UTI là gì? UTI hay còn được biết đến là bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. UTI khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu và có thể trở nên nặng hơn nếu không được chữa trị kịp lúc. Bài viết sau đây của MEDLATEC sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về UTI cũng như cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.
27/03/2023 | Chụp cắt lớp vi tính hệ tiết niệu để làm gì? 21/11/2022 | Khám tiết niệu là khám những gì? Thời điểm nào nên thực hiện? 17/10/2022 | Vai trò của nhuộm gram nước tiểu trong chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu 18/08/2022 | Nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ thì phải làm sao?
1. UTI là gì?
UTI có tên khoa học đầy đủ là Urinary tract infection - bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Bất cứ cơ quan nào nằm trong bộ phận này đều có thể bị nhiễm trùng.
UTI là dạng bệnh lý phổ biến hiện nay
Thực tế, có khoảng 50 - 60% trường hợp nữ giới mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu ở một vài thời điểm nhất định trong đời. Phụ nữ có tỷ lệ mắc phải loại bệnh lý này cao hơn nam giới khoảng 30 lần.
Những người đã từng quan hệ tình dục sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Trường hợp người trưởng thành thành mắc phải căn bệnh này đa số đều là người già và những bệnh nhân phải đặt ống thông tiểu ở trong người.
2. Nguyên nhân hình thành UTI là gì?
Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu thường do các vi khuẩn gây nên. Các vi khuẩn này sẽ đi vào cơ thể thông qua đường tiểu từ cơ quan sinh dục hoặc từ hậu môn, qua niệu đạo (một đường ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể). Ở một số trường hợp, các vi khuẩn gây bệnh có thể có từ máu ở trong người.
Bệnh lý hình thành do các vi khuẩn tấn công
Nguyên nhân gây nên UTI là gì? Trong một vài trường hợp, UTI cũng có thể xuất hiện do các bệnh lý có khả năng lây nhiễm thông qua đường tình dục, ví dụ như bệnh Chlamydia. Những căn bệnh này có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của cả nam lẫn nữ. Nếu một người đã được chẩn đoán mắc bệnh thì người có quan hệ tình dục cùng cũng cần đi xét nghiệm và điều trị nhằm tránh lây nhiễm và hạn chế bệnh phát triển nặng hơn.
3. Những triệu chứng thường thấy của bệnh
Những dấu hiệu nhận biết của UTI là gì? Để nhận biết bệnh, bạn có thể chú ý đến một vài biểu hiện như sau:
-
Khi đi tiểu cảm thấy đau buốt.
-
Đi tiểu thường xuyên hơn, có nhiều trường hợp chỉ cố rặn ra được một lượng nước tiểu rất ít.
-
Đi tiểu ra máu.
-
Cảm thấy đau tức lưng hoặc ở vùng bụng dưới.
-
Có cảm giác mệt mỏi.
-
Bị sốt hoặc bị rét run (Đây có thể là dấu hiệu cho thấy tình trạng nhiễm trùng đã lên đến thận).
Nhiễm trùng đường tiết niệu với những triệu chứng điển hình
Nếu bạn nhận thấy mình có những dấu hiệu như trên thì nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời. Bác sĩ sẽ phân tích xét nghiệm mẫu nước tiểu của bạn nhằm tìm ra các vi khuẩn gây bệnh. Thuốc kháng sinh có thể được chỉ định trong trường hợp này nhằm tiêu diệt vi khuẩn. Bạn nên kiên trì uống thuốc đúng theo liệu trình kê đơn của bác sĩ để nhanh chóng đẩy các tác nhân gây bệnh ra ngoài.
4. Những giải pháp phòng ngừa UTI tái phát
Để phòng ngừa nhiễm trùng tiết niệu tái phát, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:
-
Hãy đi tiểu khi bạn cảm thấy buồn tiểu và chắc chắn rằng bàng quang đã cạn hết nước sau khi đi vệ sinh.
-
Sau khi đi vệ sinh, nữ giới nên dùng giấy hoặc khăn lau từ đằng trước ra sau để hạn chế trường hợp vi khuẩn tấn công ngược lên bàng quang.
-
Bổ sung nhiều nước.
-
Nên sử dụng vòi sen để tắm đứng thay vì ngâm bồn.
-
Không nên sử dụng những loại thuốc xịt vệ sinh hoặc dung dịch thụt rửa có mùi thơm khi bị bệnh. Bởi lẽ, những sản phẩm này sẽ chỉ làm tăng các kích ứng và không có lợi cho quá trình điều trị.
-
Nên vệ sinh vùng kín thật sạch sẽ trước khi quan hệ.
-
Đi tiểu sau khi quan hệ xong để loại bỏ các vi khuẩn có khả năng tấn công vào vùng niệu đạo.
-
Trong trường hợp bạn đang sử dụng các dụng cụ như màng ngăn âm đạo, bao cao su không có nhãn hoặc loại có chất diệt tinh trùng thì hãy cân nhắc và sử dụng một biện pháp bảo vệ khác. Bởi đôi khi, màng ngăn âm đạo có thể là điều kiện tốt để vi khuẩn phát triển. Trong khi đó, bao cao su kém chất lượng cùng các chất diệt tinh trùng có thể khiến bạn bị kích ứng. Những yếu tố này đều có thể làm cho nguy cơ bị nhiễm trùng vùng tiết niệu tăng cao hơn.
Những giải pháp phòng ngừa UTI cơ bản
5. Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng tiết niệu
Một vài yếu tố sau đây có thể làm tăng tỷ lệ bị nhiễm trùng tiết niệu mà bạn cần phải lưu ý:
-
Giới tính: Theo ghi nhận, nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn vì đường niệu đạo ngắn.
-
Bệnh nhân tiểu đường có tỷ lệ nhiễm trùng cao hơn.
-
Nam giới đang gặp phải các vấn đề về tuyến tiền liệt cũng có nguy cơ bị UTI cao hơn so với người bình thường.
-
Người có các dị tật ống tiểu và đường tiểu do bẩm sinh hoặc hậu quả của các chấn thương - giải phẫu để lại cũng làm cho đường tiểu hoạt động kém hơn, nâng cao tỷ lệ nhiễm trùng tiết niệu.
Một vài trường hợp có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn
Nhiễm trùng tiết niệu (UTI) sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Chính vì vậy, bệnh cần được phát hiện sớm và được điều trị đúng cách để đạt được hiệu quả tốt nhất. Bạn có thể tìm đến các cơ sở y tế uy tín, như Chuyên khoa Tiết niệu của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được khám và tư vấn. Với gần 30 năm hoạt động, MEDLATEC luôn là điểm đến được nhiều khách hàng tin tưởng nhờ đội chuyên gia, bác sĩ giỏi, nhiệt tình với người bệnh.
Không những thế, MEDLATEC còn sở hữu Trung tâm Xét nghiệm chuẩn ISO 15189:2012, được cấp chứng chỉ CAP của Hội Bệnh học Hoa Kỳ và đầy đủ những trang thiết bị, máy móc chẩn đoán hình ảnh hiện đại nhất (siêu âm, MRI, CT Scan, X-quang,...) hỗ trợ cho việc thăm khám và điều trị được hiệu quả. Để đặt lịch khám tại MEDLATEC, Quý khách có thể liên hệ hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Trên đây là những thông tin có liên quan đến vấn đề UTI là gì. Hy vọng rằng, sau khi nắm được những nội dung quan trọng trên, bạn sẽ biết cách bảo vệ sức khỏe của mình tránh khỏi những nguy cơ mắc bệnh đáng lo ngại.