Thuốc trị đau bao tử (hay thuốc trị đau dạ dày) có thể mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, để có được hiệu quả như mong muốn thì cần phải sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ và đặc biệt là không tự ý mua thuốc điều trị để tránh tình trạng kháng thuốc và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
04/10/2022 | Hướng dẫn chữa đau dạ dày cấp tốc tại nhà hiệu quả, dễ áp dụng 06/05/2022 | Những loại thuốc đau dạ dày mang lại hiệu quả điều trị bất ngờ 24/04/2022 | Lời giải cho băn khoăn: người bị đau dạ dày có nên ăn sữa chua hay không? 13/10/2021 | Top 7 phương pháp điều trị đau bao tử dứt điểm tại nhà
1. Một số loại thuốc trị đau bao tử phổ biến
1.1. Thuốc kháng acid Phosphalugel
Thành phần chính của loại thuốc này thuốc là Aluminum phosphat, thường được chỉ định trong điều trị một số loại thuốc như viêm thực quản, viêm tá tràng, viêm dạ dày mạn tính,… Một số công dụng của thuốc có thể kể đến:
Cơn đau dạ dày ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người bệnh
- Làm giảm lượng axit dư thừa trong dịch vị dạ dày.
- Cải thiện một số triệu chứng bệnh như ợ hơi, ợ chua, những cơn đau vùng thượng vị và một số dấu hiệu bệnh khác.
- Có tác dụng điều trị tình trạng viêm loét dạ dày có liên quan đến đường tiêu hóa.
- Góp phần hạn chế tình trạng tiết dịch vị dư thừa trong dạ dày.
1.2. Thuốc Yumangel
Thành phần chính của Yumangel là Almagate. Loại thuốc này có công dụng cải thiện các triệu chứng phổ biến của dạ dày như ợ hơi, buồn nôn,…
1.3. Thuốc Nexium Mups
Loại thuốc này nằm trong nhóm thuốc ức chế bơm proton. Trong đó, thành phần chủ yếu của thuốc là Esomeprazol. Một số tác dụng của thuốc có thể kể đến như:
- Điều trị một số bệnh về dạ dày tá tràng do khuẩn HP.
- Điều trị các triệu chứng viêm loét dạ dày.
- Hỗ trợ làm lành vết loét cũng như bảo vệ niêm mạc của dạ dày.
1.4. Thuốc Gastropulgite
Thuốc có chứa Attapulgite, Aluminum Hydroxide,... với một số tác dụng như:
- Làm giảm một số triệu chứng của bệnh dạ dày như ợ chua, ợ hơi hay tình trạng nóng rát vùng thượng vị,…
- Kiểm soát tốt acid dịch vị dư thừa với mục đích cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày.
- Có tác dụng cầm máu trong trường hợp bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày.
- Ngoài ra, loại thuốc này còn có công dụng tái tạo chất nhầy giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày.
1.5. Thuốc Omeprazol
Loại thuốc này thuộc nhóm thuốc có tác dụng ức chế bơm proton. Công dụng cụ thể của thuốc như sau:
Người bệnh nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
- Giúp bệnh nhân cải thiện một số triệu chứng của bệnh như ợ nóng, ợ chua, đầy bụng, chán ăn, đau họng,…và đặc biệt là giảm đau dạ dày rất hiệu quả.
- Ức chế dạ dày tiết ra acid dịch vị.
- Ngoài ra thuốc cũng có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn HP và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Một số thông tin về các loại thuốc trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, bạn cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tránh tự ý mua thuốc hoặc sử dụng theo đơn thuốc của người khác.
2. Có cách nào giảm đau hiệu quả mà không cần dùng đến thuốc trị đau bao tử không?
Ngoài việc sử dụng thuốc trị đau bao tử, bạn cũng có thể kết hợp áp dụng những phương pháp giảm đau dưới đây để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất:
- Ăn thức ăn nhạt và mềm: Theo các chuyên gia, nếu bạn đang gặp phải những cơn đau bao tử, hãy lưu ý ăn các loại thức ăn mềm và có vị nhạt hơn bình thường. Đồ ăn nhạt sẽ giúp bao tử tiêu hóa thức ăn một cách dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, những món ăn mềm, dạng lỏng như cháo, súp,… giúp giảm “áp lực” cho hệ thống tiêu hóa, cũng là một lựa chọn hợp lý dành cho những ai đang phải đối mặt với những cơn đau dạ dày. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày.
Ăn bánh mì có thể giảm đau dạ dày tạm thời
- Ăn bánh mì: Tác dụng của bánh mì là giúp thấm hút dịch vị thừa trong dạ dày, từ đó giúp cải thiện cơn đau hiệu quả. Ngoài bánh mì, bánh quy không nhân cũng có thể mang đến tác dụng tương tự.
- Dùng nước muối loãng: Súc miệng bằng nước muối là cách nhiều người áp dụng để tiêu diệt vi khuẩn và làm sạch khoang miệng. Không những vậy, đây cũng là một nguyên liệu giúp “đánh bay” những cơn đau dạ dày. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần pha muối với nước nóng và uống từng ngụm nhỏ. Phương pháp này có tác dụng giảm đau tạm thời rất hiệu quả.
- Xoa bụng đúng cách: Đây là cách giảm đau đơn giản mà không phải cần đến bất cứ nguyên liệu đặc biệt nào. Cách thực hiện như sau, bạn áp tay lên bụng và sau đó nhẹ nhàng xoay theo chiều kim đồng hồ với lực vừa phải. Thực hiện trong khoảng 10 phút, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn và cơn đau sẽ giảm đáng kể.
Mật ong kết hợp với nghệ giúp giảm đau dạ dày hiệu quả
- Làm ấm bụng: Trong trường hợp xoa bụng không mang lại hiệu quả rõ rệt, bạn có thể dùng một chai nước ấm để lăn nhẹ lên vùng bụng. Có thể tiếp tục kết hợp với phương pháp xoa bụng để giảm đau nhanh chóng hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể rang muối và bọc muối đã rang vào tấm vải và thực hiện chườm vào bụng khi đau. Tác dụng của hơi muối nóng là làm tăng lưu thông máu, giảm co thắt dạ dày và từ đóm giảm cơn đau dạ dày của bạn một cách đáng kể.
- Nằm nghiêng bên trái làm giảm cơn đau dạ dày: Khi đau dạ dày, tư thế nằm cũng có thể góp phần giúp bạn cải thiện cơn đau một cách hiệu quả. Lúc này, bạn nên nằm nghiêng sang trái để giảm đau dạ dày. Có thể kết hợp với các phương pháp như làm ấm bụng,… để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Hít thở sâu: Tác dụng của phương pháp hít thở sâu là kích thích co thắt dạ dày, giảm tình trạng dư thừa axit trong dạ dày. Từ đó, các triệu chứng buồn nôn, đầy bụng của người bệnh sẽ được giảm đi đáng kể.
- Giảm cơn đau dạ dày với củ nghệ: Củ nghệ cũng được đánh già là một loại thuốc trị đau bao tử đặc biệt. Curcumin trong nghệ có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn HP, giảm tiết dịch vị và bảo vệ niêm mạc dạ dày hiệu quả. Có thể pha mật ong, bột nghệ vào nước ấm để tạo thành một hỗn hợp hỗ trợ giảm đau dạ dày hiệu quả.
Để được tư vấn thêm về các loại thuốc trị đau bao tử và các phương pháp giảm đau hiệu quả khác hay có nhu cầu kiểm tra sức khỏe đường tiêu hóa, mời bạn liên hệ tới tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, các tổng đài viên sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.