Sinh thiết là một loại xét nghiệm phổ biến, được đánh giá là có tính chính xác cao trong việc chẩn đoán nhiễm trùng, ung thư,... Biết được cần chuẩn bị gì khi xét nghiệm sinh thiết sẽ giúp bạn có được một quá trình xét nghiệm nhanh chóng, thuận lợi và hiệu quả.
27/07/2021 | Giải đáp thắc mắc: Sinh thiết tủy xương có đau không? 21/07/2021 | Có những loại xét nghiệm sinh thiết nào và xét nghiệm sinh thiết có cần nhịn ăn không? 15/02/2021 | Kỹ thuật sinh thiết cổ tử cung và tầm quan trọng của nó
1. Sinh thiết là loại xét nghiệm như thế nào, có mục đích gì
1.1. Sinh thiết là xét nghiệm như thế nào
Sinh thiết là một loại xét nghiệm được thực hiện để kiểm tra các dấu hiệu của bệnh. Theo đó, người bệnh sẽ được lấy một mẫu mô hoặc tế bào nhỏ ở một khu vực nào đó trên cơ thể bị nghi ngờ nhiễm trùng, ung thư hoặc các vấn đề khác về sức khỏe. Mẫu bệnh phẩm sẽ được đưa đến phòng thí nghiệm để tìm kiếm tế bào có hại cho sức khỏe.
Xét nghiệm sinh thiết chủ yếu được dùng để kiểm tra và xác định bất thường về chức năng và cấu trúc ở một vùng nào đó của cơ thể. Cụ thể, nó sẽ được sử dụng để chẩn đoán:
Mô phỏng quá trình sinh thiết da
- Ung thư.
- Nhiễm khuẩn hoặc viêm chưa xác định được nguyên nhân.
- Xác định khối u lành hoặc ác tính.
2. Các loại sinh thiết đang được áp dụng hiện nay
2.1. Sinh thiết tủy
Ở trong một số xương lớn, nhờ có tủy xương mà các tế bào máu được sản xuất. Khi nghi ngờ có vấn đề về máu, bác sĩ sẽ chỉ định sinh thiết tủy xương. Kết quả của xét nghiệm này giúp chẩn đoán nhiễm trùng và các loại ung thư như: hạch, máu,... Ngoài ra, xét nghiệm còn giúp kiểm tra xem tế bào ung thư đã di căn đến xương chưa.
Khi lấy mẫu xét nghiệm, bác sĩ sẽ dùng một cây kim dài chèn vào xương hông rồi lấy tủy xương. Do không thể gây tê trong xương nên khi lấy mẫu, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức âm ỉ.
Đây là loại xét nghiệm sinh thiết được dùng để tiếp cận mô trong cơ thể với mục đích thu thập mẫu từ một số bộ phận cần thiết. Để làm xét nghiệm, bác sĩ sẽ lấy một ống nội soi có gắn camera nhỏ và đèn đồng thời dùng màn hình video để dễ dàng thu thập mẫu. Toàn bộ quá trình xét nghiệm diễn ra trong khoảng 5 - 20 phút và nếu chưa biết cần chuẩn bị gì khi xét nghiệm sinh thiết nội soi thì hãy chuẩn bị trước cho mình một tâm lý vững vàng vì bạn sẽ cảm thấy đau họng, đầy hơi hoặc hơi khó chịu bụng.
Tư thế sinh thiết tủy xương cho người bệnh
2.3. Sinh thiết kim
Loại xét nghiệm sinh thiết này dùng thu thập mẫu da hoặc mô có thể tiếp cận dễ dàng dưới da. Nó gồm có các loại kim khác nhau như kim lõi, kim nhỏ, tựa trục,... Tùy từng loại xét nghiệm mà bác sĩ sẽ sử dụng loại kim phù hợp.
2.4. Sinh thiết da
Khi nghi ngờ tổn thương, phát ban hay một tình trạng da nào đó chưa rõ nguyên nhân hoặc không đáp ứng với phác đồ điều trị thì sẽ làm xét nghiệm sinh thiết da. Người bệnh sẽ được gây tê cục bộ sau đó bác sĩ dùng dụng cụ sinh thiết để bấm lỗ nhỏ thông qua lớp trên cùng của da để lấy mẫu da đưa đến phòng thí nghiệm. Kết quả của xét nghiệm giúp xác định viêm mạch máu hoặc cấu trúc da, ung thư, nhiễm trùng,...
2.5. Sinh thiết phẫu thuật
Khi đã thực hiện một sinh thiết nào đó mà không hiệu quả hay có độ an toàn không cao hay mẫu xét nghiệm âm tính nhưng vẫn nghi ngờ bất thường thì bác sĩ sẽ chỉ định sinh thiết phẫu thuật. Theo đó, bệnh nhân sẽ được lấy mẫu bằng phẫu thuật truyền thống hoặc thông qua nội soi.
3. Cần chuẩn bị gì khi xét nghiệm sinh thiết
Biết được cần chuẩn bị gì khi xét nghiệm sinh thiết người bệnh sẽ chủ động hơn về tâm lý và thực hiện một số biện pháp cần thiết để kết quả xét nghiệm chính xác hơn.
3.1. Trước khi sinh thiết
Nếu bạn được yêu cầu sinh thiết, đừng lo lắng quá về những gì cần chuẩn bị trước khi làm xét nghiệm bởi tất cả sẽ được bác sĩ dặn dò kỹ càng. Cụ thể như việc nhịn ăn, dừng một số loại thuốc,... Nhiều người vì lo lắng không biết cần chuẩn bị gì khi xét nghiệm sinh thiết nên tâm lý hoang mang.
Bác sĩ dặn dò cặn kẽ để người bệnh biết cần chuẩn bị gì khi xét nghiệm sinh thiết
Đối với việc nhịn ăn, tốt nhất trước khi làm xét nghiệm sinh thiết, người bệnh nên nhịn ăn khoảng 5 - 6 giờ. Ngoài ra, người bệnh cũng cần cung cấp cho bác sĩ thông tin về loại thuốc mà mình đang sử dụng để bác sĩ xem xét, nếu cần, sẽ phải ngưng dùng một số loại thuốc trước khi sinh thiết để không ảnh hưởng đến quá trình thực hiện và kết quả của xét nghiệm. Cuối cùng, trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn sẽ phải ký vào đơn đồng ý làm xét nghiệm này.
3.2. Sau khi sinh thiết
Tại vùng lấy mẫu sinh thiết có thể sẽ bị khó chịu hoặc đau trong vòng vài ngày. Bác sĩ sẽ cân nhắc về việc dùng thuốc giảm đau nếu thấy cần thiết. Về việc cần chuẩn bị gì khi xét nghiệm sinh thiết xong thì bạn chỉ cần tạo cho mình một tâm lý thật thoải mái và tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ về chăm sóc vết thương là được.
Về kết quả sinh thiết, tùy từng trường hợp cụ thể mà thời gian nhận kết quả không giống nhau. Có trường hợp nhận kết quả ngay, có trường hợp tới vài giờ hoặc vài ngày mới có kết quả sinh thiết. Việc cần làm của bạn là kiên trì trong khoảng thời gian này. Khi có kết quả, bác sĩ sẽ giải thích cặn kẽ để bạn biết về kết quả xét nghiệm của mình.
Hầu hết các trường hợp sinh thiết không phải nội trú nên sau khi xét nghiệm, bạn có thể ra về ngay. Trường hợp phải lấy mẫu mô từ cơ quan nội tạng, phải gây mê toàn thân thì sẽ phải ở lại bệnh viện qua đêm.
Hoặc trường hợp mẫu sinh thiết lấy từ một cơ quan chính thì sau khi lấy mẫu xét nghiệm bạn sẽ cần nghỉ ngơi tại viện vài giờ rồi mới về nhà. Trường hợp sinh thiết niêm mạc hoặc cổ tử cung, sau xét nghiệm có thể xuất hiện tình trạng chảy máu âm đạo nhẹ nhưng không đáng lo.
Nhìn chung, nếu được yêu cầu làm loại xét nghiệm này thì không nên lo lắng quá về việc cần chuẩn bị gì khi xét nghiệm sinh thiết vì tất cả sẽ được bác sĩ dặn dò cẩn thận. Mặt khác, đây là loại xét nghiệm có rủi ro rất thấp nên người bệnh không cần phải hoang mang.
Tuy rủi ro trong quá trình xét nghiệm là rất thấp nhưng nó đòi hỏi tính chính xác cao trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Vì thế, người bệnh nên lựa chọn cơ sở y tế thực sự uy tín để làm xét nghiệm sinh thiết. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những gợi ý đáng để bạn lưu tâm. Tại đây có trung tâm xét nghiệm hàng đầu nước ta đạt chứng chỉ quốc tế ISO 15189:2012 và tiêu chuẩn CAP (College of American Pathologists) ngày 7/1/2022 cùng đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên đầu ngành với hàng chục năm kinh nghiệm nên đảm bảo xét nghiệm diễn ra nhanh chóng, an toàn và chính xác.