Thiếu hồng cầu có nguy hiểm không và các vấn đề liên quan | Medlatec

Thiếu hồng cầu có nguy hiểm không và các vấn đề liên quan

Hồng cầu là tế bào máu lớn và phổ biến nhất trong dòng máu, có vai trò quan trọng là cung cấp oxy nuôi dưỡng từ phổi theo dòng máu đến các mô trong cơ thể. Cơ thể tự tạo ra lượng hồng cầu phù hợp với nhu cầu cơ thể và có chu trình tự chết đi liên tục. Tuy nhiên khi vấn đề xảy ra ở quá trình tạo hồng cầu, cơ thể có thể bị thiếu hụt tế bào máu này. Vậy thiếu hồng cầu có nguy hiểm không và cần làm gì để khắc phục tình trạng thiếu hồng cầu?


10/09/2021 | Góc giải đáp: Số lượng hồng cầu trong cơ thể là bao nhiêu?
10/09/2021 | Hồng cầu là gì? Tình trạng tăng hồng cầu trong máu có nguy hiểm không?
28/07/2021 | Hồng cầu lắng là gì và những thông tin liên quan

1. Quá trình sinh và chu trình chết đi của hồng cầu như thế nào?

Có 3 loại tế bào máu chính có nhiệm vụ khác nhau bao gồm: Hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu. Trong đó, hồng cầu có kích thước lớn nhất, tồn tại và di chuyển cùng dòng máu với chức năng vận chuyển oxy nhờ vào Hemoglobin cung cấp đến mọi tế bào trong cơ thể. Với dòng máu giàu oxy được truyền đi, dòng máu trở về mang theo CO2 trở lại phổi để thải lọc ra ngoài. Ngoài ra, hồng cầu còn có chức năng đệm kiềm toan.

Tế bào hồng cầu là tế bào máu lớn có chức năng quan trọng

Tế bào hồng cầu là tế bào máu lớn có chức năng quan trọng

Giống như các tế bào máu khác trong cơ thể, hồng cầu được tạo ra từ tế bào gốc trong tủy xương, cũng trải qua một chu trình sống và tự chết trong khoảng 4 tháng. Chu trình này diễn ra tự nhiên như sau:

Hồng cầu được tạo ra ở phôi thai hoặc tủy xương

Khi còn là phôi thai phát triển trong bụng mẹ, tế bào hồng cầu được tạo ra trong túi noãn hoàng. Đến khi thai nhi lớn hơn, tế bào này chủ yếu được sản xuất ở gan, ngoài ra còn có lách và các hạch lympho.

Ở những tháng cuối thai kỳ và đến khi trẻ sinh ra, lớn lên, cơ quan chịu trách nhiệm sản xuất hồng cầu duy nhất chỉ còn tủy xương. Càng lớn tuổi, chức năng sản xuất hồng cầu càng giảm, số lượng tủy xương sản xuất cũng dần ít hơn.

Hồng cầu phát triển và hòa vào dòng máu

Trước khi trở thành tế bào hồng cầu hoàn chỉnh, cần có thời gian để các tế bào đa nang được tủy xương tạo ra phát triển và biệt hóa. Sự phát triển này được điều khiển bởi các loại protein có tên là chất kích thích sinh máu. 

Khi tế bào đã phát triển biệt hóa thành hồng cầu, chất cảm ứng bên ngoài tủy xương được sinh ra để kích hoạt cho các hồng cầu lưới xuyên mạch. Các hồng cầu này bổ sung trực tiếp vào nguồn máu, quá trình này diễn ra liên tục bù cho tế bào máu chết đi.

Hồng cầu tự tiêu hủy

Sống trong cơ thể người khoảng 120 ngày, vòng đời của tế bào hồng cầu kết thúc khi màng hồng cầu ngày càng trở nên mong manh. Để thực hiện quá trình tự hủy, các tế bào hồng cầu già sẽ đi qua tổ chức của hệ tuần hoàn bao gồm gan và lách. Khi tế bào này vỡ ra, hemoglobin được phóng thích và nhanh chóng được các đại thực bào hấp thu. 

Ngoài chết theo chu trình thì tế bào hồng cầu có thể bị tiêu diệt do nguyên sinh vật tấn công và phá hủy. Tế bào hồng cầu vì thế được sản xuất tạo mới bù vào lượng thiếu hụt trong máu liên tục.

2. Chuyên gia tư vấn: Thiếu hồng cầu có nguy hiểm không?

Hồng cầu là tế bào máu vô cùng quan trọng, có chức năng chính là vận chuyển oxy đến các tế bào trong cơ thể và cân bằng kiềm toan. Lượng hồng cầu có trong máu cần ở nồng độ thích hợp để đảm bảo chức năng vận chuyển oxy này, nếu thiếu hụt tế bào hồng cầu, hay còn gọi là bệnh thiếu máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe.

Hồng cầu có chức năng vô cùng quan trọng là vận chuyển oxy

Hồng cầu có chức năng vô cùng quan trọng là vận chuyển oxy

Dấu hiệu điển hình khi cơ thể thiếu hụt hồng cầu là cơ thể mệt mỏi do thiếu hụt oxy, tế bào não bộ thường chịu ảnh hưởng đầu tiên và nghiêm trọng nhất. Các triệu chứng bao gồm: hoa mắt, chóng mặt, khó thở, da xanh xao, tim đập nhanh, đau đầu, chậm phát triển trí tuệ,… Thiếu hồng cầu khiến tim phải bơm máu nhiều hơn để bù đắp sự thiếu hụt oxy, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như: rối loạn nhịp tim, suy tim,…

Người bệnh có những dấu hiệu trên nên đi khám càng sớm càng tốt, thực hiện xét nghiệm máu thường quy sẽ giúp kiểm tra nồng độ hồng cầu trong máu có ở mức thấp hay không. 

3. Cần làm gì khi bị thiếu hồng cầu?

Ngoài xét nghiệm kiểm tra nồng độ hồng cầu chính xác, bác sĩ sẽ cần chẩn đoán tìm nguyên nhân gây ra tình trạng này. Từ đó có thể can thiệp điều trị hiệu quả để nồng độ hồng cầu trở về mức bình thường, dưới đây là một số biện pháp điều trị chứng hồng cầu thấp:

  • Thuốc ức chế miễn dịch: corticosteroid.

  • Truyền máu

  • Dùng thuốc kích thích tạo máu ở tủy xương Erythropoietin.

  • Bổ sung dưỡng chất thúc đẩy quá trình tạo máu như: Vitamin B12, Acid folic, Vitamin B12,…

  • Điều trị bệnh gây mất máu như: viêm loét dạ dày tá tràng, tẩy giun,…

 Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu hồng cầu ảnh hưởng đến sức khỏe

 Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu hồng cầu ảnh hưởng đến sức khỏe

Bên cạnh điều trị nguyên nhân, bệnh nhân bị thiếu hồng cầu cần lưu ý về chế độ ăn uống và thể dục hàng ngày để bệnh được cải thiện tốt hơn. 

Thay đổi lối sống lành mạnh

Lối sống lành mạnh giúp cơ thể sản xuất hồng cầu đều đặn hơn, cũng giúp ổn định nồng độ hồng cầu trong máu, đảm bảo não bộ và các tế bào khác của cơ thể nhận đủ oxy hoạt động. Trong đó, cần hạn chế hút thuốc, tránh uống nhiều rượu bia và thức uống chứa caffein, hạn chế sử dụng aspirin. 

Ngoài ra, cơ thể nên được bổ sung đầy đủ Vitamin, uống nhiều nước từ 1,5 - 2 lít mỗi ngày.

Tập thể dục hàng ngày

Hồng cầu thấp thường khiến cơ thể mệt mỏi, tuy nhiên người bệnh vẫn nên tập thể dục với những bài tập phù hợp với sức khỏe. Tập thể dục sẽ tốt cho quá trình chuyển hóa, thúc đẩy hoạt động tạo hồng cầu và từ đó cải thiện tình trạng bệnh.

Bổ sung dinh dưỡng tạo hồng cầu

Ngoài các nhóm dinh dưỡng cơ bản cần thiết cho hoạt động sống, người bệnh hồng cầu thấp nên bổ sung thêm các nhóm chất sau:

  • Chất sắt: thịt gia cầm, đậu Hà Lan, rau có màu xanh, cá,…

  • Chất đồng: gia cầm, các loại hạt, động vật có vỏ.

  • Vitamin B12: trứng, ngũ cốc nguyên hạt, cá, sản phẩm từ sữa…

Bổ sung đủ dinh dưỡng giúp thúc đẩy quá trình tạo hồng cầu

Bổ sung đủ dinh dưỡng giúp thúc đẩy quá trình tạo hồng cầu

Hi vọng qua những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc thiếu hồng cầu có nguy hiểm không và cần điều trị, ăn uống như thế nào để cơ thể tăng sản xuất hồng cầu. Đặc biệt khi xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ thiếu hồng cầu, hãy đi xét nghiệm máu để kiểm tra, tình trạng bệnh càng kéo dài thì ảnh hưởng đến sức khỏe càng nghiêm trọng.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp