp