Từ lâu sữa chua vốn được biết đến là một loại thực phẩm rất tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, do đặc điểm bệnh lý cần tránh ăn thực phẩm chứa axit nên nhiều người vẫn băn khoăn đau dạ dày có nên ăn sữa chua hay không? Bài viết dưới đây chính là câu trả lời cho vấn đề ấy.
16/03/2022 | Tìm hiểu về các dấu hiệu đau dạ dày để biết cách xử lý 10/12/2021 | Bác sĩ giải đáp: Cho trẻ ăn nhiều sữa chua có tốt không? 19/11/2021 | Cần làm gì khi bị đau dạ dày? Hiện tượng này do đâu mà ra?
1. Những công dụng của sữa chua đối với hệ tiêu hóa
Sữa chua có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe và hệ tiêu hóa
Sữa chua là loại thực phẩm được lên men từ vi khuẩn họ lactobacteriaceae. Trong sữa có nhiều đường lactose nên khi lên men sẽ chuyển hóa thành dạng đường đơn galactose và glucose rồi mới chuyển thành axit lactic. Canxi caseinate có trong sữa sẽ tác dụng với một phần của loại axit này để tạo ra canxi lactat và axit casein giúp cho việc tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn.
Chẳng những thế, trong sữa chua có chứa một số loại vi khuẩn có khả năng tạo ra enzym proteaza giúp thủy phân protein thành các loại axit amin tự do dễ hấp thu. Axit của sữa chua giúp kiềm chế vi khuẩn lên men thối trong ruột phát triển.
Đặc biệt, có một số loại sữa chua chứa sắt, vitamin D, kẽm hoặc axit béo omega 3. Vì thế, sữa chua là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng.
2. Người bị đau dạ dày có nên ăn sữa chua không?
2.1. Nên hay không nên ăn sữa chua khi bị đau dạ dày?
Sỡ dĩ nhiều người thắc mắc đau dạ dày có ăn được sữa chua không là vì trong loại thực phẩm này có tính axit nên họ sợ nó sẽ làm tăng hàm lượng axit có trong dạ dày từ đó làm tổn thương do bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Về băn khoăn này, dựa trên nghiên cứu thực tế, các chuyên gia đã chỉ ra rằng sữa chua tuy có tính axit nhưng nồng độ axit lại không hề đáng kể so với lượng axit có trong dịch vị.
Do đó, mọi người không nên lo lắng đến vấn đề đau dạ dày có nên ăn sữa chua không. Thay vào đó, hãy tin tưởng vào những lợi ích mà sữa chua mang lại đối với dạ dày như:
Không nên băn khoăn đau dạ dày có nên ăn sữa chua vì thực phẩm này sẽ giúp kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn HP gây bệnh dạ dày
- Kìm hãm khả năng phát triển của vi khuẩn HP
Sự xâm nhập của vi khuẩn HP vào dạ dày khiến cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương và dễ suy yếu. Không những thế, vi khuẩn này còn tiết ra enzyme urease làm thay đổi nồng độ pH, khiến cho hệ vi sinh trong đường ruột và dạ dày bị mất cân bằng. Những điều này chính là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của vết viêm loét ở dạ dày.
- Hỗ trợ chữa trị viêm loét dạ dày do HP
Mặt khác, người bệnh cũng không cần băn khoăn đau dạ dày ăn sữa chua được không vì nó còn được xem là một loại thực phẩm giúp hỗ trợ điều trị bệnh lý này. Sự phát quá mức của vi khuẩn HP chính là tác nhân gây ra các vết viêm loét và theo thời gian có thể gây ung thư.
Do đó, bổ sung lợi khuẩn từ sữa chua sẽ kìm hãm sự phát triển của HP, hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày sớm đạt hiệu quả tốt hơn. Chẳng những thế, acid lactic có trong sữa chua còn phá vỡ lớp nhầy bảo vệ HP để chúng mất đi khả năng sinh sống ở môi trường acid của dạ dày.
- Hỗ trợ cải thiện tiêu hóa
Lợi khuẩn có trong sữa chua sẽ tiết ra enzyme có vai trò làm phân giải một số polisaccarit và cacbohidrat mà cơ thể không thể tự tiêu hóa được. Do đó mà nó giúp cho việc hấp thu dinh dưỡng trở nên tốt hơn đồng thời tránh được các hiện tượng khó tiêu, đầy bụng do bệnh đau dạ dày gây ra.
Không chỉ người bị đau dạ dày mà người bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua không cũng cần dẹp bỏ lo lắng về vấn đề này vì sữa chua không thuộc danh sách cần kiêng của người bị bệnh trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, do thị trường có bán rất nhiều loại sữa chua nên người bị trào ngược dạ dày cần chú ý:
Không nên ăn sữa chua cùng với các loại trái cây giàu tính axit
- Chỉ chọn các loại sữa chua không có chất béo hoặc chứa hàm lượng chất béo cực thấp để tránh kích thích các triệu chứng của bệnh trào ngược.
- Chỉ ăn sữa chua nguyên chất, hạn chế tối đa các loại sữa chua hoa quả vì nó có chứa nhiều loại phụ gia hóa học.
- Không ăn kèm sữa chua với các loại hoa quả giàu tính axit như xoài, cam, đào, vì nó sẽ kích thích các triệu chứng trào ngược trở nên trầm trọng.
2.2. Người bị đau dạ dày nên ăn sữa chua như thế nào mới tốt?
Khi đã dẹp bỏ được nỗi lo đau dạ dày có nên ăn sữa chua hay không, người bệnh cũng nên biết đến cách ăn sữa chưa sao cho đúng để vừa tốt cho tiêu hóa vừa hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày hiệu quả. Để đạt được điều này, cần:
- Tuyệt đối không được hâm nóng sữa chua vì nhiệt độ cao dễ làm tiêu diệt lợi khuẩn và khiến sữa chua bị vón cục.
- Nếu đang là bệnh nhân, hãy ăn sữa chua khi no để giảm thiểu nguy cơ làm nghiêm trọng hơn bệnh dạ dày. Tốt nhất là nên ăn sữa chua sau bữa ăn tối 1 - 2 tiếng.
- Không kết hợp sữa chua với thịt hun khói, xúc xích, thực phẩm đông lạnh làm từ thịt, các loại thuốc kháng sinh,... vì chúng dễ gây táo bón, tạo điều kiện cho bệnh dạ dày hình thành. Thay vào đó, nên kết hợp sữa chua với một số loại thực phẩm như bánh mì, dâu tây, bánh bao,... để tăng giá trị dinh dưỡng của bữa ăn.
Ngoài sữa chua, người mắc bệnh dạ dày cũng nên bổ sung các loại thực phẩm khác tốt cho dạ dày như rau củ, thực phẩm thô, bánh mì,... để sớm cải thiện cơn đau do bệnh dạ dày gây ra.
Tóm lại, với câu hỏi đau dạ dày có nên ăn sữa chua không thì câu trả lời là vẫn có thể ăn sữa chua bình thường. Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý ăn đúng cách như chúng tôi đã chia sẻ ở trên để vừa đảm bảo công dụng của sữa chua với sức khỏe vừa hỗ trợ trị bệnh dạ dày đạt hiệu quả tốt ưu.