Góc giải đáp: Số lượng hồng cầu trong cơ thể là bao nhiêu? | Medlatec

Góc giải đáp: Số lượng hồng cầu trong cơ thể là bao nhiêu?

Trong cơ thể của chúng ta cần duy trì một lượng hồng cầu ổn định. Nếu lượng hồng cầu quá ít sẽ không thể đảm bảo được việc vận chuyển oxy đến các cơ quan khác trong cơ thể. Ngược lại, nếu lượng hồng cầu quá nhiều sẽ khiến máu cô đọng, đặc quánh hơn, gây ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn máu, thậm chí gây đột quỵ. Vậy số lượng hồng cầu trong cơ thể là bao nhiêu để chúng ta luôn có một sức khỏe ổn định?


19/06/2021 | Bệnh thiếu máu hồng cầu to: nguyên nhân và biện pháp điều trị
04/06/2020 | Hồng cầu là gì và vai trò của hồng cầu với sức khỏe
05/05/2020 | Tìm hiểu về xét nghiệm tìm hồng cầu trong phân
27/04/2020 | Xét nghiệm mảnh vỡ hồng cầu trong bệnh lý thiếu máu tán huyết mắc phải

1. Số lượng hồng cầu trong cơ thể là bao nhiêu?

1.1. Số lượng hồng cầu trong cơ thể một người bình thường là bao nhiêu?

Trong máu bao gồm các tế bào máu và huyết tương. Hồng cầu chính là một phần của tế bào máu và đảm nhiệm một vai trò rất quan trọng là vận chuyển oxy đến các cơ quan khác trong cơ thể. 

Số lượng hồng cầu trong cơ thể là bao nhiêu

Số lượng hồng cầu trung bình là 4,2 triệu/mm3 máu ở nam giới và 3,8 triệu/mm3 máu ở nữ giới

Đối với một người trưởng thành, số lượng hồng cầu trung bình là 4,2 triệu/mm3 máu ở nam giới và 3,8 triệu/mm3 máu ở nữ giới. Tuy nhiên, trong một ngày, con số này có thể thay đổi ở những thời điểm khác nhau. Bên cạnh đó, có một lý do cũng khiến cho lượng hồng cầu có thể tăng trong máu là khi cơ thể phải vận động nhiều. Nguyên nhân là khi bạn vận động nhiều thì cơ thể sẽ cần được cung cấp nhiều oxy hơn và vì thế lượng hồng cầu trong máu có thể tăng lên. 

Số lượng hồng cầu ở trẻ sơ sinh sẽ có thường xuyên ở mức cao trong vòng 10 ngày đầu kể từ khi em bé được sinh ra, cụ thể lượng hồng cầu có thể tăng lên đến 5 triệu/mm3. Nhưng chỉ khoảng vài tháng sau đó, lượng hồng cầu sẽ về mức ổn định, nó sẽ dần hạ xuống bằng với người trưởng thành. 

Số lượng hồng cầu ở trẻ sơ sinh sẽ có thường xuyên ở mức cao trong vòng 10 ngày đầu kể từ khi em bé được sinh ra

Số lượng hồng cầu ở trẻ sơ sinh sẽ có thường xuyên ở mức cao trong vòng 10 ngày đầu kể từ khi em bé được sinh ra

Tuổi thọ trung bình của hồng cầu là khoảng 120 ngày. Hồng cầu được sinh ra từ tủy xương, nó cũng trải qua quá trình phát triển, trưởng thành và già yếu. Sau một thời gian hoạt động, hồng cầu sẽ không còn được mềm dẻo như lúc ban đầu và đến một thời điểm, chúng sẽ bị vỡ khi đi qua những mao mạch nhỏ của lách. Mặt khác, tủy xương sẽ có nhiệm vụ là sản sinh cho cơ thể một lượng hồng cầu mới để thay thế cho lượng hồng cầu đã mất đi và duy trì vai trò vận chuyển oxy đến các cơ quan trong cơ thể. 

1.2. Các chỉ số đánh giá tế bào hồng cầu

Để đánh giá tế bào hồng cầu, các bác sĩ cần dựa vào kết quả xét nghiệm. Hiện nay, phương pháp chính cho biết chính xác số lượng hồng cầu trong cơ thể là xét nghiệm RBC

Xét nghiệm máu giúp đánh giá số lượng hồng cầu trong cơ thể

Xét nghiệm máu giúp đánh giá số lượng hồng cầu trong cơ thể

Xét nghiệm RBC là một xét nghiệm máu. Các bác sĩ sẽ lấy máu qua đường tĩnh mạch hay mao mạch của người bệnh và tiến hành thực hiện xét nghiệm. Giá trị chỉ số RBC ổn định ở nam giới sẽ ở mức 4.32-5.72 T/ L và chỉ số RBC ổn định ở nữ giới sẽ ở mức 3.90-5.03 T/L. 

Bên cạnh đó, tùy vào mỗi trường hợp khác nhau, các bác sĩ có thể dựa vào một số chỉ số khác để đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh: 

Chỉ số MCV để đánh giá thể tích trung bình của một hồng cầu: Giá trị đạt chuẩn sẽ là từ 80 - 100 femtoliter (fl). Nếu chỉ số thấp hơn bình thường, nghĩa là hồng cầu nhỏ hơn bình thường. Những trường hợp này thường gặp ở bệnh nhân thiếu sắt, thiếu máu, bệnh nhân bị bệnh Thalassemia, bệnh nhân bị nhiễm độc chì hoặc mắc phải bệnh suy thận mạn tính,... Ngược lại, nếu kết quả cao hơn bình thường, nghĩa là kích thước hồng cầu to hơn bình thường. Tình trạng này thường gặp ở những người mắc bệnh gan, bệnh suy giáp, người nghiện rượu, người bị thiếu vitamin B12, acid folic,...

Chỉ số MCH đánh giá màu sắc của hồng cầu: Giá trị trung bình đánh giá màu sắc của hồng cầu là từ 27 - 32 picogram (pg). Nếu chỉ số đạt được thấp hơn bình thường thì nghĩa là hồng cầu có màu sắc nhạt hơn bình thường và thường gặp ở người bị thiếu sắt, người mắc bệnh Thalassemia,… Nếu chỉ số cao hơn bình thường, nghĩa là hồng cầu có màu sắc đậm hơn bình thường và hay gặp ở những người nghiện rượu, người mắc bệnh lý về gan,...

2. Sống lành mạnh để duy trì lượng hồng cầu ổn định trong cơ thể

Khi hồng cầu già yếu, nó sẽ bị chết đi và cơ thể sẽ sản sinh ra một đợt hồng cầu mới để thay thế. Để quá trình này được diễn ra nhịp nhàng, giúp cơ thể duy trì lượng hồng cầu ổn định, bạn cần phải duy trì một lối sống lành mạnh, ăn uống đủ dinh dưỡng và thường xuyên vận động. 

Ăn đủ chất để duy trì lượng hồng cầu trong cơ thể

Ăn đủ chất để duy trì lượng hồng cầu trong cơ thể

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, chẳng hạn như các loại thịt, sữa, trứng,...

Nên bổ sung nhiều loại rau củ quả để cung cấp vitamin, axit folic cho cơ thể, đặc biệt là một số loại rau củ như chuối, dưa gang,...

Bổ sung nhiều thực phẩm chứa sắt như thịt bò, đậu phụ, gan, củ cải đường,... Nếu cần thiết, một số trường hợp sẽ được chỉ định bổ sung viên uống sắt - Lúc này bạn nên tuân thủ theo yêu cầu của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc. 

Nên bổ sung các thực phẩm có nhiều vitamin B, đặc biệt là vitamin B12 để cơ thể tăng sản xuất hồng cầu. 

Ngoài ra bạn nên thường xuyên vận động, đặc biệt là những người có lượng hồng cầu thấp, vì vận động sẽ giúp kích thích cơ thể sản sinh ra tế bào hồng cầu.

Hạn chế hoặc có thể hãy loại bỏ thói quen uống rượu bia, hút thuốc lá. 

Với những trường hợp cần thiết, có thể tính đến phương pháp truyền máu để đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân. 

Như vậy, những thông tin trên đây đã giúp bạn giải đáp câu hỏi “Số lượng hồng cầu trong cơ thể là bao nhiêu”. Đồng thời, qua những thông tin trên, các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cũng khuyên bạn nên thăm khám sức khỏe định kỳ, trong đó có mục xét nghiệm các chỉ số về máu để đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Qua đó, các bác sĩ sẽ điều trị các vấn đề sức khỏe nếu có và đưa ra những lời khuyên để bạn biết cách chăm sóc cơ thể mình tốt hơn.

Hãy gọi đến số 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết.  

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh xuất huyết não: nhận diện và xử trí

Xuất huyết não là một thể đột quỵ não nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến sự sống và để lại những hệ lụy nặng nề. Phát hiện để không bỏ qua thời điểm vàng cấp cứu bệnh nhân xuất huyết não là cách tốt nhất để ngăn chặn tình trạng này. Trong nội dung bài viết dưới đây, MEDLATEC sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về mọi vấn đề quan trọng liên quan đến xuất huyết não.
Ngày 19/06/2023

Tìm hiểu về hạch bạch huyết và các bệnh lý liên quan

Đối với cơ thể, hạch bạch huyết giữ vai trò như người giữ cửa để bảo vệ các hệ thống cơ quan trước sự xâm nhập của tác nhân lạ. Đây chính là một phần không thể thiếu của hệ miễn dịch nên khi hệ thống hạch bạch huyết có vấn đề bất thường thì cơ thể rất dễ bị nhiễm trùng. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết hơn về hệ này và các bệnh lý liên quan.
Ngày 19/06/2023

Chuyên gia tư vấn: thiếu máu uống thuốc gì?

Thiếu máu là tình trạng có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Tình trạng này không những gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Trường hợp thiếu máu nặng còn có khả năng đe dọa đến tính mạng người bệnh. Vậy thiếu máu uống thuốc gì sẽ giúp cải thiện sức khỏe? Chuyên gia của MEDLATEC sẽ giải đáp qua bài viết sau đây. 
Ngày 15/06/2023

Thiếu máu do đâu? nên ăn gì để cải thiện?

Thiếu máu là một trong những tình trạng rất phổ biến khi có khoảng 1/3 dân số thế giới mắc phải nhưng rất ít người hiểu rõ nguyên nhân cũng như tác hại của tình trạng này. Thiếu máu có thể gây ra nhiều ảnh hưởng sức khỏe, gián đoạn hoạt động của các cơ quan do không được cung cấp đủ oxy. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này do đâu và những hệ lụy là gì?
Ngày 13/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp