Sơ cứu gãy xương như thế nào để đảm bảo an toàn cho người bệnh? | Medlatec

Sơ cứu gãy xương như thế nào để đảm bảo an toàn cho người bệnh?

Gãy xương thường do bị chấn thương khi chơi thể thao hay bị tai nạn,… Đây là tình trạng xương bị nứt hoặc gãy thành nhiều mảnh. Người bị gãy xương cần được sơ cứu đúng cách để việc điều trị trở nên thuận lợi và giúp xương nhanh chóng được hồi phục. Vậy phải sơ cứu gãy xương như thế nào và cần chú ý những điều gì?


17/11/2021 | Bác sĩ tư vấn: gãy xương mác phải bó bột bao lâu thì lành?
02/08/2021 | Bị gãy xương bổ sung nhiều canxi có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
28/07/2021 | Bác sĩ hướng dẫn sơ cứu gãy xương với từng trường hợp cụ thể
13/05/2021 | Dấu hiệu gãy xương và phương pháp điều trị hiệu quả

1. Hướng dẫn sơ cứu gãy xương đúng cách

Khi bị gãy xương, bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng như sau: Bị đau dữ dội ở vùng chấn thương, cảm giác đau ngày càng tăng lên khi bạn cử động, vùng bị thương có thể bị bầm tím hay biến dạng, máu chảy nhiều tại chỗ bị thương, xương chọc ra ngoài da,… Lúc này, người bệnh cần được sơ cứu gãy xương kịp thời và đúng cách. Cụ thể như sau: 

  • Cách sơ cứu khi nghi ngờ bệnh nhân bị chấn thương vùng cột sống cổ

Tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động chính là những nguyên nhân chủ yếu gây chấn thương vùng cột sống cổ. Trong trường hợp sơ cứu không đúng cách, bệnh nhân có thể bị đe dọa đến tính mạng hoặc có thể để lại di chứng nghiêm trọng trong tương lai.

Gãy xương cổ là chấn thương rất nguy hiểm

Gãy xương cổ là chấn thương rất nguy hiểm

 Cách sơ cứu như sau: 

+ Gọi đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ sơ cứu và di chuyển bệnh nhân.

+ Đỡ đầu và cổ nạn nhân, hướng dẫn bệnh nhân không nên cố vận động, đồng thời loại bỏ những vật cản xung quanh người người bệnh. Nới rộng cổ áo, lót một vòng đệm cổ cho bệnh nhân. 

+ Nên để bệnh nhân nằm ngửa, duỗi thẳng tay chân, không được gập vùng cổ. 

+ Kiểm tra tình trạng sức khỏe, dấu hiệu sinh tồn của người bệnh. 

+ Thực hiện các biện pháp cố định cột sống cổ cho người bệnh bằng cách dùng 2 bao cát hay viên gạch để chèn bên tai, giúp giữ thẳng cổ nạn nhân khi nằm. 

+ Trong trường hợp bệnh nhân bị chảy máu, cần áp dụng những biện pháp cầm máu như quấn băng quanh đầu người bệnh, đặc biệt cần giữ cố định đầu của người bệnh trong khi thực hiện cầm máu. 

+ Đối với những trường hợp nghi ngờ bị gãy xương cột sống cổ thì không vận chuyển bằng xe máy để tránh tình trạng chấn thương càng trở nên nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn tới tử vong hay di chứng bại liệt về sau. 

  • Sơ cứu chấn thương cột sống lưng hay thắt lưng

+ Để bệnh nhân nên một bề mặt cứng (tấm ván hoặc cáng) với chiều dài bằng chiều cao của người bệnh. Lưu ý trong quá trình di chuyển bệnh nhân không nên để cột sống người bệnh bị gấp để tránh tình trạng chấn thương nghiêm trọng hơn. 

+ Cố định cột sống cổ và thân người nạn nhân vào cáng và đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

+ Cầm máu cho bệnh nhân để tránh tình trạng mất máu quá nhiều gây sốc và đe dọa đến tính mạng của người bệnh. 

+ Đối với một số trường hợp nghiêm trọng, có thể cho bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau, truyền dịch và thở oxy. 

Bệnh nhân cần được sơ cứu gãy xương đúng cách và kịp thời

Bệnh nhân cần được sơ cứu gãy xương đúng cách và kịp thời

  •  Sơ cứu gãy xương chân, tay cho nạn nhân 

+ Dùng băng vô trùng hoặc mảnh quần áo sạch để cầm máu cho người bệnh bằng cách ép chặt lên vết thương.

+ Cố định vùng xương tay và chân bị gãy. 

+ Cầm máu cho bệnh nhân.

  •  Sơ cứu gãy xương khung chậu

+ Đặt nạn nhân nằm ngửa, chân duỗi thẳng, có thể dùng chăn hay gối kê dưới gối chân của người bệnh. 

+ Vòng băng to bản ở khung chậu, thực hiện băng số 8 xung quanh mắt cá chân và bàn chân, băng rộng bản ở vùng đầu gối của người bệnh. 

+ Lưu ý hướng dẫn bệnh nhân nằm bất động và di chuyển bệnh nhân nhẹ nhàng trên một tấm ván cứng hay cáng đến cơ sở y tế gần nhất. 

2. Phương pháp điều trị gãy xương

Gãy xương là một tai nạn xảy ra khá phổ biến. Đối với bệnh nhân gãy xương, tùy vào vị trí và mức độ tổn thương mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị gãy xương phù hợp. Mục đích của các phương pháp điều trị chính là đưa những mảnh xương gãy về đúng vị trí và ngăn di lệch trong suốt quá trình hình thành các tế bào xương mới và làm lành xương. 

Sơ cứu gãy xương

Bệnh nhân có thể được bó bột hoặc phẫu thuật để điều trị gãy xương

Đối với những trường hợp nhẹ, người bệnh có thể chỉ cần dùng thuốc giảm đau và nghỉ ngơi trong một thời gian để xương tự phục hồi. Bệnh nhân có thể được chỉ định bó bột hoặc đeo nẹp để cố định vùng xương bị gãy để giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi xương. 

Đối với những trường hợp nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như bệnh nhân bị gãy xương ở nhiều vị trí, hoặc ổ gãy bị di lệch, phần dây chằng xung quanh bị tổn thương hay tình trạng gãy xương có nguy cơ gây hại đến khớp thì bệnh nhân có thể phải mổ hở và cố định trong. Các bác sĩ có thể dùng đinh kim loại hoặc ốc vít vào phía trên và dưới phần xương gãy

Với những trường hợp phải cố định xương trong một thời gian dài, bệnh nhân có thể bị cứng và yếu cơ vùng cố định và vùng xung quanh. Một số phương pháp vật lý trị liệu có thể giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng này. Những bài tập phục hồi chứng năng sẽ giúp cơ bắp phục hồi và các khớp sớm vận động linh hoạt như ban đầu. 

Vật lý trị liệu để giúp các khớp vận động linh hoạt trở lại

Vật lý trị liệu để giúp các khớp vận động linh hoạt trở lại

Rất khó để phòng ngừa gãy xương nhưng bạn vẫn nên chú ý những điều sau: 

- Tăng cường sức mạnh của xương bằng cách thực hiện chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt nên bổ sung canxi với liều lượng phù hợp. 

- Khi chơi thể thao hoặc hoạt động thể chất, nên chọn giày vừa vặn với đôi chân. 

- Mang đồ bảo hộ nếu đi xe đạp, trượt tuyết hoặc chơi một số môn thể thao mạo hiểm. 

- Phòng tránh vấp ngã, đặc biệt với những trường hợp gia đình có người cao tuổi và trẻ nhỏ. 

- Nên tham gia những môn thể thao phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình, giúp xương chắc khỏe, dẻo dai. 

Trên đây là một số thông tin về sơ cứu gãy xương và một số phương pháp điều trị gãy xương. Để được các bác sĩ chuyên khoa Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn chi tiết hơn, bạn hãy gọi Tổng đài 1900 56 56 56. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp