Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc, xảy ra khi lớp màng trên bề mặt nhãn cầu và kết mạc mi bị tổn thương, viêm nhiễm dẫn đến sưng đỏ. Đau mắt đỏ khá phổ biến, tác nhân gây ra có thể là virus, vi khuẩn hoặc dị ứng, có thể lây hoặc không lây tùy theo nguyên nhân gây bệnh.
07/09/2022 | Liên tục bị chói mắt là dấu hiệu của bệnh lý gì? 07/09/2022 | Hỏi đáp cùng chuyên gia nhãn khoa về bệnh viêm tổ chức hốc mắt 06/09/2022 | Chuyên gia bật mí cách chữa bọng mắt an toàn và hiệu quả
1. Tác nhân gây đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ là do tác nhân gây bệnh là virus, vi khuẩn hoặc dị ứng làm tổn thương lớp kết mạc dẫn đến viêm, đỏ, sưng, đau, chảy nhiều dịch mắt.
Đau mắt đỏ là tình trạng kết mạc bị viêm sưng
Tình trạng bệnh có thể khác nhau tùy theo nguyên nhân gây bệnh, cụ thể như sau:
1.1. Đau mắt đỏ do virus
Đau mắt đỏ do virus, trong đó hay gặp là Adenovirus. Triệu chứng bệnh bao gồm: chảy nhiều nước mắt, ngứa, ra nhiều ghèn dây, dịch vàng ở mắt, giảm thị lực, sưng cộm mi khó chịu,... Mặc dù virus tấn công khiến mắt bị kích thích chảy nhiều dịch nhưng người bệnh vẫn gặp tình trạng khô mắt khó chịu.
Virus gây bệnh tồn tại trong nước mắt của người bệnh, ngoài ra cũng có trong dịch tiết hô hấp và lây lan khi người bệnh ho, hắt hơi. Đau mắt đỏ do virus rất dễ lây lan, đặc biệt trong môi trường trường học, bệnh viện,... có thể bùng thành dịch với số người mắc cao.
Đau mắt đỏ có thể do vi khuẩn tấn công kết mạc
1.2. Đau mắt đỏ do vi khuẩn
Tác nhân gây đau mắt đỏ thường gặp là các loại vi khuẩn Staphylococcus, Haemophilus influenzae,... So với virus, trường hợp đau mắt đỏ do vi khuẩn ít gặp nhưng nguy hiểm hơn, có thể gây tổn thương mắt nghiêm trọng làm giảm thị lực, thậm chí là mù lòa nếu không được điều trị kịp thời.
Triệu chứng phân biệt đau mắt đỏ do vi khuẩn bao gồm: Chảy nhiều ghèn vàng hoặc ghèn màu vàng xanh là dịch mủ do nhiễm khuẩn ở mắt, dịch gây dính hai mi mắt nhất là sau khi thức dậy, ngứa, chảy nhiều nước mắt,... Nếu điều trị muộn, người bệnh còn có những triệu chứng nặng như viêm loét giác mạc, giảm hay mất thị lực.
Vi khuẩn gây bệnh tồn tại trong nước mắt, dịch mủ mắt nên có thể lây nhiễm từ người bệnh sang người lành.
1.3. Đau mắt đỏ do dị ứng
Khác với tác nhân gây bệnh là virus hay vi khuẩn, đau mắt đỏ do dị ứng không lây lan song thường bị chẩn đoán nhầm. Tác nhân gây kích ứng mắt ở mỗi người có thể khác nhau, thường gặp như: thuốc, phấn hóa, bụi bẩn, lông vật nuôi,... Người bệnh thường bị đau mắt đỏ dị ứng đi kèm với các triệu chứng dị ứng khác ở da, hô hấp xảy ra theo mùa hoặc địa điểm nhất định.
Đau mắt đỏ do dị ứng không lây nhiễm
Triệu chứng đau mắt đỏ do dị ứng khá giống với đau mắt đỏ do vi khuẩn và virus như: ngứa mắt nhiều, chảy nhiều nước mắt, đỏ ở mắt,... nhưng thường không gây chảy dịch mủ. Dị ứng thường gây đau mắt đỏ ở cả hai bên mắt.
Dựa trên triệu chứng và thăm khám, bác sĩ có thể xác định nguyên nhân gây đau mắt đỏ và tư vấn thuốc điều trị thích hợp.
2. Bệnh đau mắt đỏ diễn biến trong bao lâu?
Đau mắt đỏ thường không quá nghiêm trọng, nếu vệ sinh, chăm sóc và điều trị tốt, bệnh thường diễn biến trong khoảng từ 5 - 10 ngày. Tuy nhiên nếu chủ quan không điều trị, đặc biệt trường hợp đau mắt đỏ do vi khuẩn có thể kéo dài, thường xuyên tái phát và gây ra biến chứng nguy hiểm như: loét giác mạc, mù lòa, viêm giác mạc,...
Do đó, ngay khi có triệu chứng đau mắt đỏ, người bệnh nên chủ động đi khám tại cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán nguyên nhân, theo dõi và điều trị.
Đau mắt đỏ thường diễn biến từ 7 - 10 ngày
3. Điều trị và chăm sóc cho người bệnh đau mắt đỏ
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà đau mắt đỏ có thể cần thiết phải điều trị hoặc không. Hầu hết trường hợp đau mắt đỏ, do virus, bệnh sẽ diễn biến trong vài ngày và tự khỏi. Để giảm nhẹ triệu chứng, người bệnh có thể rửa sạch, vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý, chườm lạnh để giảm sưng mắt,...
Nếu đau mắt đỏ do vi khuẩn, có dịch mủ và các dấu hiệu nhiễm trùng, người bệnh sẽ cần điều trị với liệu trình thuốc kháng sinh, kháng viêm. Cần uống đủ liệu trình điều trị kể cả triệu chứng đau mắt đỏ đã được cải thiện và tái khám để kiểm tra có gặp tổn thương nghiêm trọng hay không.
Nếu đau mắt đỏ do dị ứng, người bệnh cần tránh xa tác nhân gây dị ứng, phản ứng dị ứng sẽ giảm dần và tình trạng đau mắt đỏ sẽ được cải thiện. Nếu triệu chứng dị ứng đau mắt đỏ nặng, gây khó chịu, bác sĩ có thể kê toa thuốc uống hoặc thuốc nhỏ mắt để cải thiện triệu chứng.
Bên cạnh việc vệ sinh, điều trị đau mắt đỏ, trong thời gian mắc bệnh người bệnh cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi phù hợp.
Tăng cường các thực phẩm tốt
Các thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho mắt mà người bệnh nên bổ sung nhiều hơn bao gồm: cà rốt, các loại rau xanh trừ rau muống, lòng đỏ trứng, dầu cá, thịt cá, quả việt quất, cà rốt, ớt chuông cam,...
Người đau mắt đỏ nên tránh ăn thực phẩm có mùi tanh
Hạn chế thực phẩm gây hại cho mắt, tăng ghèn dử mắt
Bao gồm các loại thực phẩm có mùi tanh như cá, ốc, tôm, các loại thức uống kích thích, đồ uống có gas, mỡ động vật, rau muống,...
Nghỉ ngơi hợp lý
Khi bị đau mắt đỏ, nên tránh làm việc quá sức, đặc biệt là những công việc căng thẳng, cần hoạt động mắt với cường độ cao trong thời gian dài. Ngoài ra cũng nên tránh sử dụng thiết bị điện tử như điện thoại, máy vi tính trong thời gian dài gây yếu, mỏi mắt và khiến đau mắt đỏ nặng hơn.
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị đau mắt đỏ. Nếu đang gặp phải triệu chứng bệnh như trên, hãy áp dụng biện pháp chăm sóc và đi khám tại cơ sở y tế chuyên khoa, điều trị sớm dứt điểm bệnh.
Chuyên khoa Mắt, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế được nhiều bệnh nhân đánh giá cao khi có nhu cầu thăm khám các vấn đề liên quan đến mắt bởi:
-
Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm trong nghề, tận tụy với bệnh nhân.
-
Cơ sở vật chất hiện đại, tiên tiến, hỗ trợ bác sĩ hiệu quả trong quá trình thăm khám.
-
Có áp dụng bảo lãnh viện phí của đa dạng các thẻ bảo hiểm như bảo hiểm Bảo Việt, Manulife, bảo hiểm Dầu khí PVI,... giúp tiết kiệm tối đa chi phí cho khách hàng.
Tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC sẵn sàng hỗ trợ nếu khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào khác cần giải đáp.